Top trường

Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại Học Giao thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Transport) là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, chuyên đào tạo về kỹ thuật, với thế mạnh về đào tạo nhóm ngành vận tải. Trường được Thủ tướng chính phủ ra quyết định thành lập số 66/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 1 năm 2001 trên cơ sở Phân hiệu Đại học Hàng hải tại Thành phố Hồ Chí Minh. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin tuyển sinh chi tiết liên quan đến trường Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh, cùng theo dõi nhé!

Giới thiệu chung về Trường Đại học Giao thông vận tải phân hiệu TP. HCM

Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 18/05/1988, Bộ Giao thông vận tải và Bưu điện đã ra quyết định số 1252/TCCB-LĐ thành lập “Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng tại chức Giao thông vận tải tại thành phố Hồ Chí Minh” và sau đó chuyển đổi thành “Trung tâm đại học Hàng hải phía Nam” (quyết định số 968/TCCB-LĐ ngày 14/01/1989).

Bạn đang xem bài: Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh

Trong năm học đầu tiên 1988 -1989, với 20 cán bộ, giảng viên, Trung tâm đã tuyển được 253 sinh viên các ngành Điều khiển tàu biển, Khai thác Máy tàu thủy, Điện tàu thủy, Kinh tế vận tải biển, Cơ giới hóa xếp dỡ, Xây dựng công trình thủy, Sửa chữa máy tàu biển, Đóng tàu thủy cho các hệ chính quy, ngắn hạn, tại chức. Việc khai giảng khóa đào tạo chính quy đầu tiên trên đã đặt cột mốc quan trọng cho quá trình hình thành và phát triển Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM.

Ngày 20/08/1991, Bộ Giao thông vận tải có quyết định số 1665 QĐ/TCCB-LĐ chuyển đổi tổ chức và hoạt động của Trung tâm đại học Hàng hải phía Nam thành Phân hiệu Đại học Hàng hải trực thuộc trường Đại học Hàng hải.

dai hoc GTVT 1 1
Hình ảnh chào cờ đầu tuần của sinh viên khi Nhà trường còn là phân hiệu Đại học Hàng hải

Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của cả nước, nhu cầu xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng và phát triển các chuyên ngành vận tải đường biển, đường sông, đường bộ, đường sắt, hàng không của các tỉnh phía Nam, đặc biệt là khu vực kinh tế thành phố Hồ Chí Minh – Biên Hòa – Vũng Tàu – Cần Thơ và Tây Nguyên, Nam Trung bộ đòi hỏi cần có đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, quản lý ngành giao thông vận tải đủ trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó Phân hiệu Đại học Hàng hải sau 10 năm xây dựng đã trở thành cơ sở đào tạo chính quy, hoạt động tương đối độc lập về tổ chức và tài chính, có đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý nhiều kinh nghiệm, cơ sở vật chất và nghiên cứu khoa học, quan hệ trong nước và quốc tế rộng rãi.

Sau thẩm định của các cơ quan chức năng, ngày 26/04/2001, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 66/2001/QĐ-TTg thành lập Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM trực thuộc Bộ Giao thông vận tải trên cơ sở Phân hiệu Đại học hàng hải.

dai hoc GTVT 2 1
Lễ khai giảng năm học 2001-2002

Từ năm 2001 đến nay, Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM tích cực xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên. Nhà trường chủ trương nâng cao chất lượng đào tạo đại học, đổi mới cơ sở vật chất, giáo trình và cải tiến phương pháp giảng dạy. Trường vận động các tổ chức cấp nhiều học bổng cho sinh viên, nhiều dự án trang bị phòng thí nghiệm và nghiên cứu có giá trị lớn.

Hơn 30 năm đã trôi qua, nhiều thế hệ sinh viên ra trường, mang tài năng, sức lực và kiến thức đã học được cống hiến cho đất nước. Nhiều thế hệ cán bộ, công chức, giảng viên, nhân viên đã gắn bó đời mình với ngôi trường này, chứng kiến bao đổi thay, bao niềm vui và những nỗi lo toan.

Sứ mệnh

Trường Đại học Giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý trình độ đại học và sau đại học; Tổ chức nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ về giao thông vận tải và các lĩnh vực liên quan phục vụ cho sự nghiệp Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Tầm nhìn

Đến năm 2030, Trường phấn đấu trở thành trường đại học lớn, đa ngành của Việt Nam, là trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học hàng đầu về giao thông vận tải và các lĩnh vực liên quan, có uy tín, hoà nhập với các trường đại học trong khu vực và vững vàng tiếp cận trình độ các trường đại học tiên tiến trên thế giới.

Mục tiêu chất lượng

dai hoc GTVT 3
Mục tiêu chất lượng

Trường phấn đấu trở thành trường đại học đào tạo nhân lực trình độ cao theo hướng ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải của khu vực phía Nam và cả nước. Hoàn thiện cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực của Bộ Giao thông vận tải và quốc gia, trong đó, có một số ngành ngang tầm khu vực và quốc tế. Tăng số lượng và chất lượng các đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ có hàm lượng khoa học cao, đảm bảo tính ứng dụng và triển khai thực tế.

Thông tin tuyển sinh năm 2020

Thời gian xét tuyển

– Phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020:

  • Đợt 1 (đợt chính thức) thí sinh đăng ký xét tuyển và điều chỉnh nguyện vọng đăng ký xét tuyển theo hướng dẫn và kế hoạch chung do Bộ Giáo dục & Đào tạo công bố.
  • Các đợt bổ sung (nếu có) Nhà trường sẽ có thông báo trên website của trường.

– Phương thức xét điểm học bạ:

  • Đợt 1 (đợt chính thức) đăng ký xét tuyển từ ngày 27/5/2020 đến hết ngày 03/7/2020.
  • Các đợt bổ sung (nếu có) Nhà trường sẽ có thông báo trên website của trường.

Đối tượng tuyển sinh

  • Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương theo quy định.

Phạm vi tuyển sinh

  • Tuyển sinh trong cả nước.

Phương thức tuyển sinh

1. Phương thức xét tuyển

  • Xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
  • Xét tuyển dựa vào điểm trung bình môn học ở 5 học kỳ (HK1, HK2 lớp 10; HK1, HK2 lớp 11 và HK1 lớp 12).
  • Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển phù hợp với quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT

  • Xét điểm thi THPT: thí sinh đạt ngưỡng điểm nhận đăng ký xét tuyển theo thông báo của Trường sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
  • Xét điểm học bạ: thí sinh đạt tổng điểm 3 môn theo tổ hợp môn xét tuyển từ 18.0 điểm trở lên (thang điểm 10).

3. Chính sách ưu tiên và tuyển thẳng

  • Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Học phí

  • Mức thu học phí năm học 2020-2021 của Trường (chương trình đại trà) không quá 11,7 triệu đồng/sinh viên

Cách ngành tuyển sinh năm 2020

a) Chương trình đào tạo đại trà

STT Tên ngành (chuyên ngành) xét tuyển Mã số
xét tuyển
Tổ hợp môn
xét tuyển
Chỉ tiêu
xét điểm
thi THPT
Chỉ tiêu
xét điểm
học bạ
1 Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 7480102 A00,
A01
40 20
2 Công nghệ thông tin 7480201 A00,
A01
70 30
3 Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
(Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức)
7510605 A00, A01,
D01
85 35
4 Kỹ thuật cơ khí

(Máy xếp dỡ và Máy xây dựng)

7520103.1 A00, A01 40 20
5 Kỹ thuật cơ khí(Cơ khí tự động) 7520103.2 A00, A01 40 20
6 Kỹ thuật ô tô(Cơ khí ôtô) 7520130 A00, A01 85 35
7 Kỹ thuật tàu thủy
(Thiết kế thân tàu thuỷ)
7520122.1 A00, A01 35 15
8 Kỹ thuật tàu thủy

(Công nghệ đóng tàu thuỷ)

7520122.2 A00, A01 35 15
9 Kỹ thuật tàu thủy
(Kỹ thuật công trình ngoài khơi)
7520122.3 A00, A01 35 15
10 Kỹ thuật điện
(Điện công nghiệp)
7520201.1 A00, A01 42 18
11 Kỹ thuật điện
(Hệ thống điện giao thông)
7520201.2 A00, A01 35 15
12 Kỹ thuật điện tử – viễn thông
(Điện tử viễn thông)
7520207 A00, A01 42 18
13 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
(Tự động hoá công nghiệp)
7520216 A00, A01 40 20
14 Kỹ thuật môi trường 7520320 A00, A01,
B00
40 20
15 Kỹ thuật xây dựng
(Xây dựng dân dụng và công nghiệp)
7580201.1 A00, A01 80 30
16 Kỹ thuật xây dựng

(Kỹ thuật kết cấu công trình)

7580201.2 A00, A01 35 15
17 Kỹ thuật xây dựng

(Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm)

7580201.3 A00, A01 35 15
18 Kỹ thuật xây dựng công trình thủy
(Xây dựng cảng và công trình giao thông thủy)
7580202 A00, A01 35 15
19 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
(Xây dựng cầu đường)
7580205.1 A00, A01 105 45
20 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
(Xây dựng đường sắt – Metro)
7580205.2 A00, A01 35 15
21 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
(Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông)
7580205.3 A00, A01 35 15
22 Kinh tế xây dựng
(Kinh tế xây dựng)
7580301.1 A00, A01, D01 42 18
23 Kinh tế xây dựng
(Quản lý dự án xây dựng)
7580301.2 A00, A01, D01 35 15
24 Khai thác vận tải
(Quản lý và kinh doanh vận tải)
7840101 A00, A01, D01 35 15
25 Kinh tế vận tải
(Kinh tế vận tải biển)
7840104 A00, A01, D01 83 35
26 Khoa học hàng hải
(Điều khiển tàu biển)
7840106.1 A00, A01 70 30
27 Khoa học hàng hải
(Vận hành khai thác máy tàu thủy)
7840106.2 A00, A01 40 20
28 Khoa học hàng hải
(Công nghệ máy tàu thủy)
7840106.3 A00, A01 35 15
29 Khoa học hàng hải
(Quản lý hàng hải)
7840106.4 A00, A01,
D01
40 20
30 Khoa học hàng hải
(Điện tàu thuỷ)
7840106.5 A00, A01 35 15

b) Chương trình đào tạo chất lượng cao

STT Tên ngành (chuyên ngành)
xét tuyển
Mã số 
xét tuyển
Tổ hợp môn 
xét tuyển
Chỉ tiêu
xét điểm
thi THPT
Chỉ tiêu
xét điểm
học bạ
1 Công nghệ thông tin 7480201H A00,
A01
55 25
2 Kỹ thuật cơ khí
(Cơ khí ô tô)
7520103H A00, A01 75 35
3 Kỹ thuật điện tử – viễn thông 7520207H A00,
A01
20 10
4 Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 7520216H A00,
A01
40 20
5 Kỹ thuật xây dựng 7580201H A00,
A01
63 27
6 Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
(Xây dựng cầu đường)
7580205.1H A00, A01 40 20
7 Kinh tế xây dựng 7580301H A00, A01,
D01
55 25
8 Khai thác vận tải
(Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức)
7840101H A00, A01, D01 63 27
9 Kinh tế vận tải
(Kinh tế vận tải biển)
7840104H A00, A01, D01 63 27
10 Khoa học hàng hải
(Điều khiển tàu biển)
7840106.1H A00, A01 20 10
11 Khoa học hàng hải
(Vận hành khai thác máy tàu thủy)
7840106.2H A00, A01 20 10
12 Khoa học hàng hải
Quản lý hàng hải)
7840106.4H A00, A01, D01 35 15

Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020

Điểm chuẩn của trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

I. Hệ đào tạo đại trà

Ngành Chuyên ngành Năm 2018 Năm 2019   Năm 2020
Kết quả thi THPT Học bạ Kết quả thi THPT Học bạ Xét theo KQ thi THPT  Xét theo học bạ
Khoa học Hàng hải Điều khiển tàu biển 14 14,7 18 15 18
Vận hành khai thác máy tàu thủy 14 20 14 18 15 18
Thiết bị năng lượng tàu thủy 14 20
Công nghệ máy tàu thủy 14 18  15  18
Quản lý hàng hải 17.7 19,6 25,08 18,3 25,37
Điện tàu thủy 15 18
Kỹ thuật môi trường 16.3 20 14 19,93 15 22,57
Kỹ thuật điện Điện công nghiệp 17.5 19 22,10  21  25,62
Hệ thống điện giao thông 15  18
Kỹ thuật điện tử – viễn thông Điện tử viễn thông 17.5 19,1 23,70  17,8 25,49
Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá Tự động hoá công nghiệp 19.1 21,45 25  23 26,58
Kỹ thuật tàu thuỷ Thiết kế thân tàu thuỷ, Công nghệ đóng tàu thuỷ, Kỹ thuật công trình ngoài khơi 14.4 20 14 18 15  18
Kỹ thuật cơ khí Máy xếp dỡ và Máy xây dựng 19.1 21,1 24,80 17 21,38
Cơ khí tự động 21,6  26,25
Công nghệ thông tin 19.5 21,8 25  23,9 27,1
Mạng máy tính và truyền thông dữ liệu 17.5 19,3 21,12  19 25,46
Kỹ thuật xây dựng Xây dựng dân dụng và công nghiệp 17.5 19,3 23,82 17,2 25,23
Kỹ thuật kết cấu công trình 17,5 24,29
Kỹ thuật nền móng và công trình ngầm 15 18
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Xây dựng Công trình thủy và thềm lục địa 14 17 18
Xây dựng cầu đường 15.6 17 18 15 21,51
Xây dựng cầu hầm 14 17 18
Xây dựng đường bộ 14.5 17 18
Quy hoạch và thiết kế công trình giao thông 14 17 18  15  18
Xây dựng đường sắt – Metro 14 17 18 15 18
Kinh tế xây dựng Kinh tế xây dựng 17,8 19,5  19,2 25,5
Quản lý dự án xây dựng 19,5  25,56
Kinh tế vận tải Kinh tế vận tải biển 19.6 21,3 22,9 26,57
Khai thác vận tải Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức, Quản lý và kinh doanh vận tải 21.2 23,1 23,8 27,48
Kỹ thuật xây dựng công trình thủy  Xây dựng cảng và công trình giao thông thủy 18 15 18
Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức 25,4 28,83
Kỹ thuật ô tô Cơ khí ô tô 23,8 26,99

II. Chương trình đào tạo chất lượng cao

Ngành Chuyên ngành Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Kết quả thi THPT Học bạ Kết quả thi THPT Học bạ Xét theo KQ thi THPT  
Khoa học Hàng hải Điều khiển tàu biển 14 20 14 18 15 18
Vận hành khai thác máy tàu thủy 14 18 15 18
Quản lý hàng hải 17.3 20 17,8 23,52 15 22,85
Kỹ thuật điện tử – viễn thông Điện tử viễn thông 16.8 22 18,4 18 15 22,5
Kỹ thuật cơ khí Cơ khí ô tô 19.0 25.5 20,75 23,85 19,3 24,07
Kỹ thuật xây dựng 16.4 23.5 16,2 20,05 15 21,8
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Xây dựng cầu đường 14.7 20.5 17 18 15 18
Kinh tế xây dựng 17 24 18,4 23,05 15 18
Kinh tế vận tải 18.8 25.7 20,4 26,02 17 23,79
Khai thác vận tải Quản trị Logistics và vận tải đa phương thức 20.9 27.3 22,8 27,50 23,5 27,25
Công nghệ thông tin 18,4 20,42 17,4 23,96
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa 19,5 22,10 17 24,02

Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Top trường

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button