Tổng hợp

Tổng Hợp Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Vừa Ngon Vừa Hấp Dẫn

Từ xa xưa, Tết được xem là khoảng thời gian quý giá nhất trong năm, vừa khởi đầu cho một năm mới vừa là thời điểm đoàn viên của cả gia đình. Mỗi năm mới có một lần sum họp đông đủ, quây quần bên mâm cỗ thịnh soạn thì còn gì bằng. Hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn khám phá vài món ăn truyền thống ngày Tết của nước ta trong những ngày Tết cổ truyền này nhé!

Bánh Tét

Bánh tét mang một ý nghĩa thiêng liêng là “sự hội tụ của đất và trời”. Nếu bánh chưng của người Bắc gói bằng lá dong thì bánh tét miền Trung và miền Nam được gói bằng lá chuối. Ngoài nhân mặn là sự kết hợp giữa nếp, đậu xanh với thịt heo mỡ thì miền Nam còn có thêm bánh tét nhân ngọt với nguyên liệu phổ biến là chuối, đậu đỏ, đậu xanh hoặc dừa.

Bạn đang xem bài: Tổng Hợp Món Ăn Truyền Thống Ngày Tết Vừa Ngon Vừa Hấp Dẫn

bánh tét

Bánh tét ngày nay bắt mắt với màu sắc đa dạng. Nguồn: Internet

Hiện nay, một số vùng còn biến tấu phần nhân mặn thêm lạp xưởng hoặc trứng muối để tạo hương vị mới, ăn đỡ ngán và lạ miệng hơn. Chính nhờ sự đơn giản của bánh tét nên khi ăn vào ta có thể cảm nhận rõ hương vị hấp dẫn của từng nguyên liệu bên trong. Trong mâm cỗ Tết của người Việt Nam không thể thiếu món bánh này.

Bánh Chưng

Bánh chưng được xem là món quà để trao tặng nhau để thể hiện tình cảm trân quý của người Bắc Bộ. Nhân bánh cũng tương tự như bánh tét, hòa quyện giữa nếp dẻo, đậu xanh thơm bùi, cay nhẹ của tiêu cùng thịt mỡ béo ngậy. Bánh chưng được gói bởi lá dong giúp cho bánh có hương vị tuyệt vời không thể lẫn vào đâu được. Ngày nay nhiều gia đình thường chiên bánh để thưởng thức thay cho món ăn thường ngày.

Thịt Kho Tàu

Có lẽ đây là món ăn ngày Tết quen thuộc nhất của người miền Nam. Tuy đơn giản nhưng để có được một nồi thịt kho đậm đà, ngon đúng vị, chúng ta cần lưu ý cách chọn thịt, cách ướp gia vị và có thêm vài mẹo nhỏ để thịt mềm và có màu nâu vàng. Cứ 30 Tết là nhà nào cũng có sẵn một nồi thịt kho tàu để ăn chung với cơm nóng. Ngoài ra, bạn cũng có kết hợp cuốn với rau sống hoặc thêm bún để ăn kèm.

Canh khổ qua

Để phong phú thêm cho thực đơn ngày Tết thì không thể thiếu món canh khổ qua nhồi thịt. Sự hòa quyện của vị đắng từ khổ qua và vị ngọt từ thịt sẽ giúp bạn đổi khẩu vị. Đúng như tên gọi, canh khổ qua có ý nghĩa là niềm hy vọng rằng những điều khó khăn, vất vả của năm cũ sẽ qua đi để năm mới sẽ gặp nhiều điều may mắn, thuận lợi hơn. Nhiều gia đình chọn nấu món canh này như một bài thuốc để thanh nhiệt, giải độc vô cùng hiệu quả trong những ngày nắng nóng, ăn uống nhiều dầu mỡ như ngày Tết cổ truyền.

canh khổ qua

Món canh khổ qua vẫn giữ được màu xanh sau khi hoàn thành. Nguồn: Internet

Thịt đông

Những ngày đầu xuân thời tiết trở lạnh thì thịt nấu đông rất phù hợp cho các bữa ăn. Cách chế biến này giúp thịt được bảo quản nhiều ngày mà không lo bị hư. Nguyên liệu chính của món ăn là chân giò, tai heo hoặc thịt gà cùng với nấm mèo. Điều thú vị của món thịt đông là khi ăn bạn sẽ cảm nhận được độ béo cùng với cảm giác lành lạnh ngon miệng. Từng bát thịt đông có màu trong suốt như y thạch vừa dễ ăn, vừa đẹp mắt. Bạn có thể ăn kèm với dưa hành, củ kiệu để tăng hương vị cho món ăn.

Củ kiệu với tôm khô

Để ăn kèm với bánh tét thì chúng ta cần một ít củ kiệu và tôm khô do chính tay các mẹ, các chị làm tại nhà. Củ kiệu sau khi được làm sạch và phơi héo sẽ được ngâm chua ngọt trong hũ. Khi ăn củ kiệu giòn, dai, hăng nhẹ kết hợp với tôm khô tạo nên hương vị tuyệt vời. Ngoài ra, củ kiệu muối còn giúp kích thích tiêu hóa, bảo vệ gan và chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe của con người.

Dưa món

Nếu miền Nam có củ kiệu đặc trưng thì miền Trung có dưa món với mùi vị tương tự nhưng nguyên liệu đa dạng hơn. Dưa món được chế biến từ nhiều loại củ khác nhau như cà rốt, đu đủ, củ cải trắng, su hào,… Món ăn tuy đơn giản nhưng khá tốn thời gian và sự tỉ mỉ ở khâu chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu. Một lát bánh tét dẻo mềm ăn cùng với dưa món giòn giòn, chua chua sẽ mang lại cảm giác ngon miệng trong những ngày đầu xuân.
dưa món

Đậy kín nắp hũ giúp dưa món không bị hư khi muối. Nguồn: Internet

Dưa hành

Dưa hành từ bao đời nay là món ăn gắn liền người dân Bắc Bộ. Họ thường muối hành vào những ngày đông vì khi ấy hành củ vừa già tới để thu hoạch, khi ngâm sẽ đủ độ chua và ăn không bị hăng. Món ăn này đơn giản từ công đoạn chế biến rồi ngâm đến cách thưởng thức. Dưa hành chua giòn ăn cùng miếng thịt đông béo ngậy đã đủ đánh thức vị giác của người ăn. Những ai xa quê sẽ không nào quên được món ăn đậm đà này.

dưa hành

Bánh chưng ăn kèm với dưa hành là đúng khẩu vị Bắc Bộ của nước ta. Nguồn: Internet

Chả bò, chả lụa

Đây là một món ăn đơn giản, không cần chế biến cầu kỳ và rất dễ ăn. Miền Nam và miền Bắc sẽ phổ biến với chả lụa còn miền Trung nổi tiếng với món chả bò. Chỉ với nguyên liệu chính là thịt heo hoặc bò cùng các gia vị thông dụng đã mang lại một món ăn với đủ vị mặn, ngọt và giòn dai.  Một đĩa chả cắt lát, ăn cùng với dưa hành, củ kiệu đã đủ để cánh đàn ông nhâm nhi chút rượu, mở đầu câu chuyện cho các bà, các mẹ và là món ăn ưa thích của trẻ con.

chả bò

Tiêu đen giúp cho hương vị của chả bò thêm hấp dẫn. Nguồn: Internet

Thịt heo ngâm nước mắm

Tuy có nguồn gốc từ miền Trung nhưng hiện nay đã được khá nhiều người ở miền khác yêu thích món thịt heo ngâm nước mắm. Đây là sự kết hợp của thịt luộc với nước mắm để tăng thời gian bảo quản cho thịt. Thường các gia đình sẽ chuẩn bị sẵn vào những ngày giáp Tết và khi thưởng thức chỉ cần lấy ra, thái lát là dùng được ngay. Món ăn này được dùng kèm với bánh tráng, rau sống chấm với nước mắm.

Ẩm thực ngày Tết của nước ta thật phong phú và đa dạng. Tại 3 miền Bắc – Trung – Nam đều có những món ăn có màu sắc, hương vị và ý nghĩa riêng của nơi đó. Bạn và người thân hãy quây quần bên nhau để cùng thực hiện một trong những món ăn trên. Điều này mang lại sự ấm áp, vui vẻ cho cả gia đình vào những ngày đầu năm mới. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button