Văn mẫu lớp 10

Sơ đồ tư duy Trao duyên dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Trao duyên dễ nhớ, hay nhất

Sơ đồ tư duy Trao duyên dễ nhớ, hay nhất

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức, nội dung các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn 10, chúng tôi biên soạn bài viết Sơ đồ tư duy Trao duyên dễ nhớ, hay nhất với đầy đủ các nội dung như tìm hiểu chung về tác phẩm, tác giả, bố cục, dàn ý phân tích, bài văn mẫu phân tích, …. Hi vọng qua Sơ đồ tư duy Trao duyên sẽ giúp học sinh nắm được nội dung cơ bản của bài Trao duyên.

Bạn đang xem bài: Sơ đồ tư duy Trao duyên dễ nhớ, hay nhất

Bài giảng: Trao duyên – Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

A. Sơ đồ tư duy Trao duyên

Sơ đồ tư duy Trao duyên

Sơ đồ tư duy Trao duyên

B. Tìm hiểu bài Sơ đồ tư duy Trao duyên

I. TÁC GIẢ

– Nguyễn Du (1765- 1802).

– Quê cha ở Hà Tĩnh, quê mẹ ở Bắc Ninh, sinh tại Thăng Long”tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.

-Gia đình có truyền thống khoa bảng, văn hóa, văn học.

– Sống trong thời đại XHPK khủng hoảng.

– Cuộc đời gặp nhiều sóng gió.

– Là thiên tài văn học, nhà nhân đạo chủ nghĩa, danh nhân văn hóa.

II. TÁC PHẨM

1.Vị trí đoạn trích

+ Thuộc phần 2 của tác phẩm: “Gia biến và lưu lạc”.

+ Từ câu 723- 756.

2. Bố cục:3 phần

+ P1 (12 câu đầu): Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

+ P2 (14 câu tiếp): Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.

+ P3 (8 câu còn lại): Tâm trạng đau đớn, tuyệt vọng của Thúy Kiều.

3. Giá trị nội dung

Bi kịch tình yêu, thân phận bất hạnh và sự hi sinh quên mình của Kiều vì hạnh phúc của ng­ười thân qua lời “trao duyên” đầy đau khổ.

4. Giá trị nghệ thuật

– Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật, sử dụng thành công lời độc thoại nội tâm .

DÀN Ý PHÂN TÍCH

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giảNguyễn Du (đôi nét về tiểu sử, tài năng, con người, sáng tác chính,… ).

– Giới thiệu khái quát về đoạn trích “Trao duyên” (vị trí đoạn trích, giá trị nội dung, nghệ thuật).

II. Thân bài

1. Mười hai câu đầu:Thúy Kiều tìm cách thuyết phục, trao duyên cho Thúy Vân.

* 2 câu đầu: Hoàn cảnh đặc biệt khác thường.

Cậy→ nhờ cậy (cậy- thanh trắc→ âm điệu nặng nề gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói; nhờ – thanh bằng)

→ tin cậy: tin tưởng.

→ trông cậy: hàm ý hi vọng tha thiết của một lời trăng trối, có ý tựa nương, gửi gắm, vật nài, tin tưởng nơi quan hệ ruột thịt. Nàng dùng từ này vì việc nàng cậy nhờ vừa đột ngột vừa rất quan trọng với cả hai người.

Chịu→ nhận (tự nguyện) → nài ép, bắt buộc, không nhận không được.

Lạy→ thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc với người mình hàm ơn.

Thưa→ thái độ kính cẩn, trang trọng.

Hoàn cảnh đặc biệt khác thường: Kiều là người phiền lụy, mang ơn chính người em gái ruột của mình.

* 10 câu tiếp:

Tương tư: tình yêu nam nữ; “gánh tương tư”” người xưa xem tình yêu là một gánh nghĩa vụ, gánh nặng, chữ tình đi liền với chữ nghĩa, giữa những người yêu nhau có mối duyên tiền định, sẵn có từ kiếp trước.

Câu 3: Sự dang dở, tình yêu tan vỡ.

Mối tơ thừa – mối tình duyên Kim – Kiều:

→ cách nói nhún mình.

→ trân trọng với Vân vì nàng hiểu sự thiệt thòi của em.

Mặc em→ phó mặc, ủy thác → vừa có ý mong muốn vừa có ý ép buộc Thúy Vân phải nhận lời.

→ Câu 3- 4: Thúy Kiều mong muốn, ép buộc Thúy Vân thay mình nối duyên cùng Kim Trọng.

– Câu 5 → 8: Kể lại vắn tắt câu chuyện tình yêu của Kiều – Kim.

– Câu 9 →12: Lời thuyết phục Thúy Vân của Kiều.

+ Ngày xuân→ phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ → tuổi trẻ.

Lí do thứ nhất: Thúy Vân còn trẻ.

+ Tình máu mủ→ tình cảm chị em ruột thịt.

+ Lời nước non→ lời nguyện ước trong tình yêu.

Lí do thứ hai: Viện đến tình cảm chị em ruột thịt, Kiều mong Vân thay mình trả nghĩa với chàng Kim.

+ Thành ngữ “thịt nát xương mòn”, “ngậm cười chín suối”“chỉ cái chết.

Lí do thứ ba: Được vậy thì Kiều có chết cũng được mãn nguyện, thơm lây vì em đã giúp mình sống trọn nghĩa với chàng Kim.

Phẩm chất của Thúy Kiều:

+ Sắc sảo khôn ngoan.

+ Luôn nghĩ đến người khác hơn cả bản thân mình → đức hi sinh, lòng vị tha.

2. Mười bốncâu tiếp:Thúy Kiều trao kỉ vật cho em và dặn dò em.

* Câu 13 – 14:

– Thúy Kiều trao kỉ vật tình yêu cho Thúy Vân:chiếc vành, bức tờ mây.

→ Với người ngoài cuộc: không có giá trị vật chất đáng kể.

→ Với Thúy Kiều: quý giá, gợi tình cảm sâu nặng, lời thề ước thiêng liêng của Kim – Kiều.

Của chung→ của Kim, Kiều.

→ nay còn là của Vân → tiếc nuối, đau đớn.

→ Kiều chỉ có thể trao duyên (nghĩa) nhưng tình không thể trao.

Của tin: phím đàn, mảnh hương nguyền → những vật gắn bó, gợi tình yêu Kim- Kiều.

Trao kỉ vật cho em, lí trí Kiều bảo phải trao nhưng tình cảm thì muốn níu giữ. Biết bao giằng xé trong hai chữ “của chung” ấy. Biết bao tiếc nuối, đớn đau. Nàng tự nhận mình là “người mệnh bạc” – người có số phận bất hạnh. Nàng chỉ có thể phó thác cho Vân việc nối mối duyên dang dở với Kim Trọng để trả nghĩa cho chàng chứ không thể trao tình yêu. Nên sau khi trao kỉ vật, trao duyên rồi nhưng nàng không tìm được sự thanh thản. Nàng coi mình như đã chết.

* Câu 15-24:

– Cảnh sum họp của Kim Trọng – Thúy Vân »« Linh hồn cô độc, bất hạnh của Thúy Kiều.

→ tình yêu thủy chung, mãnh liệt.

→ ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của Thúy Kiều.

Ngày xưa→ thời gian quá khứ xa xôi → thời gian tâm lí, chia cuộc đời Kiều làm hai mảng đối lập:

Quá khứ »« Hiện tại

Hạnh phúc, tươi đẹp Chia li, tan vỡ đột ngột

→ Quá khứ đã trở thành ảo ảnh vô cùng xa xôi.

– Hàng loạt những từ nói về cái chết: hồn, nát thân bồ liễu, dạ đài, thác oan“nỗi đau đớn tuyệt vọng và dự cảm tương lai bất hạnh của Kiều.

“Mất người … thác oan” → Kiều vẽ ra viễn cảnh tương lai đối lập giữa một bên là cảnh sum vầy của Kim Trọng – Thúy Vân với một bên là linh hồn cô độc, bất hạnh của nàng. Vậy là dù có chết nàng vẫn không quên được mối tình với chàng Kim. Nói cách khác đó là một tình cảm bền chặt, thủy chung, mãnh liệt. Nàng ý thức ngày càng rõ hơn về bi kịch của mình nên đã chuyển từ đối thoại sang độc thoại nội tâm. Trong khi dự cảm về viễn cảnh tương lai mình phải chết oan, chết hận, hồn tả tơi bay vật vờ trong gió, không siêu thoát được, nhưng vẫn mang nặng lời thề, Kiều như càng dần quên sự có mặt của em để độc thoại.

3. Tám câu cuối: Tâm trạng đau đớn của Thúy Kiều sau khi trao duyên cho em.

– Ý thức về hiện tại: Bây giờ

+ Trâm gãy bình tan.

+ Phận bạc như vôi.

+ Nước chảy, hoa trôi.

→ Những thành ngữ chỉ sự tan vỡ, dở dang, bạc bẽo, trôi nổi của tình duyên và số phận con người.

– Hàng loạt các câu cảm thán:

→ Tình yêu mãnh liệt »« Sự chia biệt vĩnh viễn.

→ Nỗi đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng.

– “Người mệnh bạc”(phần trên) → người phụ bạc.

– “Lạy” (lạy tình quân) → tạ lỗi → vĩnh biệt.

– Hai lần gọi tên Kim Trọng → tức tưởi, nghẹn ngào, đau đớn đến mê sảng.

→ Kiều quên đi nỗi đau của mình mà nghĩ nhiều đến người khác → đức hi sinh cao quý.

8 câu cuối, Kiều chuyển hẳn sang độc thoại nội tâm mang tính chất đối thoại với người vắng mặt (Kim Trọng). Hàng loạt các câu cảm thán gợi tình yêu mãnh liệt nhưng sự chia biệt là vĩnh viễn. Bi kịch càng lên cao, Kiều càng đau đớn, tuyệt vọng đến mê sảng, quên cả ý tứ để chuyển sang nói với người vắng mặt là chàng Kim.

Thúy Kiều từ chỗ nhận mình là người mệnh bạc, giờ lại tự nhận là người phụ bạc chàng Kim. Vì vậy, đang độc thoại, nàng quay sang đối thoại tưởng tượng với Kim Trọng, gọi tên chàng trong đớn đau đến mê sảng. Cái lạy ở đây khác với cái lạy ở phần đầu. Kiều nhận tất cả lỗi về mình nhưng nào nàng có lỗi gì … Những dòng tiếp đoạn trích này, chúng ta còn thấy nàng đau đớn, tuyệt vọng đến ngất đi: “Cạn lời hồn ngất máu say/ Một hơi lặng ngắt, đôi tay giá đồng”…

III. Kết bài

– Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật.

+ Nội dung:Vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều thể hiện qua nỗi đau đớn khi duyên tình tan vỡ sự hi sinh đến quên mình vì hạnh phúc của người thân.

+ Nghệ thuật:Miêu tả tinh tế diễn biến tâm trạng nhân vật. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm sinh động.

IV. MỘT SỐ CÂU HỎI ĐỌC HIỂU VÀ BÀI PHÂN TÍCH

Câu hỏi:Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“…Cậy em, em có chịu lời,

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.

Giữa đường đứt gánh tương tư,

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Kể từ khi gặp chàng Kim,

Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.

Sự đâu sóng gió bất kỳ,

Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai…”

(Trao duyên – Trích Truyện Kiều,Nguyễn Du, Ngữ văn 10, Tập hai).

Câu 1: Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên?

Câu 2: Thúy Kiều đã dùng những từ ngữ nào để thuyết phục Thúy Vân? Giải thích ý nghĩa của các từ ngữ đó?

Câu 3: Em có suy nghĩ gì về tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên”?

Trả lời:

Câu 1: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng và kể cho Thúy Vân nghe về mối tình của mình.

Câu 2: Các từ ngữ được sử dụng: cậy, lạy, thưa.

Từ cậy: thể hiện niềm tin tuyệt đối vừa nhờ cậy, vừa tin cậy, sựu nài ép, bắt buộc người nghe không thể từ chối.

Từ lạy, thưa: thể hiện thái độ kính cẩn với người bề trên hoặc người mình mang ơn.

→Các từ ngữ đều mang sắc thái trang trọng.

Câu 3: Qua đoạn trích ta thấy tâm trạng của Thúy Kiều vô cùng đau khổ khi trao duyên cho em. Tâm trạng ấy có sự đau đớn, tuyệt vọng vừa có sự nuối tiếc khi phải từ bỏ tình yêu với Kim Trọng – người mà Kiều đã thề nguyền yêu thương mãi mãi.

Bài phân tích

Đề bài:Phân tích đoạn trích “Trao duyên” của Nguyễn Du.

Bài làm

Duyên phận là của trời cho, không được cưỡng cầu và càng không nên ép buộc, nhờ vả. Thế nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” (Truyện Kiều) của Nguyễn Du đã cho mình cái đặc quyền đi “nhờ”, “cậy” duyên như vậy. Tác giả đã phân tích thành công tâm trạng chua xót, đầy đớn đau của Thúy Kiều khi phải trao mối duyên đầu với Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Một nghịch cảnh trớ trêu, bất hạnh.

Đã gọi là duyên thì đến rất tự nhiên, đi tìm cũng không được, duyên đến thì giữ, duyên đi thì buông tay. Đó là duyên phận của mỗi người, mỗi cuộc đời khi gặp gỡ nhau. Trong tình yêu thì chữ ‘duyên” này càng lớn lao và quan trọng. Nhưng Thúy Kiều trong đoạn trích “Trao duyên” đã phải mang chữ duyên của mình gửi nhờ một người khác.

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

“Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa”

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chị, sẽ không có chuyện “thưa”, “lạy” Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ “cậy” là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

“Giữa đường dứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.”

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ ‘cậy”, nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buôc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng manh nhưng rất mực hiếu thảo. “Gánh tương tư” đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù “trao duyên” cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.

Thúy Kiều đã rất khéo léo khi ‘cậy” duyên em gái, đã đem chuyện máu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:

“Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương tan

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”

Thúy Kiều và Thúy vân đều đang “đến tuổi cập kề’ nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân “ngày xuân em còn dài”, có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn “ngậm cười chín suối”. Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

“Trao” đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để đi, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.

Và dường như cái chết càng hiển rõ nét trong những lời nói của Kiều:

“Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rảy xin chén nước cho người thác oan.”

Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.

Đoạn trích “Trao duyên” thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 10

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button