Mỗi khi làm thủ tục nhận phòng khách sạn, chúng ta vẫn thường thắc mắc vì sao nhân viên luôn gõ cửa phòng trước rồi mới mở dù được báo là phòng trống. Hãy tham khảo một số ý kiến trong bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Lý do nhân viên luôn gõ cửa phòng trước
Thực tế hành động đã quá quen thuộc và trở thành nghiệp vụ nghề nghiệp bắt buộc đối với nhân viên các khách sạn, resort từ bình dân đến cao cấp. Nhân viên khi muốn vào một phòng bất kì dù biết phòng đó trống thì đều phải gõ cửa, xưng danh. Khi không thấy hồi đáp từ bên trong nhân viên mới được mở cửa để vào phòng. Việc làm này nhằm những mục đích sau:
Bạn đang xem bài: Giải Mã Vì Sao Nhân Viên Luôn Gõ Cửa Trước Dù Biết Phòng Trống
Tránh trường hợp nhầm phòng
Việc gõ cửa trước sẽ hạn chế được trường hợp nhầm phòng có khách hoặc phòng đang được dọn dẹp, kiểm tra. Trong khách sạn, các bộ phận Tiền sảnh – Buồng phòng – Kỹ thuật riêng biệt với nhau nên có thể xảy ra sự sai lệch về thông tin hoặc chưa cập nhật kịp thời. Khi có tiếng gõ cửa, nếu có người trong phòng thì họ sẽ lên tiếng để không xảy ra tình huống khó xử.
Gõ cửa phòng trước khi vào để tránh trường hợp nhầm phòng. Nguồn: Internet
Vào mùa du lịch, các khách sạn thường trong tình trạng kín phòng. Khối lượng công việc khá nhiều khi khách liên tục check-in, check-out hay khách nhận phòng sớm, trả phòng trễ sẽ dẫn đến việc chưa cập nhật kịp các thay đổi về số lượng phòng trống trên hệ thống. Từ đó, phát sinh ra việc phòng có khách còn lưu trú nhầm thành phòng trống. Việc gõ cửa trước sẽ giúp nhân viên dễ dàng xin lỗi với khách hơn việc tự động mở cửa đi vào và thể hiện sự tôn trọng riêng tư đối với khách hàng.
Do yếu tố tâm linh
Ngoài nguyên nhân nghiệp vụ ở trên thì nguyên tắc gõ cửa trước khi vào phòng trống còn là một hành động mang yếu tố tâm linh. Tính chất của phòng lưu trú sẽ đón tiếp rất nhiều lượt khách đến những cũng có những khoảng thời gian vắng khách thì phòng được bỏ trống. Theo yếu tố tâm linh, nhiều người tin rằng sẽ có những vị khách “bí ẩn” đến trú ngụ trong thời gian đó nên việc gõ cửa trước như lời xin phép để khách mới đến lưu trú. Điều này cũng giúp cho khách hàng ngủ ngon, không gặp phải những hiện tượng kỳ lạ. Ngoài ra, đây cũng là cách thức để tiễn âm khí đi và đón vượng khí vào.
Dù vì bất kì lí do gì thì việc gõ cửa phòng cũng thể hiện sự tôn trọng khách hàng. Với vài tiếng gõ cửa sẽ giúp bạn hạn chế được những tình huống trớ trêu cho khách hàng và nhân viên, đồng thời cũng mang lại cảm giác an tâm cho khách hàng mới đến lưu trú tại khách sạn, resort. Điều này giúp cho đảm bảo uy tín và độ chuyên nghiệp của khách sạn trong mắt khách hàng và toàn ngành nói chung.
Những kỹ năng mà nhân viên buồng phòng cần có
Ngoài nguyên tắc gõ cửa phòng trước khi vào thì tất cả nhân viên làm ngành Hospitality cần phải ghi nhớ các kỹ năng cơ bản sau để có thể phục vụ khách hàng được tốt nhất:
- Luôn tươi cười và chào hỏi khi gặp khách hàng.
- Tôn trọng các phong tục tập quán, văn hóa riêng của từng khách hàng.
- Đảm bảo yên tĩnh, không làm phiền khách hàng nghỉ ngơi.
- Không được sử dụng, xem xét tư trang, hành lí của khách hàng.
- Không tiết lộ thông tin cá nhân hoặc tự ý chụp ảnh khách hàng khi chưa xin phép (đặc biệt trường hợp khách là người nổi tiếng).
- Từ chối khéo léo những yêu cầu không thể đáp ứng cho khách hàng.
- Lắng nghe mọi góp ý của khách hàng để cải thiện chất lượng phục vụ.
Nhân viên khách sạn luôn nở nụ cười với khách hàng. Nguồn: Internet
Hi vọng bài viết đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc về hành động gõ cửa phòng trước khi vào của nhân viên. Hãy tiếp tục theo dõi Trung cấp nghề nấu ăn để cập nhật những thông tin thú vị xoay quanh nhóm ngành khách sạn – nhà hàng nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp