Trường Đại Học Ngoại Thương (Foreign Trade University) là danh trường đại học chuyên ngành kinh tế đầu ngành tại Việt Nam, thành viên của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trường được thành lập vào ngày 20/06/1962 theo Quyết định số 74 – CP với tên gọi ban đầu là trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đến các bạn những thông tin tuyển sinh chi tiết liên quan đến trường Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở TP.HCM), cùng theo dõi nhé!
Giới thiệu chung về Trường Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở TP.HCM)
Lịch sử hình thành và phát triển
Ngày 20/6/1962, theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Khoa Quan hệ Quốc tế tách khỏi Trường Đại học Kinh tế – Tài chính để thành lập Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương trực thuộc Bộ Ngoại giao. Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương có trụ sở đặt tại làng Láng, tỉnh Hà Đông cũ, nay là phường Láng Thượng, trên khu đất của Trường Đại học Ngoại thương và Học viện Ngoại giao hiện nay.
Bạn đang xem bài: Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở TP.HCM)
Ngày 05/8/1967, theo đề nghị của Bộ Ngoại giao và Bộ Ngoại thương, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã ký Quyết định số 123/CP 7 chia tách Trường Cán bộ Ngoại giao – Ngoại thương thành hai trường: Trường Ngoại giao (nay là Học viện Ngoại giao) trực thuộc Bộ Ngoại giao và Trường Ngoại thương thuộc Bộ Ngoại thương (nay là Bộ Công Thương). Tên hiệu chính thức của Trường Đại học Ngoại thương có từ thời gian này. Ngay sau khi thành lập, do có chiến tranh, Trường Đại học Ngoại thương phải sơ tán về huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây (cũ). Trường lúc này đã có các đơn vị chuyên môn như Khoa Nghiệp vụ Ngoại thương, Khoa Ngoại ngữ và Bộ môn Chính trị. Cuối năm 1967, trường chuyển từ nơi sơ tán về Hà Nội.
Năm 1985, Trường Đại học Ngoại thương chuyển từ Bộ Ngoại thương sang trực thuộc Bộ Đại học và Trung học Chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo). Công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh và phát triển thêm một bước. Đến cuối năm 1998, trường vẫn chỉ đào tạo một ngành là ngành Kinh tế với chuyên ngành Kinh tế đối ngoại.
Ngày 16/7/1993, xuất phát từ nhu cầu cán bộ trong lĩnh vực kinh tế và kinh doanh quốc tế của Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phía Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, Cơ sở II Trường Đại học Ngoại thương tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được thành lập theo Quyết định số 1485/GD-ĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Hiện nay, Đại học Ngoại thương được nhiều trường đại học quốc tế công nhận chương trình đào tạo và thiết lập quan hệ đào tạo, trong đó có Đại học La Trobe, Queensland, Úc; Đại học Vân Truyền, Đài Loan; Đại học Asia Pacific, Nhật Bản; Đại học Tổng hợp Colorado (CSU), Hoa Kỳ; Đại học Bedforshire, Anh; Đại học Rennes, Pháp; Trường Kinh doanh Quốc tế SolBridge, ĐH Woosong, Hàn Quốc.
Sinh viên tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại thương làm việc trong nước cũng như ở nước ngoài đều được đánh giá cao cả về kiến thức chuyên môn và trình độ ngoại ngữ. Tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đúng chuyên ngành đào tạo đạt từ 98–100% [3]. Đặc biệt, sinh viên Đại học Ngoại thương còn nổi tiếng năng động, sáng tạo và tự tin. Số lượng sinh viên xuất thân từ Đại học Ngoại thương giành được học bổng du học đại học và sau đại học tại nước ngoài luôn chiếm ưu thế trong số sinh viên các trường đại học tại Việt Nam. Chính nhờ những kết quả đó, Trường Đại học Ngoại Thương đã được Liên hiệp Hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VUSTA) trao tặng Cúp vàng “Thương hiệu Việt” năm 2006 và Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ Đổi mới vào tháng 5 năm 2010 và Huân chương Độc lập hạng Nhất vào tháng 9 năm 2012.
Cơ sở đào tạo
Cơ sở 1 ở Hà Nội: 91 phố Chùa Láng, phường Láng Thượng, quận Đống Đa.
Cơ sở ở Quảng Ninh: 260 Bạch Đằng, phường Nam Khê, thành phố Uông Bí.[18]
Cơ sở 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh: 15 đường D5, phường 25, quận Bình Thạnh.
Thông tin tuyển sinh năm 2020
Thời gian xét tuyển
- Thời gian theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đối tượng tuyển sinh
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương.
Phạm vi tuyển sinh
- Tuyển sinh trong cả nước.
Phương thức tuyển sinh
1. Phương thức xét tuyển:
Trường Đại học Ngoại thương thông báo xét tuyển vào đại học hệ chính quy năm 2020 theo 05 phương thức xét tuyển như sau:
- Phương thức 1: Xét tuyển dựa trên kết quả học tập THPT dành cho thí sinh tham gia thi học sinh giỏi quốc gia, đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố lớp 11 hoặc lớp 12 và hệ chuyên của trường THPT chuyên.
- Phương thức 2: Xét tuyển kết hợp giữa Chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên (theo Thông tư 06/2012/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 02 năm 2012 về ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của trường THPT chuyên) và hệ không chuyên áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và các chương trình Ngôn ngữ.
- Phương thức 3: Xét tuyển kết hợp giữa chứng chỉ Ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020.
- Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 theo các tổ hợp môn.
- Phương thức 5: Xét tuyển thẳng năm 2020.
2. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT
Xem chi tiết tại mục 1.5 trong đề án tuyển sinh của trường
3. Chính sách ưu tiên và xét tuyển thẳng
- Thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Học phí
Mức học phí của trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) như sau:
- Học phí chương trình đại trà: 18.5 triệu đồng/sinh viên/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.
- Học phí chương trình Chất lượng cao, chương trình Kinh doanh quốc tế theo mô hình tiên tiến của Nhật Bản, chương trình Kế toán – kiểm toán định hướng nghề nghiệp ACCA, chương trình chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng định hướng nghề nghiệp quốc tế dự kiến là 14 triệu đồng/năm. Học phí chương trình tiên tiến dự kiến là 60 triệu đồng/năm. Dự kiến học phí được điều chỉnh hàng năm không quá 10%/năm.
Cách ngành tuyển sinh năm 2020
Ngành đào tạo | Mã ngành | Tổ hợp môn xét tuyển | Chỉ tiêu | |
Theo kết quả thi THPT | Theo phương thức khác | |||
Kinh tế | NTS01 | A00; A01; D01; D06; D07 | 200 | 340 |
Quản trị kinh doanh | NTS01 | A00; A01; D01; D07 | 65 | 85 |
Kế toán | NTS02 | A00; A01; D01; D07 | 55 | 25 |
Tài chính – Ngân hàng | NTS02 | A00; A01; D01; D07 | 65 | 65 |
Chương trình Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo định hướng nghề nghiệp quốc tế | NTS02 | A00; A01; D01; D07 | 10 | 40 |
Điểm trúng tuyển vào các ngành năm 2020
Điểm chuẩn của trường Đại học Ngoại thương (Cơ sở TP.HCM) như sau:
Ngành | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 | ||||
A00 | A01 | D01 | D06 | D07 | |||
Kinh tế | 24.5 | 24 | 24 | 24 | 24 | 26,40 (A00) | A00: 28,15
A01, D01, D06, D07: 27,65 |
Quản trị kinh doanh | 24.25 | 23.75 | 23.75 | – | 23.75 | 26,40 (A00) | A00: 28,15
A01, D01, D06, D07: 27,65 |
Tài chính – Ngân hàng | 23.50 | 23.00 | 23.00 | – | 23.00 | 25,90 (A00) | A00: 27,85
A01, D01, D07: 27,35 |
Kế toán | 23.50 | 23.00 | 23.00 | – | 23.00 | 25,90 (A00) | A00: 27,85
A01, D01, D07: 27,35 |
Kinh doanh quốc tế | A00: 27,85
A01, D01, D07: 27,35 |
Trên đây là những thông tin tuyển sinh của Đại Học Ngoại Thương (Cơ sở TP.HCM) được review.edu.vn tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Đừng quen theo dõi chúng tôi để cập nhật những tin tức hay và bổ ích hàng ngày bạn nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Top trường