Văn mẫu lớp 8

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo (4 mẫu)

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo (4 mẫu)

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo

Đề bài: Lấy chủ đề: chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo. Em hãy viết đoạn văn bày tỏ ý kiến của mình.

Bạn đang xem bài: Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo (4 mẫu)

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo – mẫu 1

Việt Nam ta là một đất nước nghèo, trải qua bao năm tháng chiến tranh, bị tàn phá dữ dội, con người sống trong đau khổ, đói kém vì hứng chịu nhiều hậu quả thời chiến. Giờ đây đời sống đã phát triển nhưng tệ thay nó kéo theo sự phân hóa giàu nghèo. Đâu đó quanh chúng ta vẫn còn những số phận nghèo đói, cần chúng ta quan tâm, giúp đỡ và che chở.

Ông cha ta xưa có câu:” lá lành đùm lá rách”. Thật vậy, trong xã hội ngày nay, không phải ai cũng có năng lực, có cơ hội và điều kiện để phát triển bản thân, họ còn bị hoàn cảnh chi phối dẫn đến cuộc sống nghèo khó. Họ sống trong môi trường mà môi trường đó không đáp ứng đủ nhu cầu vật chất và tinh thần mà mỗi con người cần, dẫn đến sự thiếu thốn. Thiếu thốn dẫn đến nhiều hệ quả nguy hại mà chúng ta không thể lường trước được, họ phải đối mặt với cái đau đớn, bệnh tật,. và rồi con cháu họ lại lặp lại vòng đời của chính người ông, người cha của mình. Những người nghèo, họ lương thiện, có lẽ họ sẽ lao động để kiếm miếng ăn qua ngày, nếu vẫn không thể đủ đầy, có lẽ họ chọn con đường chết. Chúng ta đã từng đọc truyện Lão Hạc, một người nông dân trong những năm đói kém, ông tha chết vì bả chó còn hơn là sống đói sống nghèo rồi ăn vào mảnh vườn của ông để dành cho con trai khi lấy vợ. Cạc bạn còn nhớ người vợ nhặt trong truyện vợ nhặt của Kim Lân, cũng trong những năm đói, họ ăn bát cháo cám cũng thấy ngon, sống một cuộc sống nghèo khổ. Giờ đây, có rất nhiều người ở Châu Phi đang sống trong những khu nhà ổ chuột với đầy rẫy những nguy cơ bệnh tật, đói, các tệ nạn xã hội,…

Chính vì vậy mà chúng ta, những người may mắn hơn trong cuộc sống phải biết quan tâm đến những số phận nghèo khó. Giờ đây, xã hội đã tổ chức nhiều chương trình cho những người nghèo vượt khó, các quỹ theo đó mà được thành lập để khuyên góp ủng hộ người nghèo. Trong nhà trường các quỹ khuyến học được tạo lập để giúp những em học sinh nghèo vượt khó, hỗ trợ phần nào về mặt vật chất và tinh thần, khích lệ các em học sinh học tập, cố gắng trau dồi mình để mai sau có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Có lẽ, tình thương sự sẻ chia không còn bị giới hạn bởi ranh giới lãnh thổ, nó đã vượt không gian đến với khắp mọi người. Những nhà hảo tâm hàng năm vẫn khuyên góp, tổ chức những chuyến đi đến những nơi có người nghèo sinh sống, giúp đỡ họ, cùng quan tâm sẻ chia đến đời sống vật chất và tinh thần, phần nào giúp họ cải thiện cuộc sống.

Bên cạnh đó vẫn còn những người thờ ơ trước đau khổ của người khác, quay lưng đi trước ánh mắt cầu xin sự giúp đỡ, có lẽ đó là sự mâu thuẫn mà cuộc sống này đã tạo lập nên giữa người giàu và người nghèo. Ta càng lên án phê phán mạnh mẽ hơn những kẻ lấy ” lòng hảo tâm” dối trá để che lấp những mục đích kinh tế , mục đích xấu. Như những người đã lợi dụng người già, trẻ em, bắt họ đi ăn xin ở các vệ đường, chỗ dừng đèn xanh đèn đỏ, sau một ngày dài, số tiền ấy không phải của những người ăn xin xấu số mà là của những tên đã lợi dụng họ. Điều này cần được pháp luật can thiệp. Chúng ta cần nâng cao chi phí phúc lợi xã hội cho những người nghèo, trợ cấp cho họ có một đời sống vật chất tốt hơn vì họ cũng là con người, là công dân của nước ta.

Kẻ giàu người nghèo, trong xã hội luôn tồn tại hai mặt đối lập đó. Làm sao chúng ta xoa dịu được mâu thuẫn đó? Có lẽ là dùng tấm lòng của mình, tình cảm của mình để giúp đỡ, sẻ chia đối với những con người kém may mắn ngoài kia

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo – mẫu 2

Có người từng nói: “Tình yêu lớn lên nhờ sự cho đi. Sự yêu thương mà chúng ta cho đi là sự yêu thương duy nhất mà chúng ta giữ được”. Thứ đáng quý nhất trên đời này có lẽ là tình yêu thương được trao đi giữa người với người. Vì thế, chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo.

Tình yêu thương được trao đi xuất phát từ một trái tim chân thành, không vụ lợi, toan tính. Đối với những người nghèo, họ càng cần được quan tâm, giúp đỡ nhiều hơn. Không phải ai trên đời này cũng có cuộc sống ấm êm, hạnh phúc, đủ cơm ăn áo mặc. Vẫn còn nhiều lắm những mảnh đời bất hạnh mà số phận của họ leo lắt như ngọn đèn trước gió, có thể phụt tắt bất cứ lúc nào. Bên cạnh những tòa nhà cao tầng là những ngôi nhà xiêu vẹo, lụp xụp, những người lang thang, vô gia cư lấy gầm cầm, vỉa hè làm chỗ nghỉ chân. Bên cạnh những đứa trẻ may mắn sinh ra đủ đầy, được cha mẹ yêu thương, đùm bọc là những đứa trẻ mồ côi, những em bé vùng cao mùa đông giá rét mặc manh áo mong manh, chân trần lội suối đi đến trường. Vài trận bão, lũ lụt, hạn hán là đủ đẩy người nông dân vào cảnh nợ nần, mất trắng.

Những mảnh đời bất hạnh, những số phận cơ cực vẫn hiện hữu quanh ta hằng ngày. Hiểu được sự vất vả, khổ đau mà họ phải gánh chịu, chúng ta càng cần quan tâm, giúp đỡ họ nhiều hơn nữa. Nó có thể chỉ là một lời hỏi han, quan tâm chân thành, một cái xiết tay thật chặt, một cái ôm thật ấm để giúp họ cảm nhận được tình yêu thương vẫn luôn tồn tại trên thế giới này, để trái tim họ được sưởi ấm một lần nữa. Hiện nay, cũng có rất nhiều các hoạt động tình nguyện, các nhà hảo tâm, nhà tài trợ đang cố gắng để giúp cho những người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn. Ta có thể kể đến một số chương trình như: Mang tiếng hát đến bệnh viện, góp áo ấm cho trẻ em vùng cao, cặp lá yêu thương… Những hành động đó là những nghĩa cử cao đẹp cần được nhân rộng trong cuộc sống này. Nó thể hiện một nhân cách đáng quý, một tấm lòng đáng trọng, một con người biết sống vì người khác.

Có câu ngạn ngữ nổi tiếng rằng: “Bàn tay trao tặng hoa hồng bao giờ cũng phảng phất hương thơm”. Yêu thương trao đi là yêu thương nhận lại mãi mãi. Chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương của mình đối với mọi người ngay từ hôm nay bằng những hành động dù là nhỏ nhất, tích cực tham gia các phong trào ủng hộ người nghèo ở trường, lớp, làng, xã… Một xã hội văn minh, một quốc gia hạnh phúc là khi có những con người biết quan tâm tới những số phận kém may mắn trong cuộc sống. Bằng một hành động của mình, chúng ta đã góp phần rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo, giúp đất nước, xã hội đi lên. Biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ cũng là một trong những phẩm chẩm truyền thống của con người Việt Nam, lẽ nào chúng ta lại đi ngược với bản sắc văn hóa của dân tộc?

Bên cạnh những người biết quan tâm, chia sẻ với người khác, chúng ta cũng cần phê phán những con người ích kỉ, chỉ biết sống vì mình. Họ sẽ sớm trở thành những con rô bốt không có cảm xúc, trái tim khô cằn, tâm hồn sa mạc hóa vì không biết yêu thương.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng, để gió cuốn đi, để gió cuốn đi”. Hãy để gió cuốn đi tấm lòng yêu thương của bạn và làm cho cuộc sống này tươi đẹp hơn.

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo – mẫu 3

Vì sao phải quan tâm đến những người nghèo? Vì đất nước ta còn nhiều gia đình khó khăn, có thể không có đủ cơm ăn, áo mặc. Ngày nay, khi kinh tế đất nước đã có những phát triển đáng kể, bên cạnh những toà nhà cao tầng, bên cạnh những tiện nghi đầy đủ… vẫn còn đó những ngôi nhà lụp xụp, những tấm áo vá, những bữa cơm đạm bạc, những đứa trẻ phải nghỉ học để lo kiếm sống… Con đường dẫn đến cái nghèo có muôn nghìn lối, nhắc đến chúng không ai tránh khỏi cảm thương, ngậm ngùi. Đất nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng khó khăn cũng nhiều. Trong khi phần lớn người dân còn làm nông nghiệp bám vào đất, dựa vào sự thuận hoà của nắng mưa để kiếm kế sinh nhai thì mỗi năm trời lại giận dỗi, bão lũ đến vài ba lần: Chanchu, Shanshi… hay hạn hán vài ba bận: Thái Nguyên, Tây Nguyên.. Một đầm cá trị giá vài chục triệu, một cơn lũ quét qua đủ biến một ông chủ thành con nợ. Ngô lúa, hoa màu đang đến mùa, đến vụ, một đợt hạn hán kéo dài, một trận dịch bệnh…là đủ để biến nhiều gia đình vào cảnh trắng tay. Thậm chí những cơn bão lũ còn cướp đi tính mạng con người, những mái nhà của cả một vùng… Di chứng chiến tranh còn lại sau gần nửa thế kỉ cũng đã là nỗi nhức nhối, nỗi đau âm ỉ trong lòng Tổ quốc. Có những gia đình từ cha đến con cháu đều nhiễm chất độc màu da cam, để gánh nặng gia đình dồn một mình lên vai người phụ nữ… Tự nhiên sinh ra con người bình đẳng nhưng sự trôi dạt xô đẩy của hoàn cảnh đôi khi đã phân hoá, tạo ra những cành giàu – nghèo. Khoảng cách ấy, những con người Việt Nam chân chính ai cũng muốn lấp đầy, rút ngắn.

Chúng ta cần biết quan tâm và chia sẻ với những người nghèo – mẫu 4

Trong bài hát: “Để gió cuốn đi” cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng” – đó là tấm lòng biết yêu thương, quan tâm và chia sẻ, nhất là đối với những người nghèo. Quan tâm là ta biết, hiểu về hoàn cảnh của những người nghèo và khi đã biết, đã hiểu, chúng ta sẽ chia sẻ bằng nhiều hình thức để giúp họ bớt khổ. Chúng ta cần phải quan tâm và sẻ chia với họ vì cuộc sống này luôn đầy rẫy những bất công, đâu đó vẫn còn rất nhiều những người nghèo khổ thực sự cần giúp đỡ. Ta quan tâm, giúp đỡ họ còn vì chẳng ai có thể sống đơn độc mà không có sự giúp đỡ từ người khác, nhất là khi khó khăn hoạn nạn, giúp người hôm nay biết đâu lại là giúp ta ngày mai. Khi giúp đỡ mọi người, bản thân mình cũng cảm thấy vui, đó là cách chúng ta tự nâng tâm hồn mình thêm cao đẹp. Những hành động thể hiện sự quan tâm có thể là chăm sóc, giúp đỡ, động viên những mảnh đời bất hạnh, sẵn sàng sẻ chia khi cần trên tinh thần tự nguyện mà không màng danh lợi như ủng hộ tiền, lương thực quần áo cho người nghèo, những người dân vùng cao thiếu thốn hay đơn giản nhất là lắng nghe tâm sự của người khác, hiểu và đồng cảm với số phận bất hạnh của họ. Con người chúng ta ai ai cũng có trái tim để yêu thương, hãy luôn sống thật đẹp, sống biết quan tâm và lắng nghe, giúp đỡ những người nghèo. Ở mọi nơi trên Trái Đất này đều cần đến những tấm lòng thơm thảo, để ta sống cuộc đời ý nghĩa hơn như Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 8

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button