Hầu đồng là gì? Đây là câu hỏi gây nhiều tranh cãi trong xã hội. Có người cho rằng hầu đồng là mê tín dị đoan, nhưng cũng có người cho rằng hầu đồng là một nét văn hóa của người Việt Nam. Cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu xem hầu đồng là gì nhé.
Hầu đồng là gì?
Cùng Cmm.edu.vn xem qua định nghĩa hầu đồng là gì và các thuật ngữ có liên quan.
Bạn đang xem bài: Hầu đồng Là Gì? 1 Số Thuật Ngữ Liên Quan đến Hầu đồng
Advertisement
Định nghĩa hầu đồng là gì?
Trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần, hay tín ngưỡng thờ Đạo Mẫu,.. hầu đồng là một nghi lễ tâm linh.
Advertisement
Người ta tin rằng bằng việc lên đồng, thần linh có thể giao tiếp với các ông đồng, bà đồng. Thông qua cách nhập hồn vào thân xác người hầu đồng, họ có thể phán truyền, chữa bệnh, diệt trừ tà ma, ban lộc,… cho con nhang, đệ tử.
Lúc này, các ông đồng, bà đồng chính là hiện thân của vị thần nhập vào họ.
Advertisement
Một số thuật ngữ có liên quan
Chúng ta đã biết được định nghĩa về hầu đồng, thế nhưng những ai phải hầu đồng? Còn các thuật ngữ khác về hầu đồng thì sao? Cùng mình đọc qua nhé.
Căn hầu đồng là gì?
Căn hầu đồng là những người có nghiệp duyên từ kiếp trước, đến kiếp này họ phải chịu hậu quả xấu do những gì mà họ tạo ra.
Họ được các Thánh đức đoái thương, chọn để thay Thánh cứu độ thế gian. Các căn hầu đồng thay mặt các Thánh làm các việc thiện hòng chuộc lại lỗi lầm.
Cô hầu đồng là gì?
Cô hầu đồng là những người hầu đồng có giới tính nữ. Họ là những người nhạy cảm và có tính khí khác người.
Đi hầu đồng là gì?
Đi hầu đồng, hay lên đồng, là một nghi thức tín ngưỡng dân gian. Khi lên đồng, thần linh sẽ nhập vào thể xác của người hầu đồng để diệt trừ tà ma hoặc ban phúc lộc đến các đệ tử.
Giá hầu đồng là gì?
“Giá” là những vị Thánh nhập vào người lên đồng. Người ta cho rằng khi được nhập vào thì người lên đồng không còn là người phàm nữa.
Họ có thể nhảy múa một cách uyển chuyển, nhịp nhàng, khác hẳn với ngày thường.
Những ai phải hầu đồng
Hầu hết những người hầu đồng là do di truyền, do hoàn cảnh bản thân hoặc do họ có căn đồng. Người nào có “căn” mà chưa trình Thánh thì thường bị “hành”.
Họ thường bị những căn bệnh lạ mà thầy thuốc không chữa trị được. Khi làm ăn họ thường chịu thất bát, thua thiệt. Sau khi trình Thánh, sức khỏe của họ sẽ hồi phục và việc làm ăn được hanh thông.
Ý nghĩa của hầu đồng là gì
Hiện nay, lên đồng vẫn còn là một hình thức tín ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Hầu đồng được xem như một phương thức giảm stress của con người.
Bản chất của hầu đồng là để yên căn số, cầu xin an lành chứ không phải xin lộc. Hầu đồng được Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ vật và trình tự hầu đồng
Cùng mình tìm hiểu về lễ vật và trình tự hầu đồng sau đây.
Lễ vật hầu đồng
Trước đây, lễ vật thường khá đơn giản. Cơ bản chỉ có hoa quả, thịt, xôi, trầu cau, vàng mã,… Bây giờ lễ vật càng lúc càng phong phú hơn, có cả những sản phẩm công nghiệp và những lễ vật xa xỉ, đắt tiền.
Trình tự hầu đồng
Lên khăn áo
Đầu tiên, sau khi hát thờ, cung văn sẽ hát hầu. Cung văn hát các điệu mời khác nhau tùy vào từng vị Thánh. Đến khi Thánh nhập, tức là lúc Thánh bắt đầu ngự về, Thanh Đồng sẽ hất khăn khỏi mặt.
Còn nếu Thánh chỉ giáng qua thì người hầu đồng ra dấu khác và cung văn chuyển sang mời vị khác. Sau đó, người hầu đồng đang ở một giá mới và phải thay trang phục, đồ hầu dâng,… cho tương xứng với giá này.
Múa lễ
Sau khi lên khăn áo, vị Thánh sẽ múa lễ. Vị ấy phải cầm hương được bọc qua một lớp vải đỏ để dâng lên bàn thờ Thánh Mẫu, sau đó quỳ làm lễ.
Tiếp theo vị ấy quay ra cử tọa và làm các nghi thức khác, hầu hết các nghi thức ấy là múa điệu múa giá của mình. Các điệu múa này nhằm mục đích ra oai, thể hiện niềm vui, hay sự vui vẻ khi làm việc Thánh. Trong khi Thanh Đồng hóa thân, bốn phụ đồng ở dưới cũng múa may hưởng ứng.
Phán truyền và thăng
Sau giai đoạn múa lễ, vị Thánh ngồi xuống, nghe hát văn và uống rượu. Lúc này các phụ đồng phải lấy quạt che xung quanh khuôn mặt của vị Thánh.
Khi nghe văn, vị Thánh phán bảo, khai quan, thưởng lộc cho cung văn hát hay và các cử tọa. Sau đó, vị Thánh ra dấu, khăn đỏ phủ lên, Thánh thăng.
Các giá hầu đồng
Với giá quan, người hầu đồng thường múa kiếm, múa cờ, kích, long đao. Giá các chầu bà múa tay không, múa quạt, múa mồi.
Giá các cô thì sẽ múa thêu thùa, múa hoa, múa quạt, múa khăn lụa, múa đàn, chèo đò, múa tay không. Giá các cậu thường sẽ múa lân, múa hèo,… Khi múa xong một giá, người hầu đồng tạ lễ bằng cách bắt chéo lễ cụ phía trước trán.
Xem thêm:
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi hầu đồng là gì và một số thuật ngữ liên quan đến hầu đồng. Nếu bạn thấy bài viết hay thì hãy để lại một Like, Share hoặc Comment để Cmm.edu.vn cho ra nhiều bài hay hơn nữa nha.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp