BackEnd đã là khái niệm không mấy xa lạ với những lập trình viên. Tuy nhiên, với những người không tìm hiểu chuyên sâu thì khá khó để hình dung vì đây là phần ẩn sau những ứng dụng và website chúng ta vẫn thường thấy. Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu BackEnd là gì qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang xem bài: BackEnd Là Gì? So Sánh Công Việc Của FrontEnd Và BackEnd
Advertisement
BackEnd là gì?
Trước khi đi vào khái niệm BackEnd là gì chúng ta hãy thử hình dung công việc lập trình website và ứng dụng như một tảng băng trôi. Khi đó, BackEnd chính là phần chìm sâu bên dưới mặt nước nhưng lại chiếm vai trò vô cùng quan trọng đấy.
Định nghĩa BackEnd là gì?
BackEnd tiếng Việt là gì? Sẽ rất gượng ép nếu chúng ta cố gắng dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt thế nên chúng tôi khuyên bạn hãy cố gắng hình dung và sử dụng nó bằng tiếng Anh nhé.
Advertisement
BackEnd là phần luôn chạy trong nền của một trang web, có nhiệm vụ cung cấp chức năng và trải nghiệm đến tất cả người dùng.
Trong một trang web, BackEnd sẽ bao gồm máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu.
Advertisement
BackEnd Developer là gì?
BackEnd Developer là thuật ngữ dùng để chỉ những lập trình viên chuyên phát triển web BackEnd. Có thể hiểu họ sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp phía sau trang web thay vì trang trí về hình thức cho nó.
Nhiệm vụ của BackEnd Developer là gì?
Sau khi tìm hiểu BackEnd là gì thì có lẽ chúng ta sẽ thắc mắc BackEnd Developer sẽ thực hiện những nhiệm vụ cụ thể nào để xây dựng web BackEnd. Sau đây là những nhiệm vụ cụ thể của BackEnd Developer:
- Lập trình những hoạt động logic phía máy chủ.
- Viết mã code cho những thông báo tự động.
- Viết mã code xác thực thông tin nhập vào trang web trước khi thông tin trở thành một phần của cơ sở dữ liệu.
- Truy cập vào cơ sở dữ liệu để hệ thống có thể thực hiện những gì được yêu cầu.
- Chịu trách nhiệm trong việc hợp lý hóa quá trình truy cập cơ sở dữ liệu để đảm bảo tốc độ tải cũng như thực hiện chức năng của trang web.
So sánh FrontEnd và BackEnd
Bên cạnh BackEnd sẽ có một thuật ngữ tương tự chính là FrontEnd. Vậy FrontEnd là gì và có những điểm khác biệt nào giữa BackEnd và FrontEnd?
FrontEnd là gì?
Trái ngược với BackEnd, FrontEnd lại chính là giao diện của một trang web hoặc ứng dụng. FrontEnd sẽ bao gồm những thứ mà người dùng có thể quan sát và tương tác trực tiếp với nó như màu sắc, kiểu văn bản, hình ảnh, menu điều hướng,…
Điểm khác biệt của FrontEnd Developer và BackEnd Developer
Điểm khác biệt đầu tiên chính là đối tượng công việc xử lý. FrontEnd Developer sẽ “chăm lo” cho giao diện của trang web trong khi đó BackEnd Developer sẽ xử lý những vấn đề phức tạp hơn ở phía sau.
Bên cạnh đó cả hai cũng sử dụng những ngôn ngữ lập trình khác nhau. BackEnd Developer thường sử dụng Java, RoR, Python, PHP còn FrontEnd Developer sẽ sử dụng HTML, CSS và JavaScript.
Ngoài ra, do yêu cầu công việc, FrontEnd Developer cần hiểu rõ để thực hiện hiệu quả trên thiết kế và UI/UX của một trang web hoặc một ứng dụng. Còn đối với BackEnd Developer, họ cần có khả năng cao trong việc triển khai các thuật toán và giải quyết các vấn đề liên quan đến hệ thống.
Lương FrontEnd và BackEnd
Mức lương giữa FrontEnd và BackEnd là điều rất nhiều lập trình viên sẽ quan tâm khi cân nhắc giữa hai mảng công việc này.
Theo ước tính hiện nay, mức lương của FrontEnd Developer là 104.405 USD mỗi năm và của BackEnd Developer là 120.798 USD mỗi năm.
BackEnd cần học gì? Làm sao để trở thành một BackEnd Developer?
Sau khi hiểu rõ BackEnd là gì cũng như những nhiệm vụ mà một BackEnd Developer phải thực hiện, chúng ta có thể xác định được một số điều cần phải học và tìm hiểu như sau:
- Học về ngôn ngữ lập trình server-side: Hãy ưu tiên chọn những ngôn ngữ BackEnd phổ biến nhất để tăng cơ hội nghề nghiệp.
- Tìm hiểu về Database: Database đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc lưu trữ dữ liệu và lưu tải bộ nhớ của trang web nên đây là phần không thể thiếu khi làm BackEnd.
- “Người trung gian” API: Đối với “người trung gian” này, người làm BackEnd phải nắm rõ những thành phần quan trọng của nó cũng như biết cách sử dụng web API, API trên hệ điều hành và các API framework lập trình.
- Web Server: Đối với đối tượng này, người làm Backend cần nắm được khái niệm của Web Server ở khía cạnh phần cứng lẫn phần mềm cũng như mối liên kết giữa server và client.
- Framework lập trình: Khi làm BackEnd Developer, bạn cần hiểu rõ và sử dụng tốt ít nhất một framework có thể kể đến như Spring, Hibernate, Flask, Django, CherryPy,…
Xem thêm:
Cmm.edu.vn hy vọng rằng bài viết có thể giúp bạn hiểu rõ BackEnd là gì cũng như những điểm khác biệt giữa 2 công việc BackEnd Developer và FrontEnd Developer. Nếu bạn thấy bài viết hay đừng quên Like và Share để ủng hộ chúng tôi phát triển thêm nhiều bài viết cung cấp thông tin bổ ích cho người đọc nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp