Giáo dục

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Đề bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

viet doan van cam nhan ve nhan vat be thu trong truyen ngan chiec luoc nga

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà

I. Dàn ý Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà (Chuẩn)

1. Mở đoạn

Giới thiệu tác giả Nguyễn Quang Sáng, tác phẩm Chiếc lược ngà và nhân vật bé Thu.

2. Thân đoạn

* Hoàn cảnh:

– Ba đi kháng chiến xa nhà, đến khi bé Thu 8 tuổi ba mới về thăm nhà.
– Bé Thu không nhận ra ba vì vết sẹo trên mặt.

* Diễn biến tâm lí nhân vật bé Thu:

– Khi chưa nhận ra ba: ngờ vực, lảng tránh; chỉ gọi trống không chứ không chịu gọi cha.
– Khi nhận ra ba: Gọi ba, chạy tới và ôm chặt lấy ba, sự ân hận, hối tiếc, tình cảm với ba bộc lộ ra mạnh mẽ, cuống quýt, hối hả xen lẫn hối hận.

* Đánh giá:

– Về nhân vật: Bé Thu là cô bé bướng bỉnh nhưng ẩn sâu trong đó là tình thương tha thiết dành cho ba của mình.
– Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: xây dựng tính cách nhân vật trẻ em, diễn tả sinh động, trân trọng tình cảm trẻ thơ.

3. Kết đoạn

Khẳng định lại vẻ đẹp nhân vật bé Thu, giá trị về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

II. Những mẫuViết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà hay nhất

1. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 1 (Chuẩn)

“Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là truyện ngắn viết về chủ đề gia đình trong chiến tranh. Bé Thu là nhân vật đặc biệt nhất trong truyện, thông qua những lời nói, hành động và diễn biến tâm lí phức tạp của nhân vật đã góp phần bộc lộ tình phụ tử thiêng liêng, đáng quý. Cha bé Thu là ông Sáu, vì phải xa nhà đi kháng chiến mãi đến khi bé Thu lên tám tuổi ông mới về. Chiến tranh đã để trên khuôn mặt ông Sáu vết sẹo dài, đáng sợ, đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến những hiểu lầm khiến bé Thu không chịu nhận cha. Gặp lại cha sau bao năm xa cách nhưng trớ trêu thay, trái ngược với sự nôn nóng, mong đợi của ông Sáu, bé Thu lại tỏ ra sợ hãi, em hốt hoảng, mặt tái đi rồi bỏ chạy, vừa chạy vừa hét. Trong những ngày ông Sáu nghỉ phép, dù cho mẹ bắt gọi ba những bé Thu vẫn nhất quyết không chịu gọi ba, trong những tình thế bắt buộc, Thu cũng chỉ gọi trống không, cuối cùng sự ương ngạnh của bé Thu đã khiến ông Sáu tức giận đánh một cái thì cô bé bỏ về nhà bà ngoại. Bé Thu là cô bé bướng bỉnh, ngang ngạnh, thế nhưng hiểu được lí do của tất cả những hành động ấy, ta lại không khỏi xúc động trước tình thương của bé dành cho ba. Người ba trong bức ảnh chụp chung với má không có vết sẹo dài và đáng sợ giống ông Sáu, đây cũng là lí do em không chịu nhận ba và từ chối mọi hành động quan tâm của ông Sáu. Khi nghe bà ngoại kể chuyện, bé Thu đã hiểu ra mọi chuyện, mọi khúc mắc của em đã được giải tỏa, em cảm thấy ân hận, hối tiếc. Khi ông Sáu phải lên đường, Thu chạy tới ôm ghì cổ ông Sáu, em khóc rồi hôn cha cùng khắp, có thể thấy tình yêu dành cho ba cũng như nỗi mong nhớ dồn nén đã bị bùng phát, bé Thu có vẻ hối hả, cuống quýt xen lẫn cả sự hối hận. Thu là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, yêu cha vô bờ bến. Tác giả thật khéo léo khi tái hiện diễn biến tâm lí của bé Thu trong truyện, từ tính cách, giọng điệu, lời nói, thái độ và hành động đều là trẻ thơ chân thật sinh động.

2. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 2 (Chuẩn)

Đọc truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng, ta cảm nhận được tình cha con sâu nặng trong hoàn cảnh dữ dội, khốc liệt của chiến tranh. Nhân vật chính của những tình huống truyện bất ngờ là bé Thu – cô con gái tám tuổi của ông Sáu. Ông Sáu tham gia kháng chiến từ khi bé Thu mới sinh ra đến khi bé Thu lên tám tuổi mới về thăm nhà. Được gặp lại con sau bao nhiêu năm xa cách ông Sáu rất vui mừng, thế nhưng bé Thu nhìn thấy ông Sáu, vừa sợ hãi lại ngờ vực, không tin trước mắt mình là cha bởi vì cha trong hình chụp với má không có sẹo to mà dài trên má như thế. Bé Thu không phải đứa trẻ bướng bỉnh nhưng lại rất mạnh mẽ, kiên định bởi Thu dành cho ba tình yêu thương tha thiết. Trong nhận thức giản đơn và non nớt của bé Thu, ông Sáu không phải người ba trong bức hình chụp chung với má. Chính vì thế nên dù có bị dồn ép thế nào bé Thu vẫn chỉ gọi trống không chứ không chịu gọi cha, sự ngang đầu cứng cổ ấy khiến ông Sáu không kiềm chế được cơn tức giận mà lỡ tay đánh Thu. Cứng đầu, ngang ngạnh là vậy nhưng sau khi nghe bà ngoại kể vết sẹo trên má của cha là do chiến tranh, bé Thu đã gỡ được nút thắt nghi ngờ trong lòng mình, bộc lộ rõ sự ân hận. Ngay sáng hôm sau khi trở về nhà, nhìn thấy cha lại chuẩn bị đi bé Thu lao đến và ôm quặp chặt người cha, hôn lên cùng khắp và khóc như mưa. Tình thương ba của bé Thu được ấp ủ, dồn nén trong một thời gian dài nên khi mọi hiểu lầm được hóa giải, bé Thu về nhà gặp ba, Thu vồ vập còn hơn cả cha khi lần đầu nhìn thấy nó. Mọi diễn biến tâm lí bé Thu đều hoàn toàn tự nhiên và chân thật, phản ứng của em trong mọi tình huống đều thể hiện rõ em là đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, cứng cỏi đến mức tưởng như ương ngạnh. Tạm biệt ba em vẫn dặn dò cha mua cho mình chiếc lược nhỏ, điều đó chứng tỏ em vẫn là đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ, muốn được tình ba yêu thương, quan tâm. Nhân vật bé Thu là tiêu biểu cho nghệ thuật miêu tả tâm lí và tính cách nhân vật của tác giả, một trong những điểm nổi bật tạo nên thành công cho truyện ngắn.

3. Viết đoạn văn cảm nhận về nhân vật bé Thu trong truyện ngắn Chiếc lược ngà, mẫu 3 (Chuẩn)

Tình cảm cha con là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp, nó càng đáng quý hơn trong những hoàn cảnh khó khăn. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng viết về tình cha con giữa ông Sáu và bé Thu. Thời điểm bé Thu chào đời chưa bao lâu thì cha đã phải đi kháng chiến xa nhà, đến khi bé Thu lên tám tuổi mới được gặp cha lần đầu. Thế nhưng, cha gặp con sau bao năm xa cách liền nhận ra và vui mừng khôn xiết, còn bé Thu lại không thể nhận ra cha, bởi trong tiềm thức và trí nhớ của em, cha của em không có vết sẹo dài trên má như ông Sáu. Ông sáu rối rít và tha thiết gọi con bao nhiêu thì bé Thu lại sợ hãi, lảng tránh và chạy trốn trong ngờ vực bấy nhiêu. Mặc cho má bắt kêu bằng cha thì bé Thu vẫn không chịu nhận và chỉ gọi trống không, phản ứng này của bé Thu là điều có thể hiểu được, cô bé còn quá nhỏ, sự khác biệt trên khuôn mặt cha là quá lớn để nó có thể tự mình giải đáp nghi ngờ trong lòng. Chỉ đến khi bé Thu bỏ về nhà bà ngoại sau cái đánh của cha, bé Thu mới nhận ra ông Sáu chính là cha mình, vết sẹo là do bom đạn chiến tranh gây ra. Nghi ngờ được bác bỏ, trong giờ phút chia tay với cha, bé Thu đã bùng lên tình yêu, sự nhớ mong cũng những hối tiếc, ân hận bấy lâu. Từng hành động chạy đến ôm ghì cổ cha hay dùng chân quặp chặt rồi lại hôn cùng khắp thể hiện rằng nó yêu và thương nhớ cha nhiều lắm. Tất cả đều là tình cảm chân thật sâu sắc, mạnh mẽ và dứt khoát của một đứa trẻ, nét cá tính ương ngạnh của bé Thu thực ra đều xuất phát từ sự nhất quán trong suy nghĩ của em. Bé Thu và tình cha con trong Chiếc lược ngà đã gợi cho người đọc nghĩ nhiều hơn và thấm thía hơn đau thương, mất mát mà chiến tranh gây ra cho bao nhiêu con người, bao nhiêu gia đình Việt Nam.

—————-HẾT—————

Để có thể nắm được nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật và những chi tiết nghệ thuật đáng chú ý của truyện ngắn “Chiếc lược ngà” các em có thể đọc thêm các bài sau: Phân tích chi tiết vết sẹo trong truyện Chiếc lược ngà, Phân tích nhân vật ông Sáu trong Chiếc lược ngà, Cảm nhận về tình cảm của nhân vật ông Sáu dành cho con trong truyện Chiếc lược ngà, Cảm nhận của em về đoạn trích Chiếc lược ngà.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Giáo dục

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button