Giáo dục

Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

Đề bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

nghi luan xa hoi 200 chu ve tinh than trach nhiem va thoi vo trach nhiem

Bạn đang xem bài: Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

I. Dàn ý Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về vấn đề cần nghị luận: tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

2. Thân đoạn

* Giải thích:

– “Tinh thần trách nhiệm”: có ý thức tự giác, hoàn thành tốt nhiệm vụ, công việc được giao, bổn phận của mình, làm việc có tâm.
– “Thói vô trách nhiệm”: không có ý thức về hành động, hành vi và việc làm của mình, luôn cẩu thả, đùn đẩy trách nhiệm về người khác.

* Bàn luận:

– Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm: trách nhiệm với gia đình, công việc, học tập và trách nhiệm với chính bản thân mình.

– Biểu hiện của thói vô trách nhiệm: không có ý thức hoàn thành công việc, nhiệm vụ được giao, bản thân yếu kém sai sót nhưng ỷ lại và đổ lỗi cho người khác…
+ Ý nghĩa của tinh thần trách nhiệm: giúp con người tự lập, trưởng thành, tạo dựng lòng tin, sự uy tín và ấn tượng trong mọi người.
+ Tác hại của thói vô trách nhiệm: mất lòng tin từ mọi người, nhanh chóng bị đào thải, loại trừ.

– Bài học nhận thức và hành động: rèn luyện tinh thần trách nhiệm trong mọi hoàn cảnh, mọi vấn đề.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vấn đề

II. Những Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm

1. Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm, mẫu 1 (Chuẩn)

Nếu như tinh thần trách nhiệm là dòng chảy phù sa khiến cho mảnh đất xã hội thêm màu mỡ, cây cối tốt tươi thì thói vô trách nhiệm là dòng nước xâm nhập mặn làm cho đất đai nhiễm mặn, cây cối chết khô. Trong xã hội luôn có những người với tinh thần trách nhiệm cao, họ ý thức được bổn phận của mình, tự giác làm việc, tự giác học hành, tự giác chăm sóc bản thân. Nhưng lại có thành phần vô trách nhiệm, họ luôn hờ hững, cẩu thả với công việc được giao, làm việc qua loa, đối phó làm ảnh hưởng đến công việc chung. Nếu như người có trách nhiệm luôn chủ động, tự giác và quan tâm đến phần việc của mình thì người vô trách nhiệm lại làm việc vô tâm, hờ hững, không quan tâm thành quả công việc đạt được đến đâu, nếu có sai sót lại đổ lỗi cho người khác. Tinh thần trách nhiệm rất đáng quý và luôn được coi trọng, người có tinh thần trách nhiệm luôn được tin tưởng, trọng dụng. Ngược lại, thói vô trách nhiệm chỉ khiến mọi người ghét bỏ, bài trừ và không thể thành công cũng như thăng tiến trong cuộc sống. Nhìn nhận từ vấn đề này, bản thân học sinh chúng ta trước hết phải có trách nhiệm với gia đình, làm tròn bổn phận là con là cháu mà yêu thương, vâng lời ông bà bố mẹ. Đồng thời phải biết tự giác học hành, tự lập và lo cho bản thân cũng như định hướng tương lai của mình.

2. Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm, mẫu 2 (Chuẩn)

Ngày nay tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm luôn được đưa ra để nhìn nhận, đánh giá một con người về cả nhận thức và đạo đức. “Tinh thần trách nhiệm” đó là việc tâm huyết, hết mình khi làm một công việc nào đó. Người có tinh thần trách nhiệm luôn cố gắng, tự giác và hướng đến thành quả tốt. Trái ngược với tinh thần trách nhiệm là thói vô trách nhiệm, đó là những là hành vi, lối sống tiêu cực, vô trách nhiệm là sự đùn đẩy, trốn tránh, ngó lơ bổn phận và nhiệm vụ được giao. Biểu hiện của tinh thần trách nhiệm không ở đâu xa, ngay trong cuộc sống hàng ngày, phận làm con có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc và vâng lời cha mẹ, phận học sinh có trách nhiệm học tập và rèn luyện. Còn có thể thấy, vô trách nhiệm vẫn hiện diện xung quanh như con cái bỏ ngoài tai lời cha mẹ dạy, ăn chơi lêu lổng, bỏ học, sa ngã vào những tệ nạn xã hội, đó không chỉ là vô trách nhiệm với người thân, gia đình mà còn vô trách nhiệm với chính bản thân mình. Mỗi người hãy tự nhìn nhận lại bản thân mình, nếu đã từng sống vô trách nhiệm hãy biết cách sửa chữa và củng cố tinh thần trách nhiệm trong con người mình.

3.Nghị luận xã hội 200 chữ về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm, mẫu 3 (Chuẩn)

Tinh thần trách nhiệm và vô trách nhiệm là hai nét tính cách đối lập bên trong con người. Nếu tinh thần trách nhiệm là việc tự giác, nỗ lực để hoàn thành tốt những công việc thuộc trách nhiệm của mình thì thói vô trách nhiệm lại là việc hời hợt, cẩu thả, không để tâm đến công việc được giao, đùn đẩy trách nhiệm cho người khác. Trong công việc, tinh thần trách nhiệm là khi người ta dám đương đầu với khó khăn, thử thách để vươn lên, dám chịu mọi hậu quả do chính mình gây ra. Ngược lại người vô trách nhiệm là người vô tâm với mọi nhiệm vụ, bổn phận và công việc của mình. Những người có tinh thần trách nhiệm chắc chắn sẽ luôn được tín nhiệm, trân trọng và chính họ cũng nhận lại cho mình nhiều giá trị tốt đẹp, ngược lại những kẻ sống vô trách nhiệm chẳng sẽ tạo ra những gánh nặng cho xã hội, sớm muộn nếu không tìm cách khắc phục và thay đổi cũng sẽ bị xã hội loại trừ, tẩy chay.

—————–HẾT—————–

Dạng đề văn nghị luận ngắn 200 chữ ngày càng phổ biến và xuất hiện khá phổ biến trong các đề thi THPT Quốc Gia. Việc ôn luyện các đề văn này sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức và kỹ năng viết văn nghị luận. Cùng tham khảo các bài dưới đây: Nghị luận xã hội 200 chữ về bạo lực học đường, Nghị luận xã hội 200 chữ bàn về đức tính khiêm tốn, Nghị luận xã hội 200 chữ về nơi dựa của mỗi con người trong cuộc đời, Nghị luận xã hội 200 chữ về câu nói: Thất bại là mẹ của thành công.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button