Bàn luận ý kiến sau: Đúng giờ là một cử chỉ đẹp
Đề bài: Bàn luận ý kiến sau: “Đúng giờ là một cử chỉ đẹp”
Bạn đang xem bài: Bàn luận ý kiến sau: Đúng giờ là một cử chỉ đẹp
Bài văn mẫu
Trong giao tiếp hàng ngày giữa cộng đồng, mõi người thường có một nét riêng nào đó, để lại ấn tượng sâu sắc, hoặc văn minh lịch sự, hoặc khiếm nhã, hoặc trang nhã, hoặc thô lỗ đáng chê…trước cặp mắt bàn dân thiên hạ. Tục ngữ có câu nói về ấn tượng trong giao tiếp: “Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần”. Lại có câu nói về cử chỉ, về chuyện đúng giờ:
"Đúng giờ là một cử chỉ đẹp"
Thế nào là cử chỉ? Thế nào là cử chỉ đẹp? – Cử chỉ là việc làm biểu lộ một thái độ nào đó. Cử chỉ đẹp biểu lộ một thái độ văn minh, lịch sự, một nhân cách văn hóa, một cách ững xử rất trang trọng, tự trọng, nhân văn, theo đạo lỹ và thuần phong mỹ tục của dân tộc. Ví dụ : lễ phép chào hỏi người mà mình gặp, nhường bước cho người lớn tuổi, người già; lên xa buýt nhường ghế cho phụ nữ mang thai, cho em nhỏ, cho người tàn tật, cho người già …
Trong học hành, trong lao động, trong hội họp, bất cứ ai cũng phải chấp hành đúng giờ, bởi lẽ “đúng giờ là một cử chỉ đẹp”; nếu không biết, hoặc thực hiện “không đúng giờ” là thiếu văn minh lịch sự, đáng chê trách.
Tại sao đúng giờ lại là một cử chỉ đẹp?
Ngày xưa, nhân dân ta sống và lao động theo tiếng gà gáy, theo bóng mặt trời. Gà gáy sáng thì ra đồng: “Lao xao gà gáy rạng ngày/ Vai vác cái cày, tay dắt con trâu/ Bước chân xuống cánh đồng sâu/ Mắt nhắm mắt mở, đuổi trâu ra cày …” (ca dao). Và khi “mặt trời xuống núi, bóng nhá nhem tối, vợ chồng bước vội về nhà”. “Hai sương một nắng” là nếp sống lao động cần cù của nhà nông xưa nay.
Không biết dân ta biết sống và làm ăn theo đồng hồ từ năm tháng nào? Ngày nay, nhân dân ta hầu như ai cũng sống, cũng sinh hoạt, cũng học hành , làm ăn theo đồng hồ, theo giờ giấc. Trường học, cơ quan, nhà máy, công sở … đều có nội quy. Tàu xe đi, đến, máy bay khởi hành, hạ cánh đều có lịch trình theo tuyến, hành khách phải đúng giờ. Hội họp, lễ tết, hội hè, hiếu hỉ … cũng có kế hoạch, có ngày tháng giờ giấc, người nào liên quan phải chấp hành, phải thực hiện đúng giờ giấc, không thể tùy tiện được.
Đúng giờ là một cử chỉ đẹp. Đẹp vì thể hiện một phong cách khoa học, đạo đức, văn minh, lịch sự. Trong trường học, chú bảo vệ đánh trống báo giờ học, giờ ra chơi, giờ tan học phải thật đúng giờ. Thầy cô giáo vào lớp, giảng dạy, hết bài, hết tiết học, phải đúng giờ, không thể vào muộn để học sinh ngồi chờ, không thể kéo dài lê thê tiết học. Nếu sai giờ là thiếu gương mẫu, đáng chê trách. Học sinh phải đi học đúng giờ, không nên học hành bữa đực bữa cái! Hội họp phải đúng lịch đúng giờ, không nên đăng đàn nói lan man “nói dài, nói dai, nói dại” để cử tọa phải chép miệng, ngáp vặt…và coi thường! Nhân viên đến cơ quan, công nhân vào nhà máy, ai cũng phải thực hiện nghiêm túc “8 giờ vàng ngọc” không nên tùy tiện “đi muộn về sớm”!
Đúng giờ là một cử chỉ đẹp thể hiện lòng tự trọng và biết tôn trọng mọi người. Ăn cơm, đi ăn cỗ mà đến muộn để mọi người phải ngồi chờ thì sao coi được! Đi họp mà đi muộn sẽ bị mọi người nhìn bằng cặp mắt coi thường.
Đúng giờ là một cử chỉ đẹp thể hiện một ý thức coi thì giờ quý như vàng bạc. Thời giờ trôi qua nhanh, thì giờ một đi không trở lại cho nên phải đúng giờ, không được lề mề, không được phung phí thì giờ. Có đúng giờ mới có thể tạo nên giá trị của cải vật chất và giá trị tinh thần. Những người đi họp chỉ vì “cái phong bao” thì họ chẳng quan tâm đến chuyện đúng giờ hay nội dung cuộc họp!
Tóm lại, đúng giờ là một cử chỉ đẹp thể hiện một nếp sống khoa học văn minh, biểu hiện một nhân cách văn hóa vừa biết tự trọng và coi thì giờ quý báu như vàng bạc.
Mỗi người trong chúng ta cần có ý thức và nếp sống đúng giờ, coi trọng “văn hóa đúng giờ” để học tập, làm ăn và sống gương mẫu.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 9