Văn mẫu lớp 9

Bình luận câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Bình luận câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Đề bài: Bình luận câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Bạn đang xem bài: Bình luận câu tục ngữ: Đi một ngày đàng học một sàng khôn

Bài văn mẫu

Tục ngữ Việt Nam giàu có, óng ánh sắc màu trí tuệ. Nó đúc rút bao kinh nghiệm quý báu trong dân gian. Là bài học nhân sinh, là cách ứng xử … nó dạy khôn, dạy khéo để làm người. Chỉ một chuyện học mà nhân dân ta có bao câu tục ngữ mang tính giáo dục sâu sắc. Một trong những câu tục ngữ đó là câu:

"Đi một ngày đàng học một sàng khôn " .

Chúng ta cần hiểu câu tục ngữ này như thế nào cho đúng và đầy đủ?

“Một ngày” so với một năm là ngắn. “Một ngày” trong một đời người trăm năm là vô cùng cực ngắn. “Đi một ngày đàng” đối với khách bộ hành thì quãng đường đi được có là bao ? Thế nhưng nhân dân ta lại khẳng định là “học một sàng khôn”. “Khôn” là điều hay, điều tốt, cái mới mẻ rất bổ ích đối với mọi người để mở mang trí tuệ, trau dồi nhân cách. “Sàng” là công cụ lao động, đan bằng tre, nứa của nhà nông dùng để sàng gạo. “Sàng khôn ” là biểu tượng chỉ khối lượng kiến thức rất lớn, rất nhiều mà người bộ hành đã “học” được sau một hành trình, “đi một ngày đàng”.

Tóm lại, câu tục ngữ có 2 vế tương phản đối lập với cách nói thậm xưng trong mối tương quan 2 vế: đi ít mà học được nhiều, qua đó khẳng định một chân ụ, đề cao một bài học kinh nghiệm, nhằm khuyên nhủ mọi người biết đi nhiều để mở rộng tầm mắt và sự hiểu biết, sống nhiều, học hỏi trong thực tế cuộc sống.

Tại sao “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”? Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ” là hoàn toàn đúng ! Học ở trường, học trong sách vở, học thầy, học bạn. Chúng ta còn cần phải biết học hỏi trong thực tế cuộc sống rộng lớn của xã hội. Nhân dân là ông thầy vĩ đại của mỗi chúng ta. Học tập trong thực tế cuộc sống là phương thức học tập khòa học nhất: học đi đôi với hành, học tập gắn liền với lao động sản xuất và hoạt động xã hội. Nếu chỉ biết quanh quẩn trong bốn bức tường lớp học, cách học tập như thế đã xa rời cuộc sống, học sinh bước vào đời sẽ lúng túng, thiếu năng động. Cá không thể xa rời nước, chim không thể thoát li bầu trời, người đi học cũng vậy, học tập cũng không thể tách rời thực tế cuộc sống xã hội.

Đi rộng biết nhiều, “Đi một ngày đàng” tầm mắt được mở rộng, thấy được bao cảnh lạ, tiếp xúc được nhiều người, nghe được bao nhiêu điều hay lẽ phải của thiên hạ. Từ đó mà biết suy xét: xa lánh điều xấu kẻ xấu, học tập cái hay, noi gương người tốt việc tốt; “học một sàng khôn” là như vậy.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn ” là cách học tập và giáo dục kết hợp chặt chẽ giữa 3 môi trường: gia đình – nhà trường – xã hội. Kiến thức sách vở được củng cố khắc sâu. Sự hiểu biết được, mở rộng và nâng cao. Cùng với trang sách học đường, ta có thêm pho sách cuộc sống muôn màu muôn vẻ.

Những hoạt động của thầy và trò như ngoại khóa, cắm trại, đi tham quan là rất bổ ích. Nó đem lại nhiều sinh khí cho trường học. Học sinh được dến với đồng quê, nhà máy, danh lam thắng cảnh … mà yêu thêm nhân dân lao động, tự hào với quê hương đất nước. Đi hội Lim ta thấy được cái hay của câu hát “Liền anh liền chị … “. “Bèo dạt mây trôi … ” của làn điệu dân ca Quan họ tuyệt vời. Đến với đền Hùng, ta trở về cội nguồn, lòng ta xôn xao bài ca tình nghĩa:

"Ai về Phú Thọ cùng ta,
Nhớ ngày giỗ Tổ tháng ba mồng mười.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba" 

Đến với Ba Đình lịch sử, viếng lăng Bác Hồ, xúc động trước cuộc đời cách mạng sôi nổi, phong phú của lãnh tụ, mỗi học sinh chúng ta mới thấy hết cái hay của vần thơ Viễn Phương:

"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng,
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"
                  (Viếng lăng Bác)

Thi hào Nguyễn Du đã từng viết: “Nghe khúc hát thôn quê mới học được lời nói trong nghề trồng dâu, gai“. Văn hào Gorơki tuy chưa bước qua ngưỡng cửa trường Đại học, nhưng nhờ tự học mà đã trở thành một danh nhân văn hóa thế giới và ông đã từng nói: “Dòng sông Vônga và thảo nguyên mênh mông là những trường đại học của tôi“.

“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một bài học vô cùng sâu sắc đối với mỗi người. Sau thời cắp sách là thời làm ăn và tự học; học trong công việc, học trong cuộc đời. Và có đi đường, có sống nhiều, lặn lội với dời mới biết đường đi khó, lắm thử thách gian nan. Phải có quyết tâm vượt khó, có bản lĩnh chiếm lấy tầm cao để thực hiện hoài bão của mình:

"Đi đường mới biết gian lao,
Núi cao rồi lại núi cao trập trùng;
Núi cao lên đến tận cùng,
Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non"
            ("Đi đường" - Hồ Chí Minh)

Câu tục ngữ trên cho ta thấy đầu óc thực tế của người lao động. Nhân dân ta hiếu học, nhưng thuở xưa, mấy ai được cắp sách đến trường ? Cho nên trong dân gian lưu truyền nhiều câu tục ngữ đề cao việc học hỏi trong thực tế cuộc sống:

- "Đi một buổi chợ, học một mớ khôn"
- "Qua một chuyến đò ngang, học một sàng mới lạ"
- "Ở nhà nhất mẹ nhì con,
Ra đường còn lắm kẻ giỏi hơn ta"
- v.v ... 

Trên con đường học tập đi tới một ngày mai đẹp, học sinh chúng ta phải chăm chỉ, cố gắng, coi “sách vở là vũ khí, lớp học là chiến trường ” như A. Mixi đã dạy. Phải khắc sâu vào trái tim: “Không thầy đố mày làm nên”, “Học thầy không tày học bạn”. Phải coi trọng lởi khuyên của ông bà cha mẹ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Chỉ có điều là phải khiêm tốn, biết quan sát, lắng nghe, biết suy ngẫm thật, giả, tốt, xấu … thì việc học hỏi trong thực tế cuộc sống mới thu được nhiều điều “khôn” mà ta hằng mong muốn.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 9

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button