Tổng hợp

Cách làm món gà không lối thoát theo chuẩn Hà Nội

Gà không lối thoát” không chỉ gây cho thực khách thích thú bởi tên cái độc, lạ này mà đây còn là món ăn siêu hấp dẫn trong vài năm trở lại đây. Vậy món gà không lối thoát là gì? Hôm nay, Cet.edu.vn sẽ cùng bạn khám phá về món ăn này nhé. Bên cạnh đó, bài viết sẽ còn mang đến cho các bạn cách làm món gà không lối thoát theo chuẩn Hà Nội.

Vào những ngày trời se se lạnh hay các buổi tối thời tiết man mát thì món gà không lối thoát cực kỳ thích hợp cho bạn thưởng thức cùng với bạn bè hoặc người thân. Chỉ cần bạn tách lớp xôi để hiện ra lớp thịt gà vàng ươm, thưởng thức gà vừa nóng hổi vừa ngon lành dùng kèm với những miếng xôi cắt nhỏ giòn giòn sẽ là rất thú vị dành cho ai có cơ hội thử qua món ăn này.

gà không lối thoát

Bạn đang xem bài: Cách làm món gà không lối thoát theo chuẩn Hà Nội

“Gà không lối thoát” – món ăn siêu hấp dẫn để thưởng thức cùng gia đình,

bạn bè (Nguồn: Internet)

Gà không lối thoát là gì?

Gà không lối thoát hay còn gọi là gà bó xôi (ban đầu còn có tên là Kim Kê Ấn Ngọc), một trong những món ăn đậm chất truyền thống Việt Nam kết hợp giữa gà và xôi. Gà sau khi sơ chế và làm chín thì sẽ được bọc kín bởi một lớp xôi vừa phải (không quá dày cũng không quá mỏng). Sau đó, gà được bọc xôi sẽ được thả vào chảo dầu chiên cho đến vàng ươm.

Nhiều người lầm tưởng món gà không lối thoát và món gà ăn mày của người Trung Quốc là một, tuy nhiên chúng vẫn có sự khác biệt khi món gà của ta thì được bọc bởi lớp xôi còn món gà ăn mày thì được bọc bởi bùn đất.

Cách làm

Nguyên liệu

  • 1 con gà ta đã làm sạch (khoảng 1kg)
  • 1 kg gạo nếp nương
  • 1 bó hành lá, 4 củ hành tím, 1 củ gừng
  • 1 lon nước cốt dừa
  • Muối, tiêu, đường và hạt nêm gà

Cách làm

Sơ chế nguyên vật liệu

Gạo nếp ngâm vo sạch, để ráo, trộn với một chút muối và nước cốt dừa.

Gừng và hành tím đập dập, băm nhỏ rồi ướp vào bụng gà cùng gia vị.

Các bước thực hiện

  • Cho nước vào nồi hấp, cho gạo nếp lên giá, đặt gà lên hấp cho đến khi gà chín tới (khoảng 15 phút). Cho gà ra đĩa, nếp vẫn hấp thêm cho chín thành xôi.
  • Trong thời gian chờ xôi chín, chúng ta cho hành tím cùng với hành lá thái nhỏ vào phi thơm rồi tắt bếp.
  • Trải màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc ra bàn, cho xôi lên và dàn đều ra xung quanh (độ dày chừng 1 – 1,5cm là được). Quét hành lá đã phi trước đó đều lên trên mặt xôi.
  • Đặt gà đã hấp vào giữa phần xôi, bọc kín gà bằng xôi.
  • Tháo màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc ra. Đợi cho xôi nguội. Trong thời gian đó, bạn chuẩn bị lò nướng. Cho gà vào nướng với nhiệt độ 4000 độ F trong khoảng 10 phút rồi lấy ra.
  • Cho dầu vào chảo, đợi dầu sôi thì cho bọc gà bó xôi đã nướng vào chiên, đảo đều cho phần xôi chín vàng đều thì vớt ra.

Hoàn thành

Vớt món gà ra đặt trên giấy thấm cho ráo dầu, trình bày. Bạn đã hoàn thành món gà không lối thoát.

Ngoài việc hấp thì bạn có thể chiên gà qua lớp dầu cho chín vàng là được.

Nếp nương là thích hợp nhất để làm lớp xôi bọc gà

Nếp nương là thích hợp nhất để làm lớp xôi bọc gà (Nguồn: Internet)

Những lưu ý

  • Loại gà thích hợp nhất để làm gà bó xôi phải là gà ta, khối lượng từ 1,2 – 1,8 kg nhưng 1,4 kg là vừa nhất.
  • Thường một số công thức sẽ khuyên bạn chỉ cần chọn nếp dẻo, thơm nhưng ngon nhất vẫn là gạo nếp nương.
  • Khi sơ chế không nên mổ phanh mà mổ moi gà. Nếu muốn thịt gà thơm hơn thì khi hấp nhồi thêm một số loại rau củ hay nấm hương để ăn kèm món ăn và làm món gà thơm ngon hơn.
  • Lưu ý khi hấp chỉ hấp gà chín tới, không hấp chín nhừ sẽ làm gà bị nát.
  • Bọc xôi quanh gà không quá dày nhưng vẫn phải đảm bảo gà được bọc kín không ngấm dầu vào trong.

Gà không lối thoát hay còn có tên gọi khác là gà bó xôi

Gà không lối thoát hay còn có tên gọi khác là gà bó xôi (Nguồn: Internet)

Tổng kết

Hy vọng với cách làm món gà không lối thoát đúng chuẩn Hà Nội mà Cet.edu.vn hướng dẫn, bạn có thể tự tay vào bếp làm các món xôi ngon siêu hấp dẫn cho cả gia đình vào những dịp cuối tuần hay lễ tết nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button