Giáo dục

Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

Đề bài: Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

doan van phan tich ve dep va tai nang cua thuy kieu

Bạn đang xem bài: Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều

I. Dàn ýĐoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều (Chuẩn)

1. Mở đoạn:

– Giới thiệu tác giả Nguyễn Du, đoạn trích “Chị em Thúy Kiều và vấn đề cần phân tích: Vẻ đẹp, tài năng của Thuý Kiều.

2. Thân đoạn:

a. Vẻ đẹp ngoại hình của Kiều:

– Được Nguyễn Du đặc tả qua đôi mắt “làn thu thuỷ, nét xuân sơn” bằng nghệ thuật ước lệ tượng trưng và điểm nhãn:
+ Nhà thơ đã sử dụng vẻ đẹp của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp con người.
+ Đôi mắt của Kiều đẹp như một hồ nước mùa thu, trong trẻo, tĩnh lặng và sâu thẳm “làn thu thuỷ”.
+ Đôi lông mày của nàng thì thanh thoát như dáng núi mùa xuân “nét xuân sơn”.
+ Nguyễn Du còn sử dụng thành ngữ “nghiêng nước nghiêng thành” chỉ mỹ nhân để gợi tả vẻ đẹp của Kiều.

– Vẻ đẹp của nàng đã vượt qua mọi tiêu chuẩn thông thường của tạo hoá khiến cho “hoa ghen, liễu hờn”, tạo hoá ghen tức, đố kỵ.
+ Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hoa “hoa ghen, liễu hờn” để nhấn mạnh vẻ đẹp của Kiều.
+ Gợi lên dự cảm về số kiếp truân chuyên của nàng.

b. Vẻ đẹp tài năng của Kiều:

– Về tài năng, Kiều còn hơn cả nhan sắc. Tài năng của nàng đã đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến:
+ Kiều giỏi cả cầm kỳ thi hoạ, đặc biệt là tài đàn và soạn nhạc “Pha nghề thi hoạ, đủ mùi ca ngâm”.
+ Nàng am hiểu mọi thứ, thuộc “làu bậc ngũ âm” trong nhạc cổ, chơi được đàn của người Hồ.
+ Thậm chí, nàng còn tự soạn ra khúc nhạc “Bạc mệnh” khiến ai nghe cũng đều não nề, buồn bã “một thiên Bạc mệnh lại càng não nhân”.
+ Điều này chứng tỏ một trái tim đa sầu đa cảm của một con người tài hoa, báo hiệu về một cuộc đời truân chuyên, nghiệt ngã, trắc trở.

c. Đánh giá chung:

– Nội dung: Tác giả đã dựng lên bức chân dung vẻ đẹp và nhan sắc của Kiều, đây cũng là bức chân dung tính cách và số phận.

– Nghệ thuật:
+ Vẻ đẹp của Kiều được dựng lên bằng bút pháp ước lệ, tượng trung, và nghệ thuật điểm nhãn.
+ Nhà thơ cũng sử dụng rất khéo léo những biện pháp nhu so sánh, nhân hoá, đòn bẩy, các thành ngữ để làm nổi bật vẻ đẹp, tài năng của Kiều.

3. Kết đoạn:

– Khẳng định vẻ đẹp, tài năng của Kiều.

II. Những mẫuĐoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều hay nhất

1.Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, mẫu 1 (Chuẩn)

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác giàu giá trị cả nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm viết về số kiếp truân chuyên của người con gái tài sắc nhưng bạc mệnh Thúy Kiều. Đặc biệt, trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, thông qua bút pháp miêu tả nhân vật và nghệ thuật tả tình, nhà thơ Nguyễn Du đã tái hiện sống động vẻ đẹp, tài năng và những dự đoán về số phận sóng gió của nàng Kiều. Khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, nhà thơ đã không miêu tả cụ thể gương mặt của Kiều mà chỉ tập trung miêu tả đôi mắt của nàng. Đôi mắt ấy trong vắt, sâu thẳm như một hồ nước mùa thu tĩnh lặng còn đôi lông mày của Kiều lại thanh thoát như dáng núi mùa xuân. Chỉ bằng hai nét vẽ điểm nhãn nhưng Nguyễn Du đã gợi cho ta thấy vẻ đẹp tuyệt mỹ của nàng. Vẻ đẹp đó khiến cho “hoa ghen”, “liễu hờn”, làm nghiêng ngả cả thành quách “nghiêng nước nghiêng thành”. Ở đây, Nguyễn Du đã sử dụng nghệ thuật nhân hoá “hoa – liễu” biết “ghen – hờn” cùng thành ngữ nói quá để gợi lên vẻ đẹp xuất chúng, vượt trên mọi khuôn khổ của tự nhiên, khiến hoa, liễu phải ganh ghét, đố kị. Đồng thời ông cũng gợi ra cho người đọc một dự cảm không lành cho số phận truân chuyên kiếp hồng nhan của Kiều. Nếu như sắc đẹp của Kiều đã vô cùng tuyệt mỹ thì tài năng của nàng còn tuyệt vời gấp hai. Trời phú cho Kiều sự thông minh thiên phú cùng tài năng ở mọi lĩnh vực cầm kì thi hoạ. Tất cả nàng đều thông thạo, đều đạt tới mức lý tưởng theo quan niệm phong kiến “Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”. Nhưng Kiều tài hoa nhất ở nghệ thuật đánh đàn và soạn nhạc. Không chỉ “làu bậc ngũ âm” trong nhạc cổ, Kiều còn có tài năng đánh “Hồ cầm” – một loại đàn cổ của người Hồ rất khó học. Đặc biệt nàng còn sáng tác ra khúc nhạc “Bạc mệnh” khiến cho ai nghe cũng phải đau khổ, buồn bã “não nhân”. Điều đó minh chứng cho một tâm hồn đa sầu đa cảm của Kiều, dự cảm về một tương lai đầy bi kịch, nước mắt. Vẻ đẹp của Kiều là bức chân dung về số phận về tính cách. Vẻ đẹp cũng như tài năng của nàng đều vượt trội so với những quy luật của tự nhiên. Nó báo hiệu một cuộc đời hồng nhan bạc mệnh, éo le, truân chuyên, nghiệt ngã. Bằng những biện pháp như ước lệ tượng trưng, so sánh, nhân hoá, đặc biệt là nghệ thuật đòn bẩy đã cho ta thấy được vẻ đẹp tuyệt mỹ của Kiều. Qua đó một lần nữa khẳng định tài năng miêu tả con người rất xuất sắc của Nguyễn Du.

2.Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, mẫu 2 (Chuẩn)

Nguyễn Du là bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ cũng như miêu tả nhân vật. Vẻ đẹp và tài năng của Thuý Kiều đã được ông miêu tả vô cùng chi tiết, đặc sắc ở đoạn trích “Chị em Thuý Kiều”. Nguyễn Du đã khéo léo khắc hoạ vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả chi tiết về vẻ đẹp của Kiều. Vậy nên trước hết ta thấy Kiều có một nhan sắc vô cùng tuyệt mỹ. Thông qua bút pháp ước lệ quen thuộc, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh của thiên nhiên để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. Ông không miêu tả cụ thể những đường nét khuôn mặt của Kiều như với Thuý Vân mà Nguyễn Du đã tập trung miêu tả đôi mắt của nàng. Đây là nghệ thuật “điểm nhãn” cho nhân vật. Đôi mắt của Kiều qua lời miêu tả của nhà thơ hiện lên như một hồ nước mùa thu sâu thăm thẳm, trong trẻo, tĩnh lặng, đôi lông mày mềm mại như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Kiều khiến cho tạo hoá, thiên nhiên phải “ghen”, phải “hờn”. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp nhân hoá “hoa, liễu” ở đây biết “ghen, hờn” cùng với đó là thành ngữ để chỉ những vẻ đẹp làm khuynh đảo quốc gia “nghiêng nước nghiêng thành”để gợi tả vẻ đẹp của Kiều. Nhưng vẻ đẹp đó của nàng lại là những tín hiệu không lành, nó dự báo cuộc đời hồng nhan đầy truân chuyên mà Kiều sẽ phải trải qua. Không chỉ có nhan sắc “chim sa cá lặn”, Kiều còn có tài năng vượt trội hơn người: “Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”. Những tiểu thư trong xã hội phong kiến chỉ cần biết đủ về cầm kỳ thi hoạ đã xứng danh là tài nữ trong thiên hạ. Nhưng với Kiều, nàng không chỉ biết mà còn vô cùng tài năng, vô cùng xuất sắc, đặc biệt là tài đàn và soạn nhạc. Cùng với đó, nàng còn có sự thông minh thiên phú. Nàng không chỉ thuộc “làu bậc ngũ âm” trong nhạc cổ mà còn chơi được cả loại đàn tỳ bà của người Hồ – vốn là loại đàn vô cùng khó học. Khúc nhạc “Bạc mệnh” mà nàng soạn ra khiến cho ai nghe cũng đều phải rơi lệ, sầu thương “não nhân”. Những điều đó đã gợi lên một trái tim đa sầu đa cảm, gợi lên một số kiếp bi kịch, éo le bởi như Nguyễn Du đã từng nói: “Chữ tài liền với chữ tai một vần”. Tóm lại vẻ đẹp nhan sắc và tài năng của Kiều đều tuyệt mỹ hơn người, vượt qua cả những khuôn khổ thông thường của tạo hoá. Nó là dự cảm cho số phận của một con người tài hoa nhưng bạc mệnh. Nguyễn Du đã sử dụng rất khéo léo nghệ thuật ước lệ, điểm nhãn cùng với các biện pháp như so sánh, nhân hoá, đòn bẩy để miêu tả vẻ đẹp và tài năng vô cùng tuyệt mỹ của Kiều. Qua đó ta cũng thấy được cảm hứng ca ngợi những vẻ đẹp và tài năng của con người – một trong những giá trị nhân đạo sâu sắc mà Nguyễn Du thể hiện.

3.Đoạn văn Phân tích vẻ đẹp và tài năng của Thúy Kiều, mẫu 3 (Chuẩn)

Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam. Tác phẩm xoay quanh nhân vật Thuý Kiều – một người con gái tài sắc vẹn toàn. Nguyễn Du đã dành mười hai câu thơ trong trích đoạn “Chị em Thuý Kiều” để miêu tả vẻ đẹp và tài năng của nàng. Nguyễn Du đã chọn miêu tả vẻ đẹp của Thuý Vân trước để làm đòn bẩy miêu tả vẻ đẹp tuyệt mỹ của Thuý Kiều. Vẻ đẹp đầu tiên của nàng được nhà thơ miêu tả là vẻ đẹp về nhan sắc: “Làn thu thuỷ, nét xuân sơn/ Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”. Bức chân dung của Kiều hiện ra qua những hình ảnh ước lệ tượng trưng cũng như nghệ thuật điểm nhãn của Nguyễn Du. Ông đã khắc hoạ lên vẻ đẹp của Kiều thông qua việc lấy vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hoá để làm thước đo cho vẻ đẹp của con người. Nguyễn Du đã ví đôi mắt của Kiều sáng và trong như một hồ nước mùa thu “làn thu thuỷ”, hàng lông mày của nàng lại thanh thoát tựa như dáng núi xuân “nét xuân sơn”. Thế nhưng vẻ đẹp của nàng lại vượt qua những quy chuẩn, những khuôn mẫu tự nhiên của tạo hoá khiến cho thiên nhiên phải “ghen”, phải “hờn” . Nghệ thuật nhân hoá “hoa ghen, liễu hờn” cùng thành ngữ chỉ mỹ nhân “nghiêng nước nghiêng thành” đã gợi lên cho ta vẻ đẹp tuyệt sắc “có một không hai” của Kiều. Đồng thời nó cũng gợi lên cho ta những dự cảm không lành về tương lai của nàng khỉ vẻ đẹp của nàng khiến cho tạo hoá phải ghen tức thì chắc hẳn cuộc đời nàng cũng sẽ gặp phải vô số những truân chuyên, éo le, trắc trở. Kiều không chỉ có sắc đẹp tuyệt mỹ mà tài năng của nàng cũng khiến cho mọi người phải trầm trồ: “Thông minh vốn sẵn tính trời/ Pha nghề thi hoạ đủ mùi ca ngâm”. Kiều không chỉ là một bậc tài nữ với đủ các món nghê cầm kỳ thi hoạ mà nàng còn có một trí thông minh trời phú. Tài năng của nàng tất cả đều vượt trội hơn người theo những quan niệm phong kiến xưa về người phụ nữ. Không chỉ biết rõ, thuộc lòng “bậc ngũ âm” trong nhạc cổ, Kiều còn chơi được loại đàn tỳ bà – đàn của người Hồ, vốn rất khó học. Hơn thế, nàng còn soạn lên khúc nhạc mang tên “Bạc mệnh” mà mỗi lần gảy lên đều khiến cho người nghe phải thổn thức, nghẹn ngào, rơi nước mắt. Những điều đó minh chứng cho một trái tim đa sầu đa cảm của một con người tài hoa. Nhan sắc và tài năng của nàng báo hiệu một cuộc đời truân chuyên, sóng gió. Ca ngợi vẻ đẹp, tài năng của Kiều, những câu thơ của Nguyễn Du đã mang ý nghĩa nhân đạo sâu sắc. Nó cũng thể hiện tài năng tuyệt vời của đại thi hào dân tộc – Nguyễn Du.

—————HẾT—————-

Để tìm hiểu về kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du cũng như về đoạn trích Chị em Thuý Kiều và nhân vật Kiều, mời các bạn cùng tìm hiểu và đón đọc thêm các bài viết khác của chúng tôi như: Đóng vai Thúy Vân kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, Nghị luận văn học đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảm nhận vẻ đẹp của nhân vật Thúy Vân trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button