Tổng hợp

Cây nêu ngày tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt

Là người Việt Nam, ít ai lại chưa từng nghe cặp câu đối quen thuộc mỗi dịp Tết rằng:

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ

Bạn đang xem bài: Cây nêu ngày tết – Nét đẹp văn hóa truyền thống người Việt

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

 Cùng với thịt mỡ, dưa hành, câu đối, tràng pháo và bánh chưng, cây nêu từ xa xưa đã trở thành một hình ảnh quen thuộc trong nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt vào mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

hình ảnh cây nêu ngày tết

Cây nêu của người Việt dựng lên trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán. Ảnh: internet

Vậy cây nêu là gì?

Vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán, các gia đình người Việt (có cả người Kinh và người dân tộc thiểu số) lại chuẩn bị một cái cây trồng trước sân nhà. Trên ngọn cây, người ta treo lên một vòng tròn nhỏ rồi gắn nhiều vật dụng có tính biểu tượng vào tùy theo mỗi địa phương, phong tục và dân tộc nhằm ngăn ngừa không cho ma quỷ bén mảng đến nhà. Đó chính là cây nêu.

Cây nêu thường được làm bằng cây tre, cây trúc, bương, lồ ô dài khoảng 5 – 6 mét, chặt sạch lá và chỉ để lại trên ngọn nhánh lá. Theo phong tục dân gian Việt Nam, cây nêu được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp – ngày Táo quân lên chầu trời hằng năm.

Ngày dựng cây nêu người ta gọi là ngày lên nêu và ngày 7/1 âm lịch là ngày hạ nêu. Người Mường thường trồng cây nêu vào ngày 28/12 âm lịch, người H’mông dựng cây nêu trong lễ hội Gầu tào (cầu phúc hoặc cầu mệnh) tổ chức từ ngày 3 – ngày 5 tháng Giêng Âm lịch.

hình ảnh cây nên là gì

Cây nêu cũng được dựng trong những dịp Lễ hội mùa Xuân. Ảnh: Internet.

Sự tích cây nêu ngày Tết ra đời thế nào?

Theo sự tích người xưa kể lại rằng: ngày xưa đất nước bị Quỷ chiếm còn con người chỉ đi làm thuê và phải nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay và tự cho mình hưởng quyền “ăn ngọn cho gốc”. Lâm vào cùng quẫn, con người phải cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo còn người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang để đến mùa thì ăn củ, còn nộp cho Quỷ phần ngọn đúng như yêu cầu.

Quỷ liền đổi lại, đòi “ăn gốc cho ngọn”. Phật lại bảo người chuyển sang trồng lúa khiến Quỷ tức giận nên đòi  “ăn cả gốc lẫn ngọn”. Lúc này, Phật bèn trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi để lấy trái, để lại cả gốc và ngọn cho Quỷ. Cuối cùng, Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm nữa. Phật đành bàn với Người đứng đầu của Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên bọn Quỷ vào cướp lại nhưng bị con người dùng máu chó tươi, lá dứa, tỏi, vôi bột…  để đuổi đi. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán, người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên ngọn cây nêu có buộc nhiều thứ như: túi nhỏ đựng trầu cau, ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ… hay những vật dụng có tính chất biểu tượng của địa phương, dân tộc như: lá phướn, chuông gió. Khi có gió thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng. Người ta tin rằng, những vật treo ở cây nêu và những tiếng động là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu. Buổi tối, người ta treo thêm một chiếc đèn lồng để Tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu.

sự tích cây nêu ngày tết

Theo sự tích, cây nêu dựng lên để trừ ma quỷ vào nhà. Ảnh: Internet

Cây nêu ngày tết có ý nghĩa gì?

Theo như sự tích ra đời thì cây nêu được dựng lên có ý nghĩa dùng để xua đuổi ma quỷ. Nhưng theo thời gian, người ta còn dùng cây nêu để làm biểu tượng cho việc mang lại may mắn, thờ phụng thần linh… Các vật dụng trên lên cây nêu cũng phong phú hơn để làm cầu nối giữa vũ trụ với đất trời.

Trong các lễ hội, cây nêu được xem là tiêu điểm tập trung, kết nối cộng đồng. Khi cây nêu được dựng lên, tất cả mọi hoạt động khác đều dừng lại, tạo nên thế cân bình tuyệt đối trong sự vận hành giữa năm cũ và năm mới. Con người yên tâm vui chơi, cả cộng đồng sinh hoạt vui vẻ, quên đi những ưu phiền của năm cũ để chuẩn bị đón nhận những niềm vui của năm mới.

Cách làm cây nêu ngày Tết như thế nào?

cách làm cây nêu ngày tết

Tùy mỗi địa phương, phong tục mà cây nêu được trang trí đa dạng. Ảnh: Internet

Chuẩn bị vật liệu làm cây nêu

  • Cây dùng làm cây nêu: chọn cây tre già, cao, to, thẳng, lóng tre đều, đẽo sạch sẽ phần thân và gốc, chỉ giữ trên ngọn nguyên chùm lá tươi.
  • 3 dây thừng đủ độ bền để cột giữ cây nêu.
  • Cọc tre hoặc cọc sắt để buộc dây giằng ở chân cây nêu.

Vật dụng trang trí cây nêu

  • Cờ hội vuông cỡ lớn treo bên dưới chùm lá tre.
  • Lồng đèn trang trí trên đỉnh cây nêu để tạo màu sắc
  • Lá phướn làm bằng giấy hoặc vải màu đỏ, bên trên viết các câu chữ mang ý nghĩa chúc mừng năm mới, được treo cùng vị trí với cờ hội buông xuống bên dưới.

Dụng cụ tạo âm thanh

  • Ngày xưa thường treo chuông đất, khánh sành còn ngày nay có thể treo chuông gió.
  • Vật mang ý nghĩa tín ngưỡng: một nhành lá đa, lá dứa hay nhánh xương rồng, hoặc một giỏ nhỏ bằng tre đan, bên trong bỏ các loại vàng mã, gạo, muối, trầu cau…

Trang trí xung quanh gốc nêu

  • Câu đối Xuân, hình ảnh bánh trái ngày tết.
  • Bột vôi màu trắng rắc dưới đất tạo thành vòng tròn hoặc hình cánh cung quanh gốc, mũi tên hướng ra phía cổng.
  • Nếu có không gian, bạn có thể kết hợp trang trí liễn đối, hoa – cây cảnh, cờ phướn để tạo cảnh quan cho khu vực.

Một năm mới nữa đang gần kề. Nếu bạn còn thắc mắc tại sao có tục dựng cây nêu ngày Tết hay cây nêu ngày Tết được hạ vào ngày nào, hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm những thông tin giải đáp hữu ích, thú vị. Đừng quên lưu lại để chuẩn bị cho nhà mình một cây nêu ý nghĩa vào Tết này nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button