Bản đồ Miền Trung hay bản đồ các tỉnh tại miền Trung Việt Nam, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình chi tiết thuộc địa bàn miền Trung Việt Nam.
Chúng tôi Cmm.edu.vn tổng hợp thông tin Bản đồ miền Trung Việt Nam từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.
Bạn đang xem bài: Bản đồ miền Trung Việt Nam khổ lớn mới nhất
Sơ lược về miền Trung Việt Nam
Lãnh thổ nước ta trải dài từ Bắc xuống Nam và được chia làm 3 miền địa lý là Miền Bắc (Bắc Bộ), Miền Trung (Trung Bộ), và Miền Nam (Nam Bộ). Trong đó
Miền Trung Việt Nam hay còn gọi là Trung Bộ bao gồm các tỉnh duyên hải từ Thanh Hóa tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên. Có 1 thành phố trực thuộc trung ương là TP Đà Nẵng. Miền Trung chia làm gồm 3 khu vực cơ bản là Bắc Trung Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ. Cụ thể
- Bắc Trung Bộ gồm 6 tỉnh: Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
- Duyên hải Nam Trung Bộ gồm 7 tỉnh và 1 thành phố: Tp. Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Miền Trung cơ bản có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp
+ Vị trí: Miền Trung là một trong ba vùng của nước ta, được bao bọc bởi những dãy núi chạy dọc bờ phía Tây và sườn bờ biển phía Đông, vùng có chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹp nhất Việt Nam (khoảng 50 km) và nằm ở tỉnh Quảng Bình.
Tiếp giáp địa lý: phía Bắc của Miền Trung giáp khu vực Đồng bằng sông Hồng và Trung du và miền núi phía Bắc; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2 nước Lào và Campuchia.
Bản đồ miền Trung Việt Nam khổ lớn
PHÓNG TO
Bản đồ Bắc Trung Bộ
Bắc Trung Bộ với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 5,15 triệu ha, là phần phía bắc của Miền Trung Việt Nam có địa bàn từ phía nam Ninh Bình tới phía bắc Đèo Hải Vân.
Bắc Trung Bộ nằm kề bên vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ và vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung, trên trục giao thông Bắc Nam về đường sắt, bộ.
Tính đến năm 2022, Bắc Trung Bộ có khoảng khoảng trên 10,5 triệu dân. Đây là một trong 7 vùng kinh tế được Chính phủ giao lập quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội.
Cụ thể Bắc Trung Bộ được chia làm 06 tỉnh như sau: Tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế.
Tính đến ngày 27/4/2022, vùng Bắc Trung Bộ có:
- 3 Thành phố loại I trực thuộc tỉnh: Thanh Hóa, Vinh, Huế.
- 2 thành phố loại II gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Hà Tĩnh, Đồng Hới.
- 5 đô thị loại III gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Sầm Sơn, Đông Hà và 3 thị xã: Bỉm Sơn, Cửa Lò, Kỳ Anh.
- 12 đô thị loại IV gồm 7 thị xã: Nghi Sơn, Thái Hòa, Hoàng Mai, Hồng Lĩnh, Ba Đồn, Quảng Trị, Hương Trà, Hương Thủy và 5 thị trấn: Lam Sơn, Sao Vàng, Ngọc Lặc, Hoàn Lão, Kiến Giang.
Bản đồ Duyên hải Nam Trung Bộ
Duyên hải Nam Trung Bộ với diện tích tự nhiên hơn 45.000 km² (tỷ lệ 13,6% so với tổng diện tích cả nước), được chia gồm 1 thành phố Đà Nẵng và 7 tỉnh (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận), tiếp giáp Đông Nam Bộ ở phía nam.
Tính đến năm 2022, dân số tại Duyên hải Nam Trung Bộ khoảng trên 10 triệu dân (tỷ lệ 10,7% so với tổng dân số cả nước), mật độ dân số bình quân 230 người/km².
Du lịch nổi tiếng: Đà Nẵng – Hội An, Quy Nhơn – Phú Yên, Nha Trang – Cam Ranh – Ninh Chử, và Mũi Né
Bản đồ Tây Nguyên
Tây Nguyên là khu vực với địa hình cao nguyên, thuộc miền Trung Việt Nam với tổng diện tích đất gần 5,5 triệu ha (16,4% so với tổng diện tích cả nước) gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tính đến năm 2022, tổng dân số của 5 tỉnh tại Tây Nguyên là khoảng gần 5,7 triệu dân.
Lưu ý nhầm lẫn vị trí địa lý: Hiện nay rất nhiều người dân sinh sống tại Việt Nam nhầm lẫn Tây Nguyên là một vùng riêng biệt, không thuộc Miền nào. Tuy vậy, Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng thuộc miền Trung – Việt Nam, hay là Tây – miền Trung, bao gồm 5 tỉnh thành: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.
Tính đến ngày 21/10/2020, vùng Tây Nguyên có:
- 3 thành phố loại I trực thuộc tỉnh: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt.
- 3 đô thị loại III gồm 3 thành phố trực thuộc tỉnh: Kon Tum, Gia Nghĩa, Bảo Lộc.
- 14 đô thị loại IV gồm 3 thị xã: An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ và 11 thị trấn: Plei Kần, Chư Sê, Quảng Phú, Ea Kar, Buôn Trấp, Phước An, Ea Drăng, Đắk Mil, Ea T’ling, Kiến Đức, Liên Nghĩa.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp