Tổng hợp

Giảng Viên Nguyễn Tiến Dũng là ai? Giảng viên Luật Lao Động “hot” nhất hôm nay

Cùng tìm hiểu xem giảng viên Nguyễn Tiến Dũng là ai và tiểu sử của anh chàng này ra sao nhé.

Giảng Viên Nguyễn Tiến Dũng là ai?

Nguyễn Tiến Dũng là giảng viên bộ môn Luật Lao động, khoa Pháp luật Kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội. Thầy Dũng cũng từng là cựu sinh viên khoa Pháp luật kinh tế trường Đại học Luật Hà Nội.

Bạn đang xem bài: Giảng Viên Nguyễn Tiến Dũng là ai? Giảng viên Luật Lao Động “hot” nhất hôm nay

Khi còn là sinh viên ở trường ĐH Luật Hà Nội, thầy Dũng luôn xuất sắc giành học bổng cao nhất toàn khoá. Trong thời gian giảng dạy, thầy giáo cũng từng nhận bằng khen cho những cống hiến của mình trong việc hướng dẫn sinh viên đạt giải trong cuộc thi nghiên cứu khoa học.

90 18e17eaf97d7611bce95575575688a0b
Giảng viên Nguyễn Tiến Dũng
90 eef19c6eb1297d7e2f57e33b41ad74ef
Giảng viên Nguyễn Tiến Dũng

90 d8e626e47a35afa5b2b0922801051863

90 34833026b9f427ad6fe3680f11475a0c

Những thành tích đáng nể mà thầy Dũng đã đạt được (Nguồn: Tổng hợp)

Với ngoại hình điển trai, có chuyên môn và đặc biệt sở hữu nhiều tài lẻ như đàn hát, dẫn chương trình, thầy Dũng từng được ví là Hà Dĩ Thâm phiên bản đời thật.

90 54fd77f212a40a00907d81be9aaa7006

90 751a560e35ae648caa79386f7d92aa3e

Một số hình ảnh khác của thầy Dũng

Trong những năm là sinh viên ở HLU, thầy Dũng luôn xuất sắc giành học bổng cao nhất toàn khoá, thầy chia sẻ: “Điều đặc biệt nhất khi còn sinh viên là lần đầu tiên mình đại diện cho cả khoá phát biểu trong ngày khai giảng, rồi sau 4 năm học 1 lần nữa, mình đại diện cho sinh viên phát biểu tại buổi lễ tốt nghiệp ra trường. Đối với bản thân mình kỷ niệm ấy rất vinh dự và mình cũng chỉ nhớ điều đó thôi.”

Thầy giáo trẻ cho biết trong tiềm thức, bản thân chưa bao giờ nghĩ rằng sẽ chọn Đại học Luật nhưng đây là định hướng của gia đình mà người tác động đến thầy nhiều nhất chính là bố. Tuy nhiên, thầy Dũng vẫn luôn biết ơn bố mình vì đã có một quyết định đúng đắn, thầy không hề hối tiếc ngược lại còn hoàn toàn mãn nguyện về điều đó. Bởi cho đến thời điểm hiện tại ngành Y và ngành Luật là 2 ngành được các nước phát triển rất trọng dụng và Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật ấy.

Thêm vào đó phải thừa nhận môi trường như Đại học Luật Hà Nội là một cơ hội tốt để thầy phát huy năng lực của mình vừa nghiên cứu pháp luật thực định vừa có khả năng tiếp xúc với các doanh nghiệp nhiều hơn thông qua hoạt động tư vấn. Môi trường học tập, giảng dạy và làm việc ở bậc đại học thực sự năng động bởi quy tụ nhiều thành phần, đối tượng tham gia học tập cũng như trao đổi nên sẽ tạo ra nhiều kinh nghiệm, nhiều cơ hội làm việc hơn.

Thầy Dũng cho hay: “Mình có rất nhiều kỷ niệm ở HLU nhưng nhớ nhất người thầy trực tiếp giảng dạy môn Luật Lao động hồi đó, người đã làm cho mình cảm thấy có lửa, có nhiệt huyết với môn học này. Đó là một người thầy vô cùng nghiêm khắc, đến giờ lớp ổn định trật tự, điểm danh xong rồi mà còn sinh viên vào muộn thì thầy sẽ không điểm danh nữa. Bài giảng của thầy rất hay và cuốn hút cho nên giờ lý thuyết đi muộn là không có chỗ để ngồi, mặc dù nhiều sinh viên không phải thầy dạy chính nhưng vẫn muốn sang lớp thầy nghe giảng vì thế nếu có tiết mà mình không đến sớm thì sẽ không lựa được chỗ ngồi ưng ý.”

Ban đầu thầy giáo điển trai này muốn trở thành giáo viên dạy các môn tự nhiên bởi cũng từng có một thời oanh liệt với khối khoa học tự nhiên. Mẹ thầy hy vọng con trai theo Kinh tế nhưng bố lại định hướng ngành Luật nên bây giờ thầy làm giảng viên Luật Kinh tế. Nghe vô lý nhưng lại vô cùng thuyết phục, đó phải chăng là “mối duyên may” đưa thầy Dũng với sự nghiệp trồng người? Vừa đáp ứng nguyện vọng của phụ huynh mà lại thoả mãn đam mê của chính mình, thầy cũng thích làm việc trong môi trường này vì nó nhiều người trẻ, năng động, theo guồng quay ấy bản thân cũng sẽ giữ được cái gọi là nhiệt huyết.

“Mình lên lớp cùng các bạn sinh viên luôn cảm thấy bản thân như đang trẻ ra, đôi khi còn quên mất độ tuổi thật nữa cơ, nhiều lúc giật mình cũng gần 29, 30 tuổi rồi nhưng điều đó không quan trọng vì mình cảm giác vẫn còn trẻ. Với mình, thanh xuân không phải thời gian mà thanh xuân tồn tại ở cảm xúc bởi vậy động lực duy nhất đến lớp mỗi ngày không gì khác chính là các em sinh viên, sự trưởng thành của các em là hạnh phúc của mình.”, thầy giáo tâm sự.

Trong cuộc sống thầy Dũng luôn đặt ra quy tắc riêng cho bản thân, thầy nói: “Cho và nhận là những yếu tố vô cùng quan trọng, nhận được yêu thương từ mọi người, từ sự tôn trọng của sinh viên thì mình cũng phải đền đáp xứng đáng với tình cảm đó bằng sự tận tâm và nhiệt huyết trong công việc, có những sản phẩm khoa học, những bài giảng hay cống hiến cho các bạn sinh viên, nâng bước cho sinh viên trưởng thành, ra trường.”

chao k sv moi 15729062804691335839249
chia tay lop sv 1572906286194273299681

Với gốc là sinh viên theo khối khoa học tự nhiên và có kinh nghiệm làm việc, nghiên cứu thực tế ở một số doanh nghiệp, tuy vẫn nhận thấy tầm quan trọng của người thầy trong xã hội hiện đại nhưng đối với thầy Dũng: “Không trò đố thầy dạy ai? Dưới con mắt của dân Luật Kinh tế, giáo dục bản chất là một dịch vụ mà thầy cô là người cung ứng dịch vụ còn sinh viên là người sử dụng dịch vụ. Bởi vậy với tư cách của một người cung ứng dịch vụ, giảng viên sẽ đưa ra những dịch vụ mới lạ để sinh viên thích nghe, thích xem, thích học, đam mê tìm hiểu, nghiên cứu. Bên cạnh lý thuyết cần cố gắng đan xen những câu chuyện thực tế vào các giờ giảng, thậm chí chỉ kể chuyện thực tế với sinh viên mỗi khi lên lớp, điều đó sẽ có ích cho công việc của sinh viên nhiều hơn là lý thuyết thuần tuý.”

Đa số mọi người nhận xét thầy ít nói, thích lắng nghe nhưng tương đối thẳng thắn, chân thành trong các mối quan hệ, đặc biệt với người học. Thầy Dũng mong muốn các bạn sinh viên trong xã hội hiện đại ngày nay, bên cạnh kiến thức chuyên môn nên tham gia hoạt động phong trào. Bản thân thầy cũng từng có tuổi trẻ rực rỡ với các hoạt động ý nghĩa như thi hát, thi học thuật, hoạt động tình nguyện ở HLU. Xuất sắc hơn, thầy là một trong những sinh viên đầu tiên của khoá được kết nạp vào Đảng từ năm thứ 3 Đại học.

“Mình nghĩ tuổi trẻ chỉ có một lần, sống sao để không hối tiếc thế nên còn trẻ, tay còn khoẻ, chân còn vững, còn muốn đi mình vẫn có thể cống hiến cho cuộc sống, hết mình không hẳn phải vì mục đích nào đó. Tuy nhiên, với sinh viên thì học tập vẫn phải đặt lên hàng đầu, cần cân đối, quản lý quỹ thời gian, cân đối mọi mối quan hệ.”, thầy giáo HLU chia sẻ thêm.

Thầy giáo soái ca Đại học Luật hướng đến một cuộc sống chủ động với thời gian biểu chi tiết, phù hợp để tâm lý tốt hơn, hiệu quả công việc cao hơn. Đam mê duy nhất những lúc rảnh rỗi của thầy là âm nhạc, một ngày không âm nhạc có phần hơi nhạt nhẽo, thầy thích đàn hát tình ca vì cảm giác nó giúp xua tan áp lực công việc, cuộc sống. Ngoài ra thầy giáo trẻ thi thoảng vẫn đi chơi với bạn bè, chọn địa điểm du lịch, tự lái xe đi để trải nghiệm cuộc sống 1 vài ngày, sau đó quay lại công việc, với thầy Dũng lúc ấy chính là những khoảng thời gian cân bằng.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button