Văn mẫu lớp 5

Bài văn mẫu Tả một người thân mà em yêu quý hay nhất (dàn ý + 6 mẫu)



Bài văn mẫu Tả một người thân mà em yêu quý hay nhất (dàn ý – 6 mẫu)

Bạn đang xem bài: Bài văn mẫu Tả một người thân mà em yêu quý hay nhất (dàn ý + 6 mẫu)

Trang trước

Trang sau

Bài văn mẫu Tả một người thân mà em yêu quý hay nhất (dàn ý + 6 mẫu)

Đề bài: Tả một người thân mà em yêu quý.

Dàn ý Tả một người thân mà em yêu quý

1. MỞ BÀI: Mỗi người trong chúng ta đều lưu giữ tình cảm quý trọng cho người thân yêu, với em đó chính là…

2. THÂN BÀI:

– Giới thiệu chung về người mà em yêu quý nhất là ai? Có quan hệ gì với em?

– Miêu tả ngoại hình của người đó(khuôn mặt, mái tóc, hàm răng, nụ cười, hình dáng…)

– Miêu tả tính cách người đó có gì khiến em yêu quý và học hỏi được từ họ.

– Có thể nêu một vài kỉ niệm nhỏ với người em yêu quý nhất, cảm xúc của em về kỉ niệm ấy, nó có ý nghĩa như thế nào đối với riêng bản thân em.

3. KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ của em về người mà mình yêu quý nhất đó, có thể rút ra lời hứa hoặc khẳng định vai trò quan trọng của người đó với mình.

Văn mẫu lớp 5 | Tập làm văn lớp 5

Tả một người thân mà em yêu quý – tả mẹ

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào…”, mỗi lần nghe câu hát đó em lại cảm thấy vô cùng xúc động khi nghĩ về mẹ của mình. Mẹ là người đã sinh ra và nuôi em khôn lớn, dạy em những điều hay lẽ phải. Và mẹ cũng là người mà em yêu quý nhất trên đời.

Mẹ em năm nay đã 36 tuổi. Mẹ có chiều cao khiêm tốn và vẻ ngoài không hoàn hảo nhưng trong mắt em mẹ là người xinh đẹp nhất. Mẹ có nước da nâu sạm do những ngày dãi nắng dầm sương nuôi anh em em khôn lớn. Mái tóc mẹ đen nhánh mượt mà được cắt ngang vai ôm lấy khuôn mặt trái xoan nhỏ nhắn. Lông mày cong như hình cánh cung, đôi mắt to tròn với hàng mi dài cong vút. Đôi môi hồng hào và luôn nở một nụ cười thật tươi. Chiếc mũi cao thanh tú là điểm nhấn trên khuôn mặt mẹ. Thân hình mẹ em gầy đi vì những năm tháng vất vả, đôi bàn tay gân guốc và chai sạn cũng đủ biết mẹ đã phải cực nhọc đến nhường nào.

Mẹ sống rất giản dị và chan hòa với những người xung quanh. Ở nhà mẹ chỉ mặc những bộ quần áo bình dị, khi đi đâu đó mẹ lại mặc những bộ lịch sự và kín đáo. Mẹ quan tâm chu đáo tới tất cả mọi người. Mỗi sáng mẹ lại thức dậy từ rất sớm để chuẩn bị bữa sáng cho cả nhà, nấu những món ăn ngon để bố mang đi làm. Khi mùa đông đến, trước khi đi làm chẳng lúc nào mẹ quên nhắc nhở ba bố con phải giữ ấm cơ thể và quàng khăn. Những khi em làm sai điều gì mẹ không đánh mắng mà nhắc nhở nhẹ nhàng, đưa ra những lời khuyên để em biết phân biệt đúng sai. Mẹ vừa là mẹ, vừa là người thầy, vừa là người bạn thân thiết trong cuộc sống của em.

Em rất yêu mẹ. Những ngày đầu tiên về làm dâu nhà chồng mẹ đã phải cực khổ rất nhiều nhưng mẹ luôn nhẫn nhịn. Mẹ mang tình yêu thương ấm áp đến tất cả mọi người. Nhìn mẹ ngày một già đi theo năm tháng em thương mẹ nhiều lắm!

Công lao to lớn của mẹ chẳng gì có thể đền đáp nổi. Dù có nói bao nhiêu lời yêu thương vẫn là không đủ. Em mong mẹ luôn mạnh khỏe và hạnh phúc. Em sẽ cố gắng học hành chăm chỉ để không phụ sự kì vọng của mẹ.

Tả một người thân mà em yêu quý – tả bà nội

Trong gia đình, người tôi yêu mến và kính trọng nhất là bà nội tôi.

Năm nay, đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng bà còn rất khoẻ. Da bà nhăn nheo, ngăm đen. Tôi vẫn đùa, đấy là chứng tích của thời gian. Khác với những người bà cùng tuổi, bà tôi có mái tóc đen, dài, lúc nào cũng được búi gọn sau gáy. Vầng trán cao, đôi mắt to đã có phần mờ đục. Đặc biệt nụ cười với hàm răng nhuộm đen làm bà thêm phúc hậu. Đôi bàn tay xương xương với những vết chai sần vì làm lụng vất vả. Bà ăn mặc rất giản dị, nhiều khi chỉ là những bộ đồ nâu đã cũ. Mỗi khi mẹ tôi biếu tiền để mua quần áo, bà thường lắc đầu và bảo: “Mẹ già rồi, không cần nhiều quần áo, con để tiền đó lo cho bọn trẻ”.

Bà nội tôi rất thích chăm sóc cây xanh. Sáng sáng, bà thường tự tay tưới tắm và bắtsâu cho cây. Một lần, cái Anh, em họ tôi hỏi bà: “Bà ơi, tại sao bà quý những cái cây này thế. Có khi nào bà yêu chúng hơn bọn cháu không?”. Bà nhìn chúng tôi, bảo: “Sao thế được, tất nhiên là bà phải yêu các cháu bà hơn rồi. Những cái cây này chỉ là thú vui của bà thôi. Đây là những cái cây ông để lại khi mất. Bà thay ôngchăm sóc chúng”.

Bà rất yêu chúng tôi. Hồi tôi còn bé, bà đã thay mẹ, chăm bằm tôi từng li từng tí. Hằng đêm, bà đưa tôi vào giấc ngủ qua những khúc hát ru. Mỏi lần tôi ốm, bà xuống chăm nom tôi để mẹ đi làm. Bà ngồi bên giường, dỗ dành, đút cho tôi từng thìa cháo nhỏ. Suốt những năm tuổi thơ, tôi đã lớn lên trong vòng tay yêu thương của bà. Sau này, khi không còn ở bên tôi thường xuyên nữa nhưng cứ mỗi lần xuống nhà tôi chơi, bà lại mang rất nhiều quà quê lên cho tôi và hàng xóm láng giềng. Ai cũng yêu quý và kính nể bà.

Bà rất nhân hậu. Có lần, nhìn thấy một em bé ăn xin từ xa, bà vội bước lại cho bé tiền và bảo bé đi mua gì ăn cho đỡ đói. Đợi em đi khỏi, bà nói với tôi: “Cháu đã nhìn thấy em đó chưa? Bà đoán chắc em bé đó chỉ tầm tuổi cháu thôi, thế mà đã phải ra đường ăn xin. Thật tội nghiệp. Nếu từ nay về sau, cháu gặp ai cơ nhỡ, khó khán, cháu nhớ giúp người ta. Họ cũng là người như chúng ta, chẳng qua cuộc sống của họ không được may mắn, cháu không bao giờ được kì thị, chế giễu ngườita”.

Vì rất yêu quý bà nên tôi rất thích được về quê. Tôi chỉ mong luôn được gặp bà, được nghe những câu chuyện cổ tích của bà, được nằm trong lòng bà, thiu thiu ngủ qua tiếng ru à ơi của bà.

Tôi rất yêu bà, Tôi mong sẽ không bao giờ phải xa bà.

Tả một người thân mà em yêu quý – tả anh trai

Anh Vũ là anh trai ruột của em. Anh là học sinh lớp 12 chuyên Toán Trường Trung học Năng khiếu Trần Phú, Hải Phòng.

Anh 16 tuổi, tuổi Mão. Bà nội vẫn yêu quý gọi anh là “thầy của hổ”. Anh biết đọc, biết viết năm lên 6 tuổi, do bà nội dạy anh ở nhà. Từ lớp 6 đến lớp 12, anh là học sinh các lớp chuyên Toán. Năm nào anh cũng là học sinh giỏi. Năm lớp 9, anh đoạt giải Nhì toàn thành phố về môn Toán. Năm học lớp 11, thi học sinh giỏi quốc gia môn Toán, anh thi vượt cấp giành được giải Ba. Bà nội và bố mẹ em rất tự hào về anh. Anh khiêm tốn, chu đáo nên ai cũng quý mến. Anh có nhiều bạn thân, bạn từ hồi học Tiểu học.

Mẹ nói: “Từ nhỏ đến giờ, anh Vũ đã có tinh thần tự lập rồi, nhất là trong học hành và lao động”. Lên lớp 6, anh tự giặt quần áo. Mọi việc vặt trong nhà như là quần áo, quét nhà, lau nhà, thu dọn vệ sinh, anh đều làm nhanh, làm khéo giúp bố mẹ. Anh rất hiền, tuy hơn em 6 tuổi, nhưng vẫn bị em “bắt nạt” . Anh dạy em học Toán, học tiếng Anh, dạy về phương pháp tự học và đọc sách. Bàn học của anh, sách vở và mọi thứ, anh xếp đặt rất đẹp. Bên cạnh đồng hồ báo thức là một con mèo bằng sứ, quà tặng của bạn anh nhân ngày sinh nhật 15 tuổi.

Anh Vũ thích mặc quần âu ka ki màu xanh, màu có và áo sơ mi trắng. Gương mặt thanh tú, vầng trán rộng, cặp mắt tinh anh, hàm răng trắng đều. Nhiều người khen anh đẹp trai. Anh cao hơn bố, cách đi đứng, cách ăn uống và tính nết anh rất giống bố Chỉ có dáng người, cặp mắt và nụ cười, tóc và nước da là giống mẹ.

Anh sống rất chu đáo, hiếu thảo. Một chục cam ngọt biếu bà, cái kính lão biếu bố, bó hoa hồng và đôi bít tất biếu mẹ, cái bút máy Hê-rô mạ vàng, tuyển tập truyện cổ Gờ-rim tặng em gái, là những món quà sinh nhật gần đây nhất anh mua biếu bà, biếu bố mẹ và tặng em gái – “Con chim chích choè”, (cái tên mà anh đặt cho em). Mẹ rất cảm động khi nhận bỏ hoa anh tặng.

Lịch học tập ở trường, ở lớp, ở nhà, anh sắp xếp rất khoa học . Giờ chơi, giờ giải trí… anh bố trí đâu vào đó. Anh thích đọc sách, ham học tiếng Anh, sử dụng thành thạo máy tính nhưng anh không chơi điện tử.

Bố em là kĩ sư đóng tàu, mẹ em là bác sĩ Bệnh viện Việt Tiệp. Nhà có 5 nhân khẩu ở trong ngôi nhà tập thể cấp 4, nhưng anh giúp bố mẹ sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ.

Cách sống giản dị, tiết kiệm, tinh thần học tập chăm chỉ của anh đã trở thành gương sáng cho em noi theo. Nhiều tối, quá 12 giờ khuya, anh vẫn chong đèn bàn ngồi học. Bà và mẹ lại nhắc: “Vũ ơi, khuya rồi, đi ngủ đi cháu…”. “ Vũ ơi, 12 giờ rồi, ngủ đi, mai còn đi học đi con…” Anh trai của em là như thế đó. Em luôn nhớ lời anh dặn: “Học hôm nay cho ngày mai…”.

Tả một người thân mà em yêu quý – tả bà ngoại

Hình ảnh bà là hình ảnh đẹp và thiêng liêng trái tim tôi. Bà ngoại người mà tôi kính yêu, người luôn quan tâm, yêu thương tôi nhất.

Bà tôi thương tôi lắm! Tôi nghe mẹ tôi kể rằng: Đó là ngày tôi sinh ra đời, trời mưa to, một mình bà ngoại ngồi dưới cổng bệnh viện. Lúc ấy, bố tôi có nói: “Bà ơi, bà mau về nhà kẻo cảm lạnh, có tin gì con sẽ báo cho nhà sau.” Với một giọng nhẹ nhàng, bà nói: “Không sao, bà muốn xem cháu bà ra sao, ở nhà cũng có người trông rồi, con cứ yên tâm.” Khi tôi được sinh ra, bà là người đầu tiên bế tôi, cũng là người đặt cho tôi cái tên rất ý nghĩa: Thanh Bình. Ý của bà như muốn một cô cháu gái duy nhất của bà được hưởng một cuộc sống bình yên, mãi mãi vui vẻ.

Nghe xong câu truyện ấy, tôi đã rất xúc động, tôi cảm nhận được hơi ấm từ bàn tay bà bồng bế tôi, bàn tay ấy là tấm lòng yêu thương, quí mến mà bà dành cho tôi.

Hằng ngày, bà tôi một tay đảm đương hết công việc nhà. Sáng sớm, tôi đã thấy bà dậy quét sân, lau nhà. Bà làm bữa ăn sáng và mời cả nhà. Mỗi khi tôi đi học về, bà đều ngồi trước thềm nhà đón tôi. Tôi rất thích mỗi khi bà cười, trông bà như trẻ ra bao tuổi vậy. Vì thế tôi luôn cố gắng học, giành nhiều điểm tốt về đem khoa với bà.

Có lần, tôi thấy bà ngồi hát một mình. Những câu hát của bà tôi nghe sao thân thương, quen thuộc đến vậy. Hồi nhỏ, bà thường đung đưa võng ru ngủ tôi. Phải chăng trong lời ru ấy chứa chan biết bao tình thương, mong ước của bà cho tôi?

Vào những tối thứ bảy, bà thường gọi chúng tôi ra sân nghe bà kể chuyện. Chúng tôi say sưa nghe bà kể chuyện. Giọng bà trầm mà ấm làm sao! Dưới ánh trăng, câu chuyện của bà lung linh, huyền ảo. Mỗi câu chuyện bà đưa chúng tôi vào một thế giới thần kì với muôn vàn màu sắc như truyện về Cô Tấm, Chàng Thạch Sanh,… Những câu truyện ấy cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, mỗi câu chuyện bà kể như một lời khuyên bào chúng tôi.

Năm tôi học lớp hai, bà tôi bị ốm. Bà tôi tuổi đã cao nên bà bị bệnh, cả nhà ai cũng lo lắng. Ngày hôm đó, tôi ngồi gấp những chú hạc với mong muốn bà sẽ khỏi ốm. Ngày còn bé, mỗi khi tôi khóc, bà là người đã dỗ tôi bằng cách gấp những chú hạc xinh xinh chờ mẹ về. Qua ba ngày, bà tôi tỉnh dậy, thấy tôi khóc, bà xoa đầu tôi:

– Cháu ngoan, bà vẫn khỏe, cháu đừng khóc nữa!

Tôi ngậm ngùi nói:

– Bà ơi, nhất định bà phải khỏe lại để sống bên cháu, bà nhé! Những chú hạc này cháu gấp dành tặng bà.

Bà tôi lúc ấy tươi cười rạng rỡ khi nhìn thấy những chú hạc mà tôi gấp tặng bà. Mấy ngày sau đó, tôi nghe tin bà tôi không qua khỏi, tôi đã rất buồn.

Mặc dù người bà mà tôi hằng kính yêu đã sang thế giới bên kia, mãi mãi không quay trở về, nhưng tôi luôn tự nhủ phải học thật giỏi, thật ngoan để bà có thể tự hào về cô cháu gái tươi vui, hồn nhiên, trong sáng của bà.

Tả một người thân mà em yêu quý – tả bố

“Cha ơi bóng cả cây cao

Che chở con những lao đao cuộc đời

Cha đưa cả tấm lưng gầy

Chở che con được tới ngày hôm nay”

Câu thơ trên là một trong những câu thơ tôi yêu thích. Quả đúng như vậy, cha chính là người vô cùng quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta.Tôi cũng thế, tôi cũng có một ông bố tuyệt vời. Bố tôi tên là An, tôi rất yêu quý và tự hào về bố.

Bố em năm nay đã ngoài 40 tuổi. Bố có dáng người cao, vạm vỡ. Khuôn mặt bố vuông nhìn rất phúc hậu. Làn da bố sạm đen vì làm việc nhiều dưới trời nắng. Em rất ấn tượng với đôi mắt bố. Đôi mắt ấy luôn hiền từ và ấm áp. Nhưng khi bố tức giận, đôi mắt ấy trở nên cương nghị vô cùng.Bố ăn mặc rất giản dị. Đôi bàn tay bố thô ráp, nhiều vết chai sạn vì công việc.

Sau giờ làm việc về, bố còn chăm bẵm cho khu vườn rau trước nhà. Bố cuốc đất, trồng cây rất giỏi. Những việc nặng sửa chữa trong nhà, một mình bố đều thực hiện được hết. Tuổi bố cũng đã cao, thi thoảng lại hay đau khớp, đau lưng nhưng bố thường nói với mẹ em rằng, dù cực khổ mấy cố gắng để chăm sóc cho các con được ăn học đến nơi đến chốn

Mặc dù chăm chỉ với công việc nhưng bố luôn dành thời gian quan tâm tới gia đình. Bố chưa bao giờ quên đốc thúc em học bà. Sinh nhật em năm nào bố cũng nhớ. Khi em bị ốm, bố cùng mẹ ngày đêm chăm sóc, nấu cháo cho em.“Công cha như núi Thái Sơn” câu ca dao ấy vẫn luôn đúng cho tới tận ngày nay. Bố luôn là người dạy em những điều hay lẽ phải. Em thầm cảm ơn bố đã dạy em lớn khôn và trưởng thành.

Em rất yêu mến bố của em. Em luôn mong ước cho bố sống thật khỏe để cha sống với em mãi mãi.

Tả một người thân mà em yêu quý – tả em gái

Trong gia đình em có rất nhiều người, nhưng có lẽ người em cảm thấy yêu quý nhất chính là em gái của em. Bé tên là Linh, năm nay bé được ba tuổi rồi. Linh là một cô bé dễ thương. Em có khuôn mặt tròn trịa và chiếc má phúng phính. Đôi mắt to tròn và đen láy lúc nào cũng nhìn em rồi nhoẻn chiếc miệng nhỏ xíu mỉm cười. Làn da của Linh trắng và đôi môi đỏ hồng khiến cho em giống như một cô công chúa bé nhỏ trong những câu chuyện cổ tích.

Tuy là con gái nhưng Linh lại rất hiếu động. Em thường bắt em phải chơi đá bóng cùng. Những lúc đó Linh sẽ trở thành một cầu thủ tài năng sút đâu trúng đó, còn em là một thủ môn nhưng phải chịu thua trước vị cầu thủ nhí ba tuổi. Sau mỗi trận đấu như thế, hai chị em cảm thấy rất mệt nhưng cũng rất vui vẻ.

Em gái em còn biết hát nữa. Linh hát rất hay và mỗi khi em cất giọng hát trong trẻo lên là cả nhà đều chăm chú lắng nghe. Không chỉ vậy, Linh cũng rất ngoan ngoãn nữa. Trước khi đi học hay lúc về nhà, em luôn đứng lại, khoanh tay và chào hỏi từng người trong gia đình. Đối với em, Linh chính là một đứa em gái đáng yêu nhất. Em luôn tự hứa với bản thân rằng sẽ mãi yêu quý và bảo vệ em gái của em.

Trang trước
Trang sau

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button