Giáo dục

Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

Đề bài: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

gioi thieu ve dep cua chi em thuy kieu

Bạn đang xem bài: Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều

I. Dàn ýGiới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu về đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” và vẻ đẹp của 2 chị em.

2. Thân đoạn

a. Vẻ đẹp chung của 2 chị em

– “ả tố nga” người phụ nữ đẹp.
– “Mai cốt cách”: tính cách nhẹ nhàng, thanh cao như mai.
– “Tuyết tinh thần”: tâm hồn trong sáng, thanh khiết như tuyết.
– “Mười phân vẹn mười”: vẻ đẹp hoàn hảo
-> Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những bậc giai nhân tài sắc.

b. Vẻ đẹp của Thúy Vân

– “Trang trọng khác vời”: vẻ đẹp thanh cao, đài các
– “khuôn trăng đầy đặn”: Khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu.
– “nét ngài nở nang”: Đôi lông mày đẹp, đậm nét.
– “hoa cười”, “ngọc thốt”: nụ cười tươi như hoa, giọng nói trong như ngọc.
– “mây thua”, “tuyết nhường”: Mái tóc bồng bềnh, mềm mại như mây, da trắng như tuyết.
→ Dự báo một cuộc đời bình yên, hạnh phúc.

c. Vẻ đẹp của Thúy Kiều

– Thúy Kiều sở hữu vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” nổi bật hơn hẳn Thúy Vân.
– “Làn thu thủy”: Đôi mắt trong, long lanh như hồ nước mùa thu
– “Nét xuân sơn”: Dáng lông mày mềm mại như dáng núi mùa xuân
– “hoa ghen”, “liễu hờn”: thiên nhiên ghen ghét, đố kị
→ Dự báo cuộc đời nhiều sóng gió.
– Không chỉ có nhan sắc xuất chúng, Thúy Kiều còn có tài năng hơn người “Sắc đành đòi một tài đành họa hai”.
– Nghệ thuật: Đòn bẩy, tả cảnh ngụ tình

3. Kết đoạn

Khẳng định vẻ đẹp của 2 chị em Thúy Kiều, Thúy Vân và giá trị đoạn trích.

II. NhữngGiới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều hay nhất

1. Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, mẫu 1 (Chuẩn)

Thông qua bút pháp ước lệ tượng trưng và tài năng miêu tả nhân vật bậc thầy, nhà thơ Nguyễn Du đã dựng lên bức chân dung sống động về vẻ đẹp, tính cách và tài năng hai chị em Thúy Kiều và Thúy Vân. Bức chân dung này được thể hiện rõ nét thông qua đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”. Hiện lên trong trang thơ là hai bậc giai nhân tuyệt sắc “mười phân vẹn mười”. Thúy Vân mang vẻ đẹp phúc hậu, đoan trang với “khuôn trăng đầy đặn”, đôi mày ngài mềm mại, sắc nét. Tiếng nói của nàng trong trẻo như ngọc “ngọc thốt”, tiếng cười tươi tắn tựa đóa hoa mùa xuân “hoa cười”; mái tóc mềm mại, bồng bềnh tựa mây, làn da trắng hồng, mong manh tựa tuyết. Người em Thúy Vân đã xinh đẹp, hoàn hảo đến mực “mây thua”, “tuyết nhường” là vậy, thế nhưng người chị Thúy Kiều lại có phần xuất chúng hơn hẳn “So bề tài sắc lại là phần hơn”. Nhà thơ Nguyễn Du đã đặc tả vẻ đẹp của Thúy Kiều thông qua đôi mắt long lanh, trong sáng như làn nước mùa thu “làn thu thủy”, đôi lông mày thanh tú tựa dáng núi mùa xuân. Nghệ thuật điểm nhãn kết hợp với bút pháp ước lệ tượng trưng đã làm nổi bật lên vẻ đẹp kiêu sa, sắc sảo của Thúy Kiều, một vẻ đẹp vượt qua cả những chuẩn mực thông thường của tự nhiên, khiến cho hoa phải ghen, liễu phải hờn. Nếu như vẻ đẹp của Thúy Vân báo hiệu một cuộc đời bình lặng, an yên thì vẻ đẹp của Thúy Kiều lại là những tín hiệu không lành về một cuộc đời truân chuyên, sóng gió.

2. Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, mẫu 2 (Chuẩn)

Trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều”, đại thi hào Nguyễn Du đã mở ra trước mắt người đọc hai bức chân dung tuyệt mĩ về chị em Thúy Kiều. Đó là hai người con gái tài sắc trong gia đình Vương viên ngoại. Hai chị em Thúy Kiều không chỉ có vẻ đẹp xuất chúng mà còn là những thiếu nữ dịu dàng, thanh cao như mai, tâm hồn trong sáng, thanh khiết như tuyết “Mai cốt cách tuyết tinh thần”. Thúy Kiều và Thúy Vân đều là những người con gái đẹp, thế nhưng mỗi người lại sở hữu một vẻ đẹp riêng, mà theo nhận xét của đại thi hào Nguyễn Du thì đó là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười”. Nếu em gái Thúy Vân mang nét đẹp trang trọng, thanh cao với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu, giọng nói trong trẻo, nụ cười tươi tắn thì Thúy Kiều lại mang vẻ sắc sảo hơn hẳn. Tuy không miêu tả chi tiết về những đường nét trên khuôn mặt, thế nhưng qua nghệ thuật điểm nhãn, nhà thơ Nguyễn Du đã làm nổi bật vẻ đẹp “khuynh quốc” của Thúy Kiều thông qua đôi mắt và dáng mày. Đôi mắt nàng trong sáng, long lanh tựa mặt nước mùa thu, hàng mày cong và mềm mại như dáng núi mùa xuân. Vẻ đẹp của Thúy Vân khiến cho hoa phải ghen vì kém thắm, liễu phải hờn vì kém xanh. Chỉ với 12 câu thơ ngắn gọn, nhà thơ Nguyễn Du đã tạo được những ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc về vẻ đẹp của hai chị em nhà họ Vương.

3.Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, mẫu 3 (Chuẩn)

Thúy Vân và Thúy Kiều là hai người con gái đẹp của gia đình họ Vương. Cả hai chị em đều sở hữu một nhan sắc xinh đẹp “nức tiếng” xa gần. Đó là vẻ đẹp “mười phân vẹn mười. Thúy Vân là em gái, nàng mang nét đẹp thanh cao, đài các với khuôn mặt phúc hậu, đầy đặn, từ giọng nói, tiếng cười đến làn da, mái tóc của nàng đều vô cùng hoàn hảo. Vẻ đẹp của nàng khiến cho thiên nhiên cũng phải nhún nhường, kiêng nể “Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da”. Thúy Vân đã đẹp là vậy, thế nhưng người chị Thúy Kiều lại có phần sắc sảo, nổi bật hơn hẳn. Đó là bậc giai nhân sở hữu nhan sắc “nghiêng nước nghiêng thành”, đôi mắt của nàng long lanh, có hồn như mặt nước mùa thu, đôi lông mày duyên dáng, yểu điệu như dáng núi mùa thu. Vẻ đẹp của Thúy Kiều hoàn mĩ đến mức thiên nhiên cũng phải ghen, phải hờn. Không chỉ có nhan sắc hơn người, Thúy Kiều còn là bậc kì nữ thông thạo cầm – kì – thi – họa. Thông qua nghệ thuật miêu tả nhân vật và nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, nhà thơ Nguyễn Du đã thành công tái hiện chân dung, vẻ đẹp của hai chị em Thúy Kiều, qua đó thể hiện thái độ trân trọng, ngợi ca với vẻ đẹp, tài năng và góp phần dự báo về tương lai của nhân vật.

—————HẾT—————–

Sau khi tham khảo bài Giới thiệu vẻ đẹp của chị em Thúy Kiều, các em có thể củng cố thêm kiến thức về đoạn trích qua việc tham khảo thêm: Đóng vai Thúy Kiều kể lại đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Cảm nhận vẻ đẹp của Thúy Kiều trong đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Phân tích 4 câu thơ đầu của đoạn trích Chị em Thúy Kiều, Miêu tả tài sắc của kiều qua 12 câu thơ trong bài Chị em Thúy Kiều.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button