Văn mẫu lớp 10

Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành dễ nhớ, hay nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Hồi trống Cổ Thành.

Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành dễ nhớ, hay nhất

Bài giảng: Hồi trống cổ thành – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành

Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành

Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành

B. Tìm hiểu bài Sơ đồ tư duy Hồi trống Cổ Thành

I. TÁC GIẢ

– La Quán Trung(1330 – 1400).

– Tên La Bản, hiệu Hải Hồ tản nhân.

– Sống cuối Nguyên đầu Minh.

– Quê: Thái Nguyên, Sơn Tây cũ.

– Tính tình: cô độc, lẻ loi, thích ngao du.

– Chuyên sưu tầm và biên soạn dã sử.

→ Là người đầu tiên đóng góp xuất sắc cho trường phái tiểu thuyết lịch sử thời Minh Thanh.

II. TÁC PHẨM

1. Thể loại: Tiểu thuyết lịch sử chương hồi (120 hồi).

2. Vị trí đoạn trích: Trích hồi 28 – Tam quốc diễn nghĩa.

3. Tóm tắt đoạn trích

Quan Công tìm đến Cổ Thành gặp Trương Phi.Trương Phi kết tội bội nghĩa, múa xà mâu đâm Quan Công. Quan Công chém chết Sái Dương bên quân Tào Tháo để minh oan. Anh em đoàn tụ.

4. Giá trị nội dung:

+ Tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi.

+ Tình nghĩa gắn bó của ba anh em.

5. Giá trị nghệ thuật: Xây dựng không khí chiến trận, tính chất kể chuyện.

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả La Quán Trung(đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người,… ).

– Giới thiệu khái quát về bài “Hồi trống Cổ Thành” (vị trí, thể loại, giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật).

II.Thân bài

1. Nhân vật Trương Phi

* Khi nghe tin Quan Công đến.

– Hành động: “chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặt áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một ngàn quân đi tắt ra cửa Bắc”.

→ Hành động diễn ra nhanh, quyết liệt.

* Khi giáp mặt Quan Công.

– Hành động: “mắt trợn tròn xoe, râu hùm vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công (2 lần)”.

→ Thể hiện thái độ vô cùng giận dữ của Trương Phi.

– Nguyên Nhân được lập luận:

+ Mày bỏ anh → bất nghĩa.

+ Hàng Tào Tháo → bất trung.

+ Được phong hầu tứ tước.

+ Lại đến lừa em → bất nhân.

-Trương Phi kết luận về Quan Công: Thằng phụ nghĩa

→ Trương Phi dù có nóng giận nhưng ngay thẳng, là người biết giữ chữ tín và lòng trung.

* Khi hai chị và Tôn Càn khuyên.

– Không tin mà khẳng định Quan Công là thằng phụ nghĩa.

“Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ?”.

→ Khẳng định hai chị dâu bị Quan Công lừa.

– Khi Tôn Càn nói: “Mày cũng nói láo, nó đâu có bụng tốt, nó lại đây tất là để bắt ta đó”.

→ Là người cẩn trọng, không dễ tin lời người khác, nóng nảy và có phần thô tục.

* Khi Sái Dương xuất hiện:

– Làm tăng sự nghi ngờ của Trương Phi với Quan Công.

– Làm tăng tính hấp dẫn, kịch tính cho câu chuyện.

– Là yếu tố mở nút gỡ bỏ những hiểu lầm.

– Lời thách thức của Trương Phi phải được chứng minh bằng hành động.

→ Chi tiết này là sự xếp đặt của tác giả để mở lối thoát cho tác phẩm. Nhờ chi tiết này mà mọi hiểu lầm được gỡ bỏ và tạo sự hồi hộp, hấp dẫn cho lời kể.

* Khi Quan Công đã chém đầu Sái Dương.

– Trương Phi vẫn chưa tin hẳn.

– Hỏi kỹ tên lính bị bắt chuyện về Quang Công ở Hứa Đô → vẫn chưa tỏ rõ thái độ.

– Nghe lời kể của chị dâu → khóc, thụp lạy Vân Trường.

→ Biết nhận sai và sửa lỗi.

→ Là người ngay thẳng, nóng nảy, hơi thô lỗ nhưng cái đáng quý đáng trọng là trắng đen rõ ràng, biết giữ chữ tín, giữ lòng trung và phục thiện – là một hổ tướng của nước Thục sau này.

2. Nhân vật Quan Công

– Khi gặp Trương Phi: Quan Công vô cùng mừng rỡ “giao long đao, tế ngựa lại đón”.

– Khi bị Trương Phi hiểu lầm:

+ Luôn có thái độ điềm đạm, bình tĩnh để gỡ bỏ những hiểu lầm.

+ Gọi Trương Phi là “hiền đệ”, “em”.

+ Lời lẽ mềm mỏng “em không biết, ta cũng khó nói”.

+ Nhờ hai chị dâu giải thích hộ.

– Để minh oan: Chấp nhận thử thách, sẵn sàng hành động và dùng hành động để → chứng tỏ lòng trung.

– Chém Sái Dương khi chưa dứt một hồi trống của Trương Phi.

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật:

+ Nội dung:Xây dựng hình tượng các anh hùng thời tam quốc với những nét đẹp của lòng trung nghĩa, trọng chữ tín. Đặc biệt là nhân vật Trương Phi. Hồi trống chứa đựng linh hồn đoạn trích, đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.

+ Nghệ thuật:Sử dụng nhiều từ cổ, lối văn biền ngẫu, xây dựng nhân vật điển hình mang tính tượng trưng, tính cách nhân vật được bộc lộ qua hành động.

– Liên hệ tới ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Đề bài: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

“Hôm ấy, Tôn Càn theo lệnh Quan Công vào thành ra mắt Trương Phi, thi lễ xong, nói chuyện Huyền Đức đã bỏ Viên Thiệu sang Nhữ Nam, Vân Trường thì ở Hứa Đô vừa đưa hai phu nhân đến đây. Rồi mời Trương Phi ra đón.

Phi nghe xong, chẳng nói năng gì, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc. Tôn Càn thấy lạ nhưng không dám hỏi, cũng phải theo ra thành.

Quan Công trông thấy Trương Phi ra, mừng rỡ vô cùng, giao long đao cho Châu Thương cầm, tế ngựa lại đón. Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

Quan Công giật mình, vội tránh mũi mâu, hỏi:

– Hiền đệ cớ sao thế, há quên nghĩa vườn đào ru?

Trương Phi hầm hầm quát:

– Mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?

Quan Công nói:

– Ta làm sao mà bội nghĩa?

Trương Phi nói:

– Mày bỏ anh, hàng Tào Tháo được phong hầu phong tước, nay lại đến đây đánh lừa tao! Phen này tao quyết liều sống chết với mày.

(Trích Hồi trống Cổ Thành,SGK Ngữ văn 10,Trang 76,Tập II, NXBGD 2006)

1/ Nêu nội dung chính của văn bản? Phương thức biểu đạt chính của văn bản là gì?

2/ Chỉ ra và nêu hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ trong câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công.

3/ Qua văn bản, anh (chị) thấy Trương Phi có tính cách như thế nào ?

Trả lời:

1/ Nội dung chính của văn bản: Kể về việc Trương Phi đón Quan Công ở Cổ Thành sau thời gian xa cách.

– Phương thức biểu đạt chính của văn bản là tự sự.

2/ Câu văn: Trương Phi mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công sử dụng các biện pháp tu từ sau:

– Biện pháp tu từ so sánh: hò thét như sấm.

– Biện pháp tu từ liệt kê: mắt tròn xoe râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm.

Hiệu quả nghệ thuật biện pháp tu từ: làm tăng tính gợi hình, cụ thể hoá những hành động của Trương Phi, qua đó nhấn mạnh thái độ tức giận vì nghe Quan Công không còn trung tín, phản bội lời thề bỏ anh theo Tào Tháo, phụ nghĩa vườn đào.

3/ Trương Phi có tính cách:

– Là người nóng nảy nổi tiếng đến mức trở thành thành ngữ “Nóng như Trương Phi” : Nghe Tôn Càn vào báo tin bèn kéo quân ra cổng thành, không hỏi han gì mà lập tức “đâm ngay Quan Công”.

– Là người ngay thẳng, cương trực, không chấp nhận sự giả dối, quanh co, không khoan nhượng với cái xấu: Trương Phi không hiểu rõ tình cảnh Quan Công nên kết tội anh mình. Với Trương Phi, việc hàng Tào của Quan Công là biểu hiện của sự phản bội lời thề kết nghĩa vườn đào của ba anh em Lưu Bị, Quan Công, Trương Phi.

Bài phân tích

Đề bài: PHÂN TÍCH Ý NGHĨA CỦA HỒI TRỐNG TRONG “HỒI TRỐNG CỔ THÀNH”

“Hồi trống Cổ Thành” thuộc hồi thứ 28 kể lại diễn biến Quan Công gặp lại Trương Phi với nội dung hết sức gay cấn, hấp dẫn. Đoạn trích không chỉ hấp dẫn ở nội dung giàu kịch tính mà còn hấp dẫn bởi những chi tiết giàu ý nghĩa mà trước hết chính là chi tiết hồi trống.

Sau khi ba anh em Lưu – Quan – Trương rời bỏ Tào Tháo và bị Tào Tháo đuổi đánh khiến ba anh em mỗi người một ngả: Lưu Bị chạy về với Viên Thiệu, Trương Phi ở Cổ Thành, còn Quan Công vì phải bảo vệ chị dâu (vợ Lưu Bị) nên phải ở lại chỗ Tào Tháo, nhưng Quan Công chỉ hàng Hán chứ không hàng Tào và đưa ra điều kiện khi nghe tin anh mình là Lưu Bị ở đâu lập tức sẽ đi tìm anh ngay. Quan Công lên đường tìm Lưu Bị và trong quá trình ấy đã gặp lại Trương Phi. Khi hai anh em gặp lại nhau đã có biết bao biến cố xảy ra.

Khi gặp lại Quan Công, ngay lập tức Trương Phi khẳng định Quan Công là kẻ phản bội bởi: Tôi trung không bao giờ thờ hai chủ (Trung thần thà chịu chết không chịu nhục. Có lẽ đâu đại trượng phu lại thờ hai chủ). Bởi vậy, khi biết Quan Công ở doanh trại của Tào Tháo, Trương Phi đã có hành động vô cùng quyết liệt, dứt khoát: Phi nghe xong, chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp, vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa bắc với mục đích đánh lại Quan Công. Dù nhận được lời khuyên từ hai phu nhân và Tôn Càn, Trương Phi vẫn nhất quyết không tin. Hơn nữa Trương Phi còn thấy một toán quân của Tào, cho đó là Trương Phi đem quân đến để bắt mình. Hai hiểu lầm công gộp với nhau khiến cho mâu thuẫn ngày càng lớn và cần giải quyết. Trương Phi đã lựa chọn hình thức thử thách cho Quan Công, đó là sau ba hồi trống Quan Công phải giết được tướng Tào để chứng minh sự trong sạch của mình. Bởi vậy hồi trống này có nhiều ý nghĩa.

Đối với Trương Phi đây là hồi trống có ý nghĩa thách thức Quan Công, đặt Quan Công vào thử thách buộc phải vượt qua để minh chứng cho sự trong sạch của bản thân. Cũng cần lưu ý số hồi trống mà Trương Phi đưa ra cho Quan Công là ba hồi, tại sao là ba hồi chứ không phải ít hơn hay nhiều hơn. Ta biết rằng, Trương phi là con người hết sức nóng nảy, bởi vậy nếu là năm hồi sẽ quá lâu và Trương Phi không thể kiên nhẫn chờ đợi. Còn nếu là một hồi thì lại quá ít khiến Quan Công bị đặt vào tình thế khó có thể chứng minh. Như vậy, ba hồi là hợp lí nhất, là thời gian vừa đủ để Quan Công minh chứng mình trong sạch, đồng thời ba hồi cũng thể hiện hi vọng, mong muốn của Trương Phi đối với Quan Công.

Còn đối với Quan Công đây là hồi trống minh oan. Khi nhận được yêu cầu của Trương Phi, Quan Công lập tức đồng ý ngay, bởi Quan Công hiểu rất rõ tính cách của Trương Phi, nếu không minh chứng được thì mãi mãi Trương Phi không công nhận sự trong sạch của Quan Công. Quan Công là người tự ra điều kiện để lấy lại lòng tin của Trương Phi, chém đầu Sái Dương, chấp nhận thêm điều kiện về thời gian của Trương Phi, nhanh chóng thực hiện. Sái Dương là tướng giỏi của Tào Tháo. Dưới trướng Tào Tháo, Sái Dương là người duy nhất không phục Quan Công. Tần Kì – một người trong số 6 tướng bị Quan Công giết lại là cháu ngoại của Sái Dương. Khi Tào Tháo không đồng ý cho đi giết Quan Công thì Sái Dương vẫn nhất quyết đi. Bởi vậy lựa chọn giết Sái Dương là lựa chọn đúng đắn nhất. Ngoài ra, để tăng sức thuyết phục với Trương Phi, Quan Công còn bắt một tên lính Tào, kể lại đầu đuôi cho Trương Phi hiểu. Quan Công là người trung nghĩa, tài năng, khôn khéo, bình tĩnh, gỡ được tình thế khó khăn.

Sau những thử thách đó họ đã nhận ra nhâu. Bởi vậy, hồi trống còn mang ý nghĩa là hối trống đoàn tụ. Sau khi nghe những lời chị dâu kể về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ lời chị dâu về vô vàn những khó khăn mà Quan Công phải trải qua để bảo vệ chị dâu. Bởi vậy, Trương Phi đã quỳ xuống và khóc. Hành động đó cho thấy niềm thương anh sâu sắc cũng như sự ân hận khi đối xử tệ bạc với anh.

Với chi tiết nghệ thuật đắc ắc, giùa ý nghĩa, hồi trống không chỉ cho thấy tình cảm sâu nặng mà Trương Phi dành cho Quan Công mà còn cho thấy sự bình tĩnh, bản lĩnh tự tin của Quan Công để minh chứng sự trong sạch của mình. Đồng thời chi tiết cũng cho thấy tài năng nghệ thuật bậc thầy của tác giả.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 10

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button