Tổng hợp

Độc đáo đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Hồng Kông

Hồng Kông vốn là lãnh thổ của Trung Quốc, năm 1887 bị nhà Thanh dâng cho thực dân Anh và năm 1997 lại được trao trả về Trung Quốc, sau đó trở thành vùng tự trị với chính sách và luật lệ riêng. Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, Hồng Kông ngày nay kết tinh những tinh hoa văn hóa giữa phương Đông và phương Tây. Đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Hồng Kông cũng vì thế mà bị ảnh hưởng một cách sâu sắc.

Các lễ hội ở Hồng Kông không nên bỏ qua

Lễ hội đường phố Tai Kok Tsui

lễ hội Tai Kok Tsui

Bạn đang xem bài: Độc đáo đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực Hồng Kông

Lễ hội Tai Kok Tsui thể hiện nét đẹp trong đời sống văn hóa của người Hồng Kông.
(Ảnh: Internet)

Tai Kok Tsui là lễ hội được tổ chức vào ngày 2/3 hàng năm tại bán đảo Cửu Long, Hồng Kông. Mỗi năm, lễ hội này sẽ có một chủ đề khác nhau, nhưng các chủ đề đều mang đậm tính nhân văn, nhân đạo và gắn liền với đời sống, văn hóa của người dân. Nếu đến Hồng Kông vào đúng mùa lễ hội Tai Kok Tsui bạn sẽ được thỏa thích chiêm ngưỡng các tiết mục văn nghệ đặc sắc và thưởng thức nhiều món ăn hấp dẫn.

Tết Nguyên Đán

Cũng giống như nhiều nước châu Á sử dụng Âm lịch, Tết Nguyên Đán là một trong những sự kiện lớn nhất trong năm của người Hồng Kông. Các sự kiện nổi bật trong suốt dịp Tết Nguyên đán gồm: các cửa hàng giảm giá, lì xì cho trẻ em và người cao tuổi, các tòa nhà và văn phòng công ty lau dọn sạch sẽ và treo những lời chúc tụng nhau trên băng rôn. Trong khi đó, các đền chùa sẽ nghi ngút khói do có nhiều người đến thắp nhang vào năm mới. Đường phố Hồng Kông cũng rực rỡ hơn với các màn diễu hành hoành tráng và pháo hoa hấp dẫn.

Lễ hội thả đèn trời

Đây là một truyền thống lâu đời đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước. Vào dịp năm mới, đèn lồng đỏ sẽ được treo lên khắp nơi và mọi người thắp đèn thả lên trời, gửi gắm những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Đây còn được ví như lễ hội tình yêu vì rất nhiều cặp trai gái nên duyên nhờ lễ hội này. Người dân cũng sẽ làm bánh gạo để thờ cúng và mời khách đến nhà thưởng thức.

Lễ hội bánh bao

lễ hội bánh bao

Lễ hội bánh bao độc đáo và kì lạ nhất hành tinh.
(Ảnh: Internet)

Được xem là một trong những lễ hội kì lạ nhất hành tinh, lễ hội bánh bao được tổ chức tại đền thờ Pak Tai, Cheung Chau vào khoảng cuối tháng 4, đầu tháng 5 tại Hồng Kông. Trung tâm của lễ hội bánh bao độc đáo là tháp bánh bao bằng nhựa được xếp thật cao và những người đàn ông khỏe mạnh sẽ thi nhau trèo lên tháp đó để lấy xuống những chiếc bánh bao nhựa. Bên cạnh đó, du khách sẽ được thưởng thức muôn vàn loại bánh bao với các loại nhân khác nhau, các món ăn đường phố nổi tiếng cũng như hòa mình vào các hoạt động múa lân, biểu diễn võ thuật… khi tham gia lễ hội.

Lễ hội rượu Wine & Dine

Vào tháng 11 hàng năm, giới ẩm thực Hồng Kông sẽ tổ chức một lễ hội cho người sành rượu mang tên “The Wine & Dine Festival”. Lễ hội kéo dài từ 4 – 7 ngày và thu hút sự quan tâm của nhiều d khách quốc tế. Tham gia lễ hội này, du khách sẽ được thưởng thức hơn 310 thương hiệu rượu vang nổi tiếng đến từ 18 quốc gia trên thế giới. Trong khuôn khổ lễ hội cũng tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi ẩm thực, tour rượu vang theo chủ đề, hội chợ, biểu diễn nghệ thuật đặc sắc và hấp dẫn.

Lễ hội thuyền rồng

lễ hội thuyền rồng

Lễ hội thuyền rồng sôi động và hoành tráng bậc nhất xứ Cảng thơm.
(Ảnh: Internet)

Lễ hội thuyền rồng là một trong những sự kiện hào hùng bậc nhất xứ Cảng thơm được tổ chức vào đúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5) của Hồng Kông. Lễ thuyền rồng thường tổ chức tại bãi biển Stanley, nơi hàng trăm đội thuyền với những chiếc thuyền rồng nhiều màu sắc dài từ 20 – 40 m đổ về tham dự. Tiếng reo hò hàng trăm người đàn ông chèo thuyền lực lưỡng và tiếng cổ vũ của khán giả sẽ cho bạn trải nghiệm tuyệt vời tại một trong những lễ hội hào hùng, sôi động bậc nhất tại đây.

Tết trung Thu

Ngày 15/8 hàng năm là thời điểm diễn ra Tết Trung Thu ở Hồng Kông. Với ý nghĩa là tết đoàn viên, Tết Trung Thu được tổ chức rất công phu và hoành tráng. Vào dịp này, những con phố khắp Tết trung thu ở Hồng Kông tràn ngập đèn lồng nhiều màu sắc, hình dáng. Du khách có thể tham gia lễ thả đèn hoa đăng hoàng tráng, lãng mạn đẹp như phim; thưởng thức các loại trà ngon và các loại bánh trung thu truyền thống; những màn múa lân sư rồng đặc sắc; chương trình bắn pháo hoa hoành tráng….

Đặc trưng ẩm thực Hồng Kông

Ẩm thực Hồng Kông là sự giao thao giữa ẩm thực truyền thống Trung Hoa và văn hóa ẩm thực từ khắp nơi trên thế giới nhờ vào vị trí địa lý, giao thương thuận lợi của một thành phố cảng. Có thể nói, Hồng Kông là thiên đường không giới hạn của ẩm thực, nơi đây vừa có sự hiện diện của các món ăn truyền thống, mang hơi thở hiện đại và ảnh hưởng bởi nhiều nền ẩm thực khác nhau.

Nói về trang trí đẹp mắt, sáng tạo mà vẫn ngon miệng và bổ dưỡng, khó có nền ẩm thực nào qua mặt được ẩm thực Hồng Kông. Bạn sẽ không khỏi ấn tượng nếu có dịp thưởng thức những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng của xứ Cảng thơm.

Dim sum

dim sum

Dimsum – đặc sản Hồng Kông được biết đến trên toàn thế giới.
(Ảnh: Internet)

Dimsum là tên gọi chung của nhiều loại bánh bao, cũng là đặc sản Hồng Kông nổi tiếng toàn cầu. Nếm thử món Dim Sum ngay tại quê nhà của nó với đầy đủ hương vị, kiểu dáng, cách chế biến khác nhau chính là điều thực khách không nên bỏ lỡ khi đến thăm xứ cảng thơm.

 Trà sữa

Cho đến bây giờ, trà sữa vẫn là món thức uống không ngừng “làm mưa làm gió” tại thị trường thức uống tại Việt Nam. Tuy nhiên, trà sữa Hồng Kông có rất khác biệt nhờ hương vị hồng trà khá đậm, được pha cùng sữa đặc, đôi khi kết hợp thêm cà phê hoặc chocolate đắng.

Cha siu baau (Bánh bao xá xíu)

bánh bao xá xíu

Bánh bao xá xíu là một món ăn Hồng Kông không nên bỏ qua.
(Ảnh: Internet)

Lớp vỏ mềm mịn bọc lấy phần nhân thịt xá xíu mặn ngọt bên trong khiến có thể đánh thức mọi giác quan của bạn. Cắn một miếng bánh Cha siu baau nóng hổi, bạn sẽ thấy ẩm thực Hồng Kông thật tuyệt vời.

Yu Dan (Cá viên)

Cá viên ở đây được làm từ cá tuyết, khi dùng chấm với một loại xốt cay đặc biệt. Yu Dan là món ăn đường phố hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua ở các chợ đêm.

Siu Yuk (Lợn quay)

Thịt lợn quay được thái miếng vuông và chấm với nước xốt chua ngọt lạ miệng và rất cuốn hút. Vị ngọt của thịt nạc hòa quyện với phần bì giòn tan khiến Siu Yuk được nhiều người yêu thích.

Tong Jyun (Bánh trôi tàu)

bánh trôi tàu

Bánh trôi tàu là món ăn vặt được nhiều người yêu thích.
(Ảnh: Internet)

Những viên bánh nhân vừng đen ngọt ngào được thả trong nước dùng ngọt cay là món ăn vặt rất lý tưởng dành cho những thực khách thích lang thang ở Hồng Kông trong những ngày mát trời.

Laap Cheung (Lạp xưởng)

Ai tới Hong Kong mà chưa thưởng thức lạp xưởng thì thật đáng tiếc. Món ăn đặc sản nổi tiếng này được hun khói, tẩm ướp thêm đường và gia vị trước khi được thái lát và thưởng thức.

Poon Choi (Lẩu khô)

Với nguyên liệu đa dạng từ hải sản, cá, tôm tới các loại thịt được chế biến và sắp xếp trong một thố lớn, lẩu khô Poon Choi là món ăn độc đáo đúng chất ẩm thực “đa văn hóa” của Hồng Kông.

Nếu bạn có cơ hội đi du lịch và tìm hiểu đặc trưng văn hóa lễ hội và ẩm thực Hồng Kông thì đó quả thực là một điều may mắn, vì quốc gia này sở hữu nền văn hóa và ẩm thực đa dạng và độc đáo. Có thể nói, Hồng Kông chính là thiên đường của những món ăn ngon và những lễ hội đầy sắc màu.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button