Văn mẫu lớp 6

3 bài văn mẫu Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em hay nhất

3 bài văn mẫu Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em hay nhất

3 bài văn mẫu Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em hay nhất

Đề bài: Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em (được khen, bị chê, gặp rủi ro, bị hiểu nhầm …).

Bạn đang xem bài: 3 bài văn mẫu Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em hay nhất

Bài văn mẫu 1

Em nhớ mãi tiết trả bài hôm ấy … Giờ phút ngỡ ngàng và đau khổ nhất đối với em từ khi bước vào lớp 6, bởi vì em đã bị một điểm 3 môn Làm văn.

Cô Thanh trả bài kiểm tra cho lớp. Cô đặt quyển vở của em xuống bàn, nét mặt có vẻ không vui. Linh tính như mách bảo điều gì, em vội vã lật giở từng trang. Những điểm 8, 9 đỏ chói lần lượt mỉm cười với em – cô học sinh giỏi Văn của lớp. Em lật tiếp. Chao ôi! Em không thể tin vào mắt mình: một điểm 3 to tướng! Choáng váng, em như lịm đi trước sự thật phũ phàng ấy.

Không, không thể như vậy được! Em cố định thần nhìn lại, nhưng còn nghi ngờ gì nữa? Con số 3 in rõ trong khung điểm. Em vội vàng gập vở lại, bần thần nhìn các bạn xung quanh. Hình như bạn nào cũng hớn hở với kết quả của mình, chẳng ai để ý đến nỗi đau khổ của em. Có lẽ các bạn nghĩ rằng em đang sung sướng với điểm khá giỏi như mọi lần vì em là cây Văn của lớp cơ mà! Càng nghĩ càng xấu hổ, em cúi gầm mặt xuống. Lần giở lại bài, dòng chữ cô phê hiện lên rõ ràng trước mắt: Lạc đề!

Em đọc lại đề bài và nhận ra đúng là mình sai thật. Đề bài yêu cầu tả một dòng sông (một cánh đồng hay một góc phố …) gắn với kỉ niệm thời thơ ấu, vậy mà em lại đi kể về một kỉ niệm sâu sắc thời nhỏ. Đề bài đó đối với em không khó. Tại em quá chủ quan, chẳng chịu đọc kĩ. Nhớ lại giờ làm bài hôm ấy, em đã nộp bài đầu tiên trước bao cặp mắt thán phục của bạn bè mà quên mất lời cô nhắc nhở: Các em phải xem lại bài thật kĩ trước khi nộp. Có lẽ vì ỷ vào sức học của mình, và thỏa mãn trước lời khen của thầy cô và bè bạn nên em đã thành một cô bé kiêu căng, hợm hĩnh từ lúc nào chẳng biết.

Đúng lúc ấy, bạn Hà thì thào bên tai em, giọng mừng rỡ:

– Lan ơi, hôm nay tớ được 7 điểm nhé! Cố mãi rồi mình cũng đạt điểm khá rồi đây. Mẹ mình chắc mừng lắm … Ủa! Mà sao mặt cậu tái thế kia? Được mấy điểm? Cho tớ xem nào!

Nghe Hà nói, em lại càng buồn bã và xấu hổ. Hà đang sung sướng với điểm 7 đầu tiên của môn Làm văn. Còn em, kẻ vẫn coi điểm 7 là xoàng xĩnh, hôm nay lại bị điểm 3! Không thể nào diễn tả hết nỗi đau khổ của em lúc ấy. Em cảm thấy ánh mắt cô giáo vừa buồn rầu, vừa ngạc nhiên, thất vọng: Sao lại thế hả Lan? Cô rất buồn …

Trên đường về, em lo lắng và bối rối. Bố mẹ tin tưởng ở em nhiều lắm. Nếu biết em bị 3 điểm Làm văn thì bố mẹ em sẽ nghĩ gì đây? Bố thường động viên em học cho giỏi và ước mơ rằng em cũng sẽ trở thành luật sư như bố. Còn mẹ nữa, biết bao đêm mẹ ngồi đan len, cố chờ em học xong bài mới cùng đi ngủ. Mẹ cũng chỉ mong có một điều là con gái mẹ học giỏi. Không thể làm bố mẹ thất vọng, em sẽ giấu bài đi, sẽ nói rằng cô giáo không chấm vì cả lớp làm bài kém quá … Quanh quẩn với ý nghĩ dối trá ấy, em đã về đến nhà mà đầu óc vẫn mông lung.

Vừa vào đến cổng, mẹ dịu dàng bước xuống thềm đón em. Ánh mắt mẹ chợt hoảng hốt khi thấy em bơ phờ mệt mỏi. Em đã ôm chầm lấy mẹ, khóc tức tưởi. Không, em không thể lừa dối người mẹ yêu kính của mình.

Tối hôm ấy, em đã xem kĩ lại bài. Điểm 3 nhắc nhở em hãy nhìn lại mình. Em tự nhủ: Nhất định chỉ có một điểm 3 này mà thôi. Em sẽ tiếp tục giành được những điểm 9, điểm 10 và sẽ lại được cha mẹ, thầy cô, bè bạn tin yêu như trước.

Bài văn mẫu 2

Ngày lạnh giá nhất vào mùa đông năm ngoái là ngày mà em không thể nào quên. Cũng nhờ vào ngày hôm đó mà em biết sống có ích, có ý nghĩa hơn.

Em và Mai sống cùng một xóm từ ngày trước. Vì hay sang chơi nên em cũng biết nhà bạn ấy không được khá giả cho lắm. Mai là một cô bạn rất tốt bụng, bạn ấy đã giúp đỡ em rất nhiều trong học tập. Hai đứa lúc nào cũng bám nhau như sam, không bao giờ cãi vã gì cả.

Em còn nhớ, mùa đông năm ngoái trời rất lạnh, chỉ cần bước ra ngoài sẽ cảm nhận được cái rét cắt da cắt thịt. Chúng em phải mặc thật nhiều áo ấm mới có thể đi tới trường. Đúng vào hôm trời rét nhất, em thấy Mai ngồi run cầm cập, môi nhợt nhạt, chân tay lạnh cóng lại. Khi nhìn lên người bạn em mới thấy bạn ấy chỉ mặc một chiếc áo mỏng bên trong và một chiếc áo len cũ bên ngoài. Thấy vậy, em thương bạn lắm, em đến bên nắm lấy bàn tay lạnh cóng của Mai và hỏi:

– Cậu mặc ít áo thế này lạnh lắm phải không?

Mai cười và đáp lại em:

– Không sao đâu, tớ mặc thế này quen rồi, như thế là đủ ấm rồi!

Trong đầu em lúc đó bỗng nảy ra ý định tặng lại cho Mai chiếc khăn len em đang quàng trên cổ. Chiếc khăn đó mẹ đã mất rất nhiều thời gian để đan tặng em đúng dịp sinh nhật vừa rồi. Em rất quý chiếc khăn đó nhưng vì thương bạn nên em không hề thấy tiếc chút nào. Ban đầu Mai cứ từ chối, em năn nỉ mãi bạn ấy mới chịu nhận lấy. Mai nói cảm ơn em rất nhiều lần. Khi bạn ấy quàng chiếc khăn vào em thấy mặt bạn như đỡ nhợt nhạt hơn, em cũng cảm thấy vui hơn vì đã giúp Mai bớt lạnh.

Trên đường về nhà em lại hơi lo lắng. Em sợ mẹ buồn vì em đã cho bạn món quà sinh nhật mẹ tặng. Vừa về đến cổng đã thấy mẹ đứng đón em, em không biết phải nói với mẹ như thế nào. Thấy em không quàng khăn, mẹ vội hỏi:

– Trời lạnh thế này sao con không quàng khăn vào, nhỡ bị ốm thì sao?

Em ngại ngùng bước đến và nói một cách ấp úng:

– Mẹ ơi, hôm nay con thấy Mai chỉ mặc hai chiếc áo mỏng nên … con đã tặng lại bạn … chiếc khăn của mẹ rồi ạ. Con xin lỗi vì không giữ quà mẹ tặng!

Em cứ nghĩ mẹ sẽ mắng em vì không biết trân trọng quà mẹ tặng, không ngờ mẹ lại ôm em vào lòng và dịu dàng nói:

– Con của mẹ ngoan quá, con lớn thật rồi, đã biết quan tâm đến người khác. Mẹ không trách con đâu.

Lúc đó em thấy nhẹ nhõm và hạnh phúc lắm. Ngày mùa đông giá rét cũng trở nên ấm áp hơn. Kể từ đó em luôn tự nhủ phải biết quan tâm đến bạn bè, đến mọi người xung quanh và làm thật nhiều việc tốt để mẹ vui lòng.

Bài văn mẫu 3

Đang rửa rau, cắm cơm giúp mẹ em chợt nhớ lại ngày đầu tiên làm những công việc. Đó quả là một kỉ niệm đáng nhớ mà em không thể nào quên: lần đầu tiên tự đi chợ nấu cơm.

Em rất thích nấu nướng nhưng từ nhỏ em chưa bao giờ được tự tay vào bếp. Mỗi khi em muốn động vào con dao hay bếp thì mẹ đều ngăn lại vì nói em còn nhỏ, em chưa biết làm sẽ dễ bị thương. Thế nên dù thích đến mấy em cũng chỉ có thể ngồi gọn ở phía bàn ăn chăm chú nhìn từng cử chỉ của mẹ khi nấu ăn. Em ước gì có thể lớn thật nhanh để được nấu những món mình thích.

Đó là chuyện của hai năm trước, hiện tại em đã nấu được khá nhiều món ăn. Việc em bắt đầu được tự nấu ăn là một kỉ niệm thật đáng nhớ. Hôm ấy là một ngày cuối tuần, em được nghỉ ở nhà. Như bình thường cả nhà sẽ cùng nhau ra công viên chơi hay đi xem phim. Nhưng đúng ấy, bố em đi côn tác xa, còn mẹ em thì có việc đột xuất cần giải quyết ở cơ quan nên đều đi vắng. Trước khi đi mẹ đã dặn em ở nhà trông nhà cẩn thận, không được tự ý mở cửa cho người lạ, đến buổi trưa mẹ sẽ về. Sau khi mẹ đi em ngồi xem bộ phim hoạt hình yêu thích, rồi lấy truyện tranh ra đọc, lấy bánh ra ăn. Đến buổi trưa, em cảm thấy hơi đói, nhìn vào đồng hồ đã gần đến mười hai giờ. Em thắc mắc không biết mẹ bận gì mà mãi chưa về, em chạy ra gọi một cuộc điện thoại cho mẹ:

– Mẹ ơi, trưa nay mẹ có về nhà không ạ?

– Trên cơ quan có nhiều việc cần giải quyết quá, giờ mẹ vẫn chưa xong, con đói thì lấy tạm bánh ra ăn nhé, lát mẹ về mẹ mua đồ ăn cho sau nhé! – Mẹ nói.

Em đành cúp máy và quay về phòng đọc truyện chờ mẹ về. Bụng tuy đói nhưng em không muốn ăn bánh vì sáng nay em đã ăn bánh này rồi. Trong đầu em chợt nảy ra ý tưởng: “Hay là mình tự nấu ăn nhỉ?”. Nghĩ vậy em chạy ra bếp mở tủ lạnh, nhưng trong tủ chỉ còn vài quả trứng, không còn rau xanh. Em liền chạy vào lấy tiền tiêu vặt của em, cầm chìa khóa ra mở cổng đi mua rau. Em đã ra phía chợ ở đầu ngõ để mua một mớ ra muống. Em thấy ở đấy có dưa chuột nên em đã mua thêm một ít dưa chuột định về vì mẹ rất thích ăn. Vừa đi trên đường em vừa hí hửng, nghĩ thầm trong lòng: “Chắc mẹ sẽ rất ngạc nhiên đây”.

Về đến nhà em bắt đầu căm cơm, nhặt rau muống, em nhớ lại trong đầu cách ngày thường mẹ nấu để làm theo. Em vo gạo nhưng đến lúc đong nước em cũng cho theo cảm tính, không biết như thế nào là vừa. Sau đó em rửa sạch rau để chuẩn bị nấu. Em lấy cái nồi to nhất, đun một nồi nước luộc rau thật to. Đợi mãi nước chưa sôi nên em đã ra gọt dưa chuột. Em thấy mẹ hay dùng con dao gọt mướp để gọt nên em làm theo. Công việc này thật đơn giản. Nước sôi em cho rau muống vào luộc, không hiểu sao em làm như mẹ mà rau muống lại không có màu xanh. Sau đó em đặt chảo lên để ốp trứng, vì cho lửa quá to nên em làm cháy quả đầu tiên, em đành phải bỏ nó đi. Em ốp lại hai quả mới, lần này đã thành công hơn rồi, chỉ bị cháy một chút thôi nhưng trong không được đẹp mắt lắm. Em hì hục làm hơn một tiếng, cuối cùng đã bày xong thành quả của mình lên bàn ăn, chỉ chờ mẹ về thưởng thức thôi.

Một lúc sau, tiếng chuông cửa vang lên, mẹ về, tay xách theo một túi đồ ăn sẵn. Em lon ton chạy ra đón mẹ và dắt mẹ vào ngay trong bếp và khoe ngay:

– Mẹ ơi, con tự nấu cơm chờ mẹ đấy. Mẹ hãy thử tay nghề đầu bếp của con nhé!

Mẹ em vẫn chưa hết ngạc nhiên, đứng nhìm mâm cơm một lúc mẹ mới ngồi xuống. Mẹ gắp từng món để thưởng thức. Mẹ vừa ăn vừa khen em nấu khéo vì những món em nấu không cần cho nhiều gia vị cầu kì. Khi mẹ nhìn lên nồi nước luộc ra muống to trên bếp mẹ chỉ bật cười. Từ sau hôm đó mẹ mới biết em cũng có thể tự nấu ăn nên mẹ bắt đầu dạy em những món đơn giả. Bây giờ em đã nấu được thành thạo khá nhiều món.

Em sẽ không bao giờ quên kỉ niệm ấy. Em nghĩ cũng cần có những lúc mình quyết tâm làm việc mình yêu thích.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button