Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con (6 mẫu)
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con
Đề bài: Kể một câu chuyện cảm động thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con.
Bạn đang xem bài: Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con (6 mẫu)
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 1
Dù bạn ở đâu, bạn làm gì thì bạn vẫn biết rằng cha mẹ vẫn luôn ở bên. Tình mẫu tử, tình phụ tử là thứ tình cảm vô cùng thiêng liêng, là chiếc la bàn giúp ta định vị được những hướng đi đúng đắn trong cuộc sống. Nó không giống như tình cảm bạn bè, cũng không phải là tình cảm khi ta yêu một người nào đó mà là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái. Không ai trong chúng ta không có tình cảm này. Và chúng ta có thể khẳng định rằng chúng ta không đơn độc giữa cuộc đời này, vì ít nhất vẫn còn tình cảm của cha mẹ.
Như mọi người biết, thông thường tình cảm bắt nguồn từ các mối quan hệ trong gia đình và xã hội. Riêng tình cảm cha mẹ đối với con cái là do được khơi dậy từ tình yêu thương tự nhiên. Nó được xuất phát và diễn biến một cách hết sức tự nhiên. Tình thương của cha mẹ đối với con cái là sự tự nguyện hi sinh không điều kiện. Bằng chứng là nó không hề bắt đầu từ một hình thức “hợp đồng” hay “giao kèo” để ấn định sự lời lỗ giữa hai bên cha mẹ và con cái. Con cái bất luận là trai hay gái, bình thường hay mang dị tật, cha mẹ đều yêu thương, nuôi dưỡng, không ngại ngùng công lao cực khổ và tính toán với con cái. Chính vì thế, tình cảm cha – mẹ – con cái và ngược lại, đạo làm con đối với cha mẹ là quan hệ “máu mủ ruột rà”, có ý nghĩa thiêng liêng, gắn bó nhất của con người. Nó là nền tảng để xây dựng những mối quan hệ tình cảm khác trong xã hội chúng ta.
Như đã nói ở trên, mối quan hệ này đã tồn tại trong xã hội chúng ta, rộng rãi hơn nữa là trên thế giới, toàn nhân loại hàng ngàn năm và không phải ngẫu nhiên mà lại được đề cao, tôn vinh, tôn thờ như thế. Thuở sơ khai, tạo hóa đã cho ta được những gì? Một xã hội không văn hóa, không giai cấp, không gia đình. Nhưng khi một đứa trẻ sinh ra, chúng đã được chăm sóc, bảo vệ, nuôi dưỡng và được dạy cho những bài học sinh tồn, những bài học đầu đời từ những người sinh thành. Trải qua rất nhiều thế kỉ, đến xã hội chúng ta ngày nay, cuộc sống văn minh, hiện đại, phân tầng giai cấp rõ rệt, con người đã tụ tập theo huyết thống tạo thành những gia đình. Nhưng khi có một đứa trẻ sinh ra, nó vẫn được dạy dỗ, chăm sóc, yêu thương, bảo vệ trong vòng tay của những người sinh thành. Những tiếng bập bẹ đầu đời, nó luôn gọi tên những người gần gũi với chúng nhất. Đó là cha, là mẹ! Điều tôi muốn nói ở đây là tình cảm của cha mẹ và con cái đã trở thành thứ tình cảm trường tồn, vượt qua không gian, thời gian và những biến đổi của các yếu tố trong xã hội. Chính vì vậy, chúng ta phải biết quý trọng tình cảm này, phải vun đắp tình cảm này trở nên đẹp đẽ và to lớn hơn. Ta phải biết:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”.
Đây là câu ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về công lao to lớn của cha mẹ, “Núi Thái Sơn” là ngọn núi cao và đồ sộ ở Trung Quốc, ý muốn so sánh công lao của người cha vô cùng vĩ đại. Còn ví nghĩ mẹ như “nước trong nguồn” chảy ra là chỉ tình mẫu tử hết sức bền chặt, lâu dài giữa mẹ và con. Cả hai vế của câu ca dao trên không chỉ có ý nhấn mạnh, nhắc nhở những kẻ làm con phải biết đến công lao vô cùng to lớn và lâu dài của cha mẹ mà còn gián tiếp khuyên kẻ làm con phải biết làm tròn “chữ hiếu” với cha mẹ.
Vẫn biết tình mẫu tử, phụ tử là thiêng liêng, cao đẹp và chúng ta phải biết trân trọng tình cảm ấy. Nhưng trong cuộc sống thực tại có rất nhiều bậc làm cha mẹ không giữ đúng được vai trò của mình, không làm gương tốt cho con cái, rồi cũng có những đứa con ngỗ ngược, hư hỏng. Báo đài gần đây cũng đưa tin về nhiều vụ việc như vậy xảy ra. Theo tôi thấy thì đây quả là một vấn đề rộng lớn, không đơn giản bởi nếu nói cho cùng thì cũng có những nguyên nhân. Tuy nhiên, nếu nói gọn lại thì có những nguyên nhân cơ bản như sau: Trước hết phải khẳng định đó cũng là một mặt trái của “cơ chế thị trường”, “thời cơ hội nhập” đã tác động mạnh vào xã hội nước ta trong thời gian vừa qua. Vì mục đích mưu sinh mà nhiều gia đình không còn giữ được nếp sống theo truyền thống văn hóa thuần Việt như ngày xưa, sự xa cách, xu thế độc lập, lối sống tự do theo kiểu phương Tây, làm cho mối quan hệ tình cảm gia đình giữa bố mẹ và con cái có xu thế trở nên xa cách hơn. Hơn nữa, trong thời đại hội nhập hiện nay, con cái muốn tự lập để khẳng định bản thân, sống một cách buông thả, bất cần, đã làm cho nhiều sợi dây gắn kết gia đình trở nên yếu đi. Tiếp theo, mặc dù cha mẹ sống có trách nhiệm với con cái, song tình cảm thực vẫn thiếu, điều đó cũng xảy ra ở một số gia đình. Tuy vậy không nhiều. Nguyên nhân chính gây nên chuyện này là do người lớn thiếu trách nhiệm trong việc nuôi dạy con cái, do nhiều nguyên nhân mà họ không thể gần gũi con cái, từ đó không hiểu được tâm tư, tình cảm của con trẻ, không dành được tình thương yêu cho con cái dẫn đến việc không có tình cảm. Chẳng lẽ rồi sẽ có lúc gia đình và các giá trị tình cảm của chúng sẽ biến mất trong cuộc sống xã hội? Bạn thử tưởng tượng nếu như con cái vừa được đẻ ra là được máy tính hóa dữ liệu và chuyển vào Internet thay cho các giấy khai sinh. Tiếp đó đứa con sẽ được chuyển ngay cho các chú rô bốt tự động để nuôi nấng. Bố mẹ quá bận làm việc nên chỉ định kì hằng tháng mới mở chiếc máy tính của mình ra và truy cập vào mạng để biết được thông tin và tình trạng của con cái. Đừng quá “sốc” khi nghe mô phỏng cuộc sống gia đình tương lai như vậy các bạn ạ! Nếu để tình trạng này còn xảy ra thì đó là một viễn cảnh không quá xa vời đâu.
Nếu để cái viễn cảnh như trên không thể xảy ra thì chúng ta phải làm gì? Cha mẹ nên dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên dành nhiều thời gian hơn để quan tâm, chăm sóc tới con cái. Cha mẹ nên quan tâm để giúp con cái định hướng, tránh xa cám dỗ, các tệ nạn xã hội. Và ngược lại, con cái cũng phải yêu thương kính trọng và tròn đạo hiếu với cha mẹ:
“Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”.
Nếu chúng ta có thể thực hiện được tốt những điều này thì cái viễn cảnh về một tương lai gia đình và các giá trị về tình cảm gia đình sẽ chẳng bao giờ có thể biến mất trong xã hội.
Mỗi ngày hãy tập nói “Con yêu cha mẹ” để nó trở thành một thói quen. Tình yêu cha mẹ của con cái chính là những biểu hiện cao đẹp nhất của tình cảm con người đấy, bạn ạ. Đừng quên nói với các bậc sinh thành rằng “Con yêu cha mẹ”.
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 2
Tôi là một cậu bé khá nghịch ngợm, không chịu học hành lại rất ham mê trò chơi điện tử. Do nhà không có máy tính nên thỉnh thoảng vào cuối tuần, tôi thường cùng với các bạn rủ nhau ra quán chơi. Bọn con trai chúng tôi một khi đã ngồi trước màn hình máy tính là dường như quên hết mọi chuyện.
Tôi vẫn còn nhớ như in kỷ niệm. Tối hôm đó là thứ hai đầu tuần. Trong khi ngồi học bài mà đầu tôi cứ nghĩ đến trận đấu ngày hôm qua với Long – cậu bạn thân cùng lớp. Long cũng là một cậu bạn ham mê chơi điện tử giống như tôi. Buổi chiều hôm qua, sau khi tan học về, chúng tôi đã cùng nhau quyết chiến. Nhưng trận chiến lại bất phân thắng bại. Càng nghĩ tôi cảm thấy không phục vì bản thân chơi giỏi hơn bạn ấy. “Không! Phải tập dượt cho thành thạo để chiến thắng, để “dằn mặt” cho Long bớt đi cái tính“đỡ kiêu ngạo” của mình” – Tôi thầm nghĩ.
Bông tôi nảy ra một ý tưởng rất hay. Tôi xuống dưới nhà, nói với mẹ:
– Mẹ ơi ! Bài Toán này khó quá ! Mẹ cho con sang nhà Long để hỏi, mẹ nhé!
Mẹ đang rửa bát trong bếp, thấy tôi thường ngày lười biếng, nay lại chủ động muốn sang nhà bạn hỏi bạn thì vui vẻ đồng ý và còn dặn tôi về sớm. Tôi chào mẹ rồi liền chạy vụt đi. Nhà Long ở cuối con phố, cách nhà tôi chỉ vài trăm mét. Tôi chạy sang nhà Long, không có ai ở nhà. Bố mẹ Long đi công tác đến ngày mai mới về. Chúng tôi nhanh nhảu đi ra quán điện tử. Chúng tôi chọn một chỗ thật đẹp rồi bắt đầu bước vào trận quyết chiến. Tôi cảm thấy phấn chấn lạ lùng, không giống như khi ngồi trước sách vở. Cả hai mải chơi đến quên cả thời gian. Chợt một bàn tay vỗ nhẹ vào vai khiến tôi giật mình:
– Nghỉ thôi cháu! Muộn quá rồi!
Bác chủ nhà nhắc nhở rồi chỉ tay lên đồng hồ. Mười một rưỡi. Đã muộn như vậy rồi ư? Tôi quay sang thì không thấy Long đâu cả. Chợt nhớ ra, sau khi thua trận, Long đã chán nản bỏ về từ lâu. Còn tôi thì vẫn say mê chơi tiếp. Bỗng nghĩ đến bố mẹ, lòng tôi đầy lo lắng và sợ hãi, nhanh chóng đứng dậy trả tiền rồi ra về.
Đường phố ban đêm yên lặng đến đáng sợ. Tôi vừa đi vừa tìm cách đối phó nhưng nghĩ mãi không ra. Bất chợt, có tiếng xe máy dừng ngay bên cạnh và giọng nói nghiêm túc của bố tôi cất lên:
– Hoàng, mau lên xe!
Hai đầu gối bủn rủn, tôi đứng như trời trồng, miệng lắp bắp:
– Bố… bố… đi tìm con ạ?
– Đúng vậy! Mẹ nói là con đến nhà Long nhờ bạn giảng bài, nhưng muộn quá không thấy con về nên nhờ bố đi đón con.
Giọng bố rất bình thản nhưng tôi biết là bố đang kìm nén cơn giận dữ. Một nỗi sợ hãi ghê gớm khiến em choáng váng. Như một cái máy, tôi leo lên xe để bố chở về nhà. Khi về đến nhà, tôi thấy mẹ vẫn chưa đi ngủ mà đang ngồi đợi mình. Chắc chắn mẹ đã rất lo lắng cho tôi. Tôi liền cảm thấy thật có lỗi. Bước vào nhà, tôi liền xin lỗi bố mẹ, rồi thành thật kể lại mọi chuyện. Bố liền nói với tôi:
– Tuổi trẻ thường hiếu thắng, thích hơn thua với bạn bè. Đó không phải là điều gì sai trái. Nhưng việc con nói dối mẹ để đi chơi là điều không đúng. Việc chơi game, bố mẹ không phản đối nhưng nếu con chơi quá nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, hay việc học tập. Bố hy vọng con sẽ ý thức được điều đó!
Khi nghe những lời bố nói, tôi đã cảm thấy vô cùng hối hận. Nếu trước đó tôi chỉ cảm thấy sợ hãi vì nghĩ rằng sẽ phải chịu trận đòn roi từ bố như mọi lần. Thì lúc này, bố hoàn toàn không đánh tôi nữa. Lời tâm sự của bố khiến tôi nhận ra một bài học thật ý nghĩa. Đối với bố mẹ, tôi đã không còn là đứa trẻ ngày nào, không thể dạy dỗ bằng những trận đòn roi. Lời khuyên nhẹ nhàng mà sâu sắc của bố mẹ đã giúp tôi sống có ích thức hơn.
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 3
Là người Việt Nam, có lẽ ai cũng sẽ thuộc bài hát ngọt ngào và dễ thương của nhạc sĩ Ngọc Lễ:
“Ba là cây nến vàng.
Mẹ là cây nến xanh
Con là cây nến hồng
Ba ngọn nến lung linh
Thắp sáng một gia đình…”.
Ông cha ta cũng có câu:
“Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Câu ca dao thật là quen thuộc đến độ ai cũng có thể đọc thuộc lòng, nhưng không phải ai cũng cảm nhận thật sự ý nghĩa của nó và làm tròn được “đạo con”. Tất cả chúng ta có ai là không do cha sinh mẹ dưỡng, có ai có mặt trên cõi đời này mà không nhờ ơn cha mẹ. Cha mẹ là những người có công sinh thành, dưỡng dục ra mỗi chúng ta. Hình ảnh người cha tựa núi Thái Sơn hùng vĩ ngất trời, hình ảnh của mẹ như nước ngoài biển Đông mênh mông rộng lớn, bao la. Tuy mỗi người có những cách dạy dỗ con cái, thiên chức của mỗi người khác nhau nhưng đều hướng tới một ước mơ: “Con cái sẽ nên người, sẽ trưởng thành, biết sống tự lập, hội tụ đầy đủ cả sức mạnh thân thể lẫn trí tuệ tinh thần”.
Lời bài hát giản dị mà vô cùng ý nghĩa, ngợi ca tình cảm gắn bó giữa những thành viên trong một gia đình. Đó là thứ tình cảm tự nhiên, đầu tiên và đáng gìn giữ trong cuộc đời của mỗi con người. Khi chúng ta sinh ra, cất tiếng khóc chào đời, cha mẹ là những người luôn luôn yêu thương, vỗ về để nuôi chúng ta nên người. Khi chúng ta lớn lên, ra ngoài xã hội để học tập và làm việc, chính cha mẹ là người luôn dõi theo mọi hành động, mọi bước đi của ta, cha mẹ là người bên ta mỗi khi ta mệt mỏi hay vấp ngã. Tình cảm gia đình dường như là thứ tình yêu thiên bẩm, là sợi dây thiêng liêng gắn kết mọi người.
Trong gia đình của mình có lẽ bố là người gắn bó nhất với tôi. Bố của tôi là một người khá ít nói nhưng tình cảm mà bố dành cho chúng em cũng chẳng thua kém gì mẹ. Từ khi còn nhỏ, bố đã dạy dỗ hai chị em tôi trở thành những đứa trẻ tự lập. Chúng tôi đã có rất nhiều những kỉ niệm với bố. Nhưng nhớ nhất có lẽ là những ngày, bố đưa tôi đi học. Nhà tôi cách trường khá xa, nối từ nhà đến trường là một con đường đất đỏ ba dan, cứ mưa xuống thì trơn trượt lầy lội, đến mức đi bộ cũng khó. Dạo đó, trời mưa nhiều, vì lo cho tôi một mình đi học giữa thời tiết như vậy sẽ không an toàn. Nên không quản ngại khó khăn, bố chẳng để tôi nghỉ học ngày nào, mà đều đặn 5h30 sáng chở tôi đi học bằng con xe dream đã nhiều năm tuổi. Ngồi sau lưng bố, tôi cảm thấy yên tâm và vô cùng ấm áp, dẫu ngoài kia trời có mưa to, đường có xấu chỉ cần dựa vào tấm lưng to rộng, tin tưởng và đôi chân vững chãi đang chèo chống là em lại chẳng còn sợ hãi mà an tâm đến trường. Có lần đường khó đi quá, nên bố con tôi bị ngã xe. Khi đó, bố vô cùng lo lắng hỏi xem tôi có sao không. Khi biết chắc chắn rằng tôi đã an toàn, bố mới yên tâm đưa tôi đến trường.
Tuy bố là một người cha nghiêm khắc, nhưng lại rất yêu thương con cái. Tôi luôn cảm thấy rất kính trọng, yêu thương và tự hào về người bố của mình.
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 4
Ai mà không khao khát được sống trong vòng tay yêu thương của người mẹ, được nghe tiếng ru hời ầu ơ ngọt ngào, được chìm vào giấc mơ trong gió mát tay mẹ quạt mỗi trưa hè oi ả. Và tình cảm mẫu tử chính là thứ tình cảm vĩ đại nhất trong cuộc sống của con người.
Với tôi cũng vậy, mẹ là người quan tâm đến tôi nhất và cũng là người tôi yêu thương và mang ơn nhất trên đời này. Tôi vẫn thường nghĩ rằng mẹ tôi không đẹp. Không đẹp vì không có cái nước da trắng, khuôn mặt tròn phúc hậu hay đôi mắt long lanh… mà mẹ chỉ có khuôn mặt gầy gò, rám nắng, vấng trán cao, những nếp nhăn của cái tuổi bốn mươi, của bao âu lo trong đời in hằn trên khóe mắt. Nhưng bố tôi bảo mẹ đẹp hơn những phụ nữ khác ở cái vẻ đẹp trí tuệ. Quả thật, mẹ là một người phụ nữ giỏi giang, đảm đang và rất yêu thương con cái.
Nhưng cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ như in kỷ niệm lần ấy. Một hôm, cô giáo cho nghỉ học nên tôi được về sớm. Khi lên phòng thì thấy mẹ đang đọc trộm nhật ký của mình. Lúc đó, tôi cảm thấy rất tức giận, liền chạy đến giằng ngay cuốn nhật ký từ tay mẹ và hét to: “Sao mẹ quá đáng thế! Đây là bí mật của con, mẹ không có quyền động vào. Mẹ ác lắm, con không cần mẹ nữa!”. Cứ tưởng, tôi sẽ ăn một cái tát đau điếng. Nhưng không mẹ chỉ lặng người, hai gò má tái nhợt. Khóe mắt rưng rưng. Có gì đó khiến tôi không dám nhìn thẳng vào mắt mẹ.
Tôi chạy vội vào phòng, khóa cửa mặc cho bố cứ gọi mãi ở ngoài. Tôi đã khóc, khóc nhiều lắm, ướt đẫm chiếc gối nhỏ. Đêm càng về khuya, tôi thao thức, trằn trọc. Có cái cảm giác thiếu vắng, hụt hẫng mà tôi không sao tránh được. Tôi đã tự an ủi mình bằng cách tôi đang sống trong một thế giới không có mẹ, không phải học hành, sẽ rất hạnh phúc. Nhưng đó đâu lấp đầy được cái khoảng trống trong đầu tôi. Phải chăng tôi thấy hối hận? Phải chăng tôi đang thèm khát yêu thương?…
Suy nghĩ miên man làm tôi thiếp đi dần dần. Trong cơn mơ màng, tôi cảm thấy như có một bàn tay ấm áp, khẽ chạm vào tóc tôi, kéo chăn cho tôi. Đúng rồi tôi đang mong chờ cái cảm giác ấy, cảm giác ngọt ngào đầy yêu thương. Tôi chìm đắm trong giây phút dịu dàng ấy, cố nhắm nghiền mắt vì sợ nếu mở mắt, cảm giác đó sẽ bay mất, xa mãi vào hư vô và trước mắt ta chỉ là một khoảng không thực tại. Sáng hôm sau tỉnh dậy, tôi cảm thấy căn nhà sao mà u buồn thế. Có cái gì đó thiếu đi. Sáng đó, tôi phải ăn bánh mì, không có cơm trắng như mọi ngày. Tôi đánh bạo, hỏi bố xem mẹ đã đi đâu. Bố tôi bảo mẹ bị bệnh, phải nằm viện một tuần liền. Cảm giác buồn tủi đã bao trùm lên cái khối óc bé nhỏ của tôi. Mẹ nằm viện rồi ai sẽ nấu cơm, ai giặt giũ, ai tâm sự với tôi? Tôi hối hận quá, chỉ vì nóng giận quá mà đã nói những lời không hay với mẹ. Tôi tự trách mình đã khiến mẹ phải suy nghĩ, buồn bã. Nhà cửa thiếu nụ cười của mẹ sao mà cô độc thế. Bữa nào tôi cũng phải ăn cơm ngoài, không có mẹ thì lấy ai nấu những món tôi thích. Ôi sao tôi nhớ đến thế những món rau luộc, thịt hầm của mẹ.
Mẹ phải nằm viện trên thành phố rất xa, còn tôi phải bận đi học nên không thể vào thăm mẹ. Sau một tuần, mẹ mới được về nhà, tôi là người ra đón mẹ đầu tiên. Vừa thấy tôi, mẹ đã chạy đến ôm chặt tôi. Mẹ khóc, nói: “Mẹ xin lỗi con, mẹ không nên xem bí mật của con. Con … con tha thứ cho mẹ, nghe con?” Tôi xúc động nghẹn ngào, nước mắt tuôn ướt đẫm. Tôi chỉ muốn nói: “Mẹ ơi lỗi tại con, tại con hư, tất cả tại con mà thôi”. Nhưng sao những lời ấy khó nói đến thế. Tôi đã ôm mẹ, khóc thật nhiều. Chao ôi! Sau cái tuần ấy tôi mới thấy mẹ quan trọng đến nhường nào. Hằng ngày, mẹ bù đầu với công việc mà sao mẹ như có phép thần. Sáng sớm, khi còn tối trời, mẹ đã lo cơm nước cho bố con. Rồi tối về, mẹ lại nấu bao nhiêu món ngon ơi là ngon. Những món ăn ấy nào phải cao sang gì đâu. Chỉ là bữa cơm bình dân thôi nhưng chứa chan nỗi niềm yêu thương vô hạn của mẹ. Bố con tôi như những chú chim non đón nhận từng giọt yêu thương ngọt ngào từ mẹ. Những bữa nào không có mẹ, bố con tôi hò nhau làm việc toáng cả lên. Mẹ còn giặt giũ, quét tước nhà cửa… việc nào cũng chăm chỉ hết. Mẹ đã cho tôi tất cả nhưng tôi chưa báo đáp được gì cho mẹ. Kể cả những lời yêu thương tôi cũng chưa nói bao giờ. Đã bao lần tôi trằn trọc, lấy hết can đảm để nói với mẹ nhưng rồi lại thôi, chỉ muốn nói rằng: Mẹ ơi, bây giờ con lớn rồi, con mới thấy yêu mẹ, cần mẹ biết bao. Con đã biết yêu thương, nghe lời mẹ. Khi con mắc lỗi, mẹ nghiêm khắc nhắc nhở, con không còn giận dỗi nữa, con chỉ cúi đầu nhận lỗi và hứa sẽ không bao giờ phạm phải nữa. Khi con vui hay buồn, con đều nói với mẹ để được mẹ vỗ về chia sẻ bằng bàn tay âu yếm, đôi mắt dịu dàng.
Quả thật, tình mẫu tử là thứ tình cảm đáng trân trọng nhất trong cuộc đời. Chỉ có mẹ mới sẵn sàng hy sinh tất cả vì tôi. Từ tận đáy lòng của mình, tôi luôn muốn nói với mẹ những lời yêu thương.
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 5
Tôi là đứa con trai duy nhất của bố mẹ. Mẹ tôi chiều tôi lắm. Hễ tôi xin mua gì, mẹ cũng mua cho. Nhưng trái ngược với mẹ, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với mấy đứa bạn nghịch ngợm. Mỗi lần đi học về là bố thường kiểm tra lại bài tập, vở ghi của tôi. Cũng chính vì thế mà tôi chỉ quý mẹ, có gì chỉ tâm sự với mẹ.
Hôm ấy, tôi đang chơi bi ở sân trường thì thằng Tuấn, thằng Hùng gọi:
– Hoàng ơi, có ăn bàng chín không?
– Nghe đến bàng chín, tôi đã thèm lắm rồi. Tôi hỏi:
– Ở đâu?
– Cứ đi rồi khác biết.
Hai đứa dẫn tôi đến gốc cây bàng cuối sân. Ba đứa tôi cùng trèo lên cây. Những tia nắng vàng chiếu xuống làm quả bàng thêm vàng, ngon hơn. Cả ba thi nhau chuyền hết cành này đến cành kia chọn quả chín ăn. Kìa! Một chùm bàng có thật nhiều quả trông rất ngon mắt ở cành nhỏ phía xa xa. Tôi vội vàng leo ra. Bỗng “rắc… rắc”, cành bàng nơi chân tôi đứng bị gãy. Tôi hốt hoảng định bám vào cành khác nhưng không kịp nữa rồi. Tôi đã bị lơ lửng trên không và rơi bịch xuống đất, bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện. Tôi cảm thấy đầu mình tê tê làm sao ấy mà lại rất nặng khó chịu vô cùng. Tôi từ từ mở mắt ra. Mẹ đang ngồi ở đầu giường, mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo âu. Tôi cảm thấy ân hận quá. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ mừng quá reo lên:
– Kìa con! Con đã tỉnh dậy rồi ư? Con có đau lắm không?
– Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Thế bố đâu hả mẹ?
Mẹ ngập ngừng:
– Bố con, bố con…
Bỗng nhiên tôi cảm thấy đầu đau dữ dội, rồi cảm thấy choáng váng và mê man không biết gì nữa.
Lần thứ hai tỉnh dậy tôi thấy mình nằm ở căn phòng cũ. Vẫn khuôn mặt thân thương, ánh mắt dịu hiền, mẹ ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:
– Bây giờ con phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước đó.
– Vâng ạ! – Tôi đáp lời mẹ.
Tuy thế trong thâm tâm tôi vẫn tự hỏi: Tại sao trong lúc mình ốm đau như thế này bố lại không đến nhỉ? Hay là bố ghét mình? Hay là bố bận việc gì? Không hẳn là thế? Vậy tại sao? Câu hỏi đó cứ dằn vặt tôi trong suốt thời gian tôi nằm bệnh viện.
Hôm xuất viện về nhà, tôi thấy bố đang nằm trên giường thiêm thiếp ngủ. Khuôn mặt bố hốc hác, tóc lốm đốm bạc. Nước da bố xanh xao khác hẳn mọi khi. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi vào ghế thì Hùng, Tuấn xách chiếc làn đỏ bước vào.
Tuấn nhanh nhẹn hỏi:
– Cháu chào các bác ạ! Kìa, Hoàng! Bạn đã thấy đỡ chưa?
Mẹ tôi trả lời:
– Chào các cháu. Các cháu vào chơi với Hoàng. Bác trai mệt vừa thiếp đi.
Tuấn lại nói:
– Hoàng ạ, hôm nay hai đứa mình đến để xin lỗi cậu bởi vì tại chúng mình rủ cậu trèo bàng cho nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hai bác thứ lỗi cho chúng cháu. Vì chúng cháu mà Hoàng đã bị ngã và mất bao nhiêu là máu, bác trai đã phải truyền máu cho Hoàng nên đã bị ốm!
– Có thật vậy không mẹ? – Tôi thảng thốt hỏi mẹ.
Mẹ khẽ gật đầu. Từ trên ghế tôi chạy vội lại ôm chầm lấy bố. Hai hàng nước mắt tôi từ từ rơi. Ôi! Chính bố đã truyền máu cho mình, thế mà mình lại nghi ngờ bố.
– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì con mà bố bị suy kiệt!
Bố tôi tỉnh dậy:
– Không sao đâu con ạ!
– Bố!
Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một tình cảm yêu thương trào lên trong tôi. Căn nhà nhỏ bé tràn đầy hạnh phúc. Mẹ nhìn bố con tôi khẽ mỉm cười.
Kể một câu chuyện thể hiện công ơn của cha mẹ đối với con – mẫu 6
Tôi là con một của bố mẹ tôi. Mẹ tôi rất nuông chiều tôi. Lần nào hỏi mua gì mẹ cũng mua cho. Nhưng khác với mẹ tôi, bố tôi rất nghiêm khắc. Bố không cho tôi đi chơi với những người bạn nghịch ngợm. Mỗi khi tôi đi học về, bố thường kiểm tra bài tập và vở bài tập của tôi. Chính vì vậy tôi chỉ thương mẹ, không nói gì đến mẹ.
Hôm đó, tôi đang chơi bi trong sân trường thì Tuấn và Hùng gọi:
– Hoàng ơi, em ăn quả bàng chín chưa?
– Khi tôi nghe nói đến chín, tôi đã muốn nó rồi. Tôi hỏi:
– Hoặc?
– Cứ theo dõi rồi biết.
Cả hai dẫn tôi đến gốc cây cuối sân. Mấy ngày nay cấm trèo nên cây bàng trĩu quả chín vàng. Ba chúng tôi nhanh chóng leo lên. Những tia nắng vàng ươm để bàng vàng hơn, ngon hơn. Có ba chúng tôi tranh nhau di chuyển từ cành này sang cành khác để chọn quả chín ăn. Nhìn! Bó hoa quả bảy bàn trông rất ngon trên cành nhỏ phía xa. Tôi nhanh chóng đi xuống. Bỗng “rắc! Rắc!” Cành cây nơi chân tôi đứng đã gãy. Tôi hoảng sợ và cố gắng bám vào một cành cây khác, nhưng đã quá muộn. Tôi bị treo lơ lửng trên không và rơi xuống đất, bất tỉnh.
Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang ở trong bệnh viện. Tôi có cảm giác đầu bị tê nhưng rất nặng và khó chịu. Tôi từ từ mở mắt. Người mẹ đang ngồi ở đầu giường. Mẹ nhìn tôi, ánh mắt đầy lo lắng. Tôi rất xin lỗi. Thấy tôi tỉnh dậy, mẹ tôi mừng quá hét lên: “Con ơi!
– Chào cưng! Bạn đã bao giờ thức dậy chưa? Bạn có đau nhiều không?
“Con chỉ thấy khó chịu thôi mẹ ạ. Bố đâu rồi mẹ? – Tôi hỏi.
“Cha của con… cha của con…” Mẹ ngập ngừng, bối rối trong giây lát.
– Bố của bạn, mẹ bạn ở đâu? Lạy Chúa, con cảm thấy cơ thể mình đang nóng dần lên.
– Đầu em ướt quá không chịu được nữa rồi.
Vừa dứt lời, tôi đưa tay lên đầu xé băng. Tôi đột nhiên cảm thấy chóng mặt và choáng váng.
Lần thứ hai tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong căn phòng cũ. Họ đã cho tôi một chiếc băng mới trên đầu. Vẫn khuôn mặt thân thương, đôi mắt dịu dàng của cô ấy, cô ấy ngồi nhìn tôi. Thấy tôi đã tỉnh, mẹ dịu dàng:
– Bây giờ bạn phải bình tĩnh và cẩn thận hơn trước.
– Đúng! – Tôi trả lời mẹ.
Tuy nhiên, trong thâm tâm tôi luôn tự hỏi: Tại sao bố tôi không đến khi tôi đau ốm như thế này? Hay bố tôi ghét tôi? Hay là bố bận? Không hẳn vậy? Tại sao? Câu hỏi này dày vò tôi suốt thời gian nằm viện.
Hôm tôi từ bệnh viện về nhà, tôi thấy bố tôi nằm trên giường ngủ say sưa. Gương mặt phờ phạc, mái tóc lốm đốm bạc, đôi mắt trũng sâu. Nước da xanh xao của bố khác hẳn ngày thường. Tôi ngạc nhiên vô cùng. Tôi vừa ngồi xuống ghế thì Hùng, Tuấn mặc đồ đỏ đi vào.
– Xin chào các bạn! Hoàng đây! Bạn thấy nó có ích chứ? Tuấn vội hỏi.
– Chào các em. Các cháu đến chơi với Hoàng. Người chú mệt và lăn ra ngủ. Mẹ tôi đó.
– Cảm ơn các bạn, tôi không sao! – Tôi đã nói chuyện.
– Hoàng à, hôm nay hai đứa mình đến xin lỗi cậu vì rủ cậu leo trèo nên mới xảy ra tai nạn đáng tiếc này. Xin hãy tha thứ cho cả hai chúng tôi. Do chúng tôi nên Hoàng bị ngã và mất nhiều máu, chú của cháu phải truyền máu cho Hoàng nên cháu bị bệnh!
– Có thật không vậy mẹ? – Tôi bàng hoàng hỏi mẹ.
Mẹ khẽ gật đầu. Tôi chạy khỏi ghế và ôm chầm lấy bố tôi. Hai dòng lệ từ từ lăn dài trên mi. Ồ! Chính cha tôi là người đã cho tôi giọt máu, vậy mà tôi lại nghi ngờ ông ấy.
– Bố! Bố tha thứ cho con. Chỉ vì anh mà em mới kiệt sức!
Cha tôi tỉnh dậy:
– Ổn mà!
– Bố!
Tôi và bố ôm chặt lấy nhau. Một cảm giác yêu thương trào dâng trong tôi. Ngôi nhà nhỏ ngập tràn hạnh phúc. Mẹ nhìn bố và con trai tôi với một nụ cười nhỏ.
Tham khảo thêm các bài Văn biểu cảm khác:
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 8