Tổng hợp

Tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến món ăn

Chế biến là giai đoạn rất quan trọng trước khi thức ăn được đưa vào sử dụng. Có nhiều hình thức chế biến để tạo nên các món ăn khác nhau, góp phần làm phong phú cho nền văn hóa ẩm thực. Vậy đâu là tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến? Làm thế nào để biết món ăn đã đạt đúng chất lượng sau khi chế biến hay chưa? Những ghi chú dưới đây sẽ giúp quá trình nấu ăn của bạn trở nên hiệu quả hơn rất nhiều đấy.

Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt

Chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt là làm cho thực phẩm được chín ở nhiệt độ và thời gian thích hợp để dễ hấp thụ và thơm ngon hơn.

Bạn đang xem bài: Tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến món ăn

Làm chín thực phẩm trong nước

Luộc

Luộc là cách làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Tùy theo yêu cầu của món ăn và loại thực phẩm, có thể cho thực phẩm vào lúc nước lạnh, nước ấm hoặc nước sôi.

yêu cầu thành phẩm phương pháp chế biến món ăn

Luộc là cách làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian đủ để thực phẩm chín mềm. Nguồn: Internet

Với phương pháp này, yêu cầu là nước luộc trong, thịt chín mềm, không dai và không nhừ. Bên cạnh đó, với các rau củ thì cần luộc chín tới, rau thì cần có màu xanh, còn củ quả có bột phải chín bở hoặc chín dẻo mới được xem là đạt yêu cầu.

Nấu

Nấu là phương pháp làm chín thực phẩm trong môi trường nước. Khi nấu thường phối hợp nguyên liệu động vật và thực vật hoặc nấu riêng từng loại, có thêm gia vị. Thực phẩm sau khi nấu cần phải chín mềm, và không dai hay bở, nát. Bên cạnh đó, màu sắc cũng cần bắt mắt nếu muốn món ăn thêm phần hấp dẫn.

Kho

Kho là cách làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà. Một món kho đúng chuẩn thì thịt phải mềm, nhừ nhưng không nát. Bên cạnh đó, nước kho cần phải ít, hơi sánh và có mùi vị đặc trưng từ các nguyên liệu của món ăn.

món kho thịt phải mềm nhưng không nát

Một món kho đúng chuẩn thì thịt phải  mềm, nhừ nhưng không nát. Nguồn: Internet

Làm chín thực phẩm bằng hơi nước

Hấp là phương pháp làm chín thực phẩm quen thuộc bằng hơi nước nóng. Đây là phương pháp vô cùng phổ biến, đơn giản với những yêu cầu thành phẩm như thực phẩm chín mềm, ráo nước hoặc rất ít nước. Ngoài ra, việc cố gắng giữ lại màu sắc đặc trưng của món ăn sau khi hấp cũng là một điểm cộng cho món ăn của bạn.

Phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa dưới, mà thường là than củi. Khi thực hiện phương pháp này, bạn cần nướng hai bên mặt của thực phẩm cho đến khi vàng và chín đều, không dai. Lưu ý, tránh để thực phẩm bị khét để không ảnh hưởng đến mùi vị cũng như thẩm mỹ của món ăn sau khi nướng.

Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo

Rán/Chiên

Rán/Chiên là làm chín thực phẩm trong một lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa, trong khoảng thời gian đủ làm chín thực phẩm. Tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến này chính là thực phẩm cần giòn, xốp, ráo mỡ và chín kĩ. Hơn thế nữa, món ăn sau khi chiên/rán sẽ có được hương vị thơm ngon khi có lớp màu vàng nâu bao quanh, không cháy sém hay vàng non.

Rang

Rang là phương pháp làm chín thực phẩm với một lượng rất ít chất béo hoặc không cần chất béo, đảo đều trong chảo, lửa vừa đủ để thực phẩm chín từ ngoài vào trong. Với cách chế biến này, chỉ cần bạn chú ý cho thực phẩm khô và dậy lên mùi thơm là đã thành công rồi đấy!

Xào

Đây là phương pháp làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, có sự kết hợp giữa thực phẩm thực vật và động vật hoặc riêng từng loại, đun lửa to trong thời gian ngắn. Để có một món xào ngon, thành phẩm của bạn cần phải chín mềm, không dai hay quá cứng, quá mềm. Bên cạnh đó, nên còn lại ít nước sau khi xào, nước xào hơi sệt và giữ được màu sắc tươi ngon của thực phẩm.

món xào phải chín mềm không dai

Để có một món xào ngon, thành phẩm của bạn cần phải chín mềm, không dai hay quá cứng, quá mềm. Nguồn: Internet

Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Trộn dầu giấm

Trộn dầu giấm là cách làm cho thực phẩm giảm bớt mùi vị chính (thường là mùi hăng) và ngấm các gia vị khác, tạo nên món ăn ngon miệng. Nếu món ăn giữ được độ tươi của rau, không bị nát với vị chua dịu pha chút ngọt và béo là bạn đã thành công. Ngoài ra, món trộn dầu giấm cũng cần thơm mùi gia vị và không còn mùi hăng ban đầu.

Trộn hỗn hợp

Đây là cách trộn các thực phẩm đã được sơ chế hoặc làm chín bằng các phương pháp khác, kết hợp với các gia vị tạo thành món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, được nhiều người ưa thích. Món này thường được dùng vào đầu bữa ăn. Ở cách chế biến này, thành phẩm cần giòn, ráo nước với màu sắc hấp dẫn. Hơn thế nữa, khi dung hòa đầy đủ vị chua, cay, mặn, ngọt, món trộn hỗn hợp của bạn sẽ trở nên vô cùng hoàn hảo.

Muối chua

Cuối cùng, muối chua là cách làm thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu của thực phẩm. Với những đầu bếp, một món muối chua đạt chuẩn sẽ đảm bảo độ giòn của nguyên liệu, mùi thơm đặc biệt của thực phẩm lên men với vị chua dịu, vừa ăn.

phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

Muối chua là cách làm thực phẩm thực vật lên men vi sinh trong một thời gian cần thiết, tạo thành món ăn có vị khác hẳn vị ban đầu. Nguồn: Internet

Để có thể trở thành một người nấu ăn giỏi, thành thạo kỹ năng ngành bếp, tiêu chuẩn yêu cầu thành phẩm của phương pháp chế biến là điều vô cùng quan trọng mà bạn cần lưu ý. Bên cạnh đó, để có thể “biến hóa” được nhiều món ăn đa dạng từ những phương pháp cơ bản trên, bạn hãy điền ngay vào form bên dưới hoặc liên hệ đến tổng đài 1800 6552 (miễn phí cước gọi) để được tư vấn nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button