Trong tiếng Việt, có rất nhiều từ hầu như không có sự khác biệt về sử dụng y dài và i ngắn. Chính vì điều này làm nhiều người lầm tưởng rằng “kĩ thuật hay kỹ thuật” đều đúng.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chúng ta cần phải lựa chọn từ phù hợp để không làm thay đổi ý nghĩa của câu. Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu xem khi nào dùng từ kĩ thuật và khi nào dùng từ kỹ thuật nhé.
Bạn đang xem bài: Kĩ Thuật Hay Kỹ Thuật? Đâu Mới Là Cách Viết Chính Xác Nhất?
Kĩ thuật hay kỹ thuật
Việc dùng từ kĩ thuật hay kỹ thuật phụ thuộc vào trường hợp y dài hay i ngắn đứng sau những phụ âm h, k, l, m, s, t.
Nếu là từ thuần Việt thì sẽ dùng i ngắn và ngược lại, nếu là từ ngữ Hán Việt thì sẽ dùng y dài.
Như vậy, trong trường hợp này, kỹ thuật là từ Hán Việt nên viết kỹ thuật (y dài) sẽ chính xác hơn kĩ thuật (i ngắn).
Giờ thì các bạn đã biết “kĩ thuật hay kỹ thuật” từ nào đúng rồi nhé.
Quy định về viết chữ i và y
Khi i ngắn và y dài đứng một mình:
- Dùng i ngắn khi đó là từ ngữ thuần Việt. Ví dụ: ầm ĩ, ì ạch,…
- Dùng y dài khi đó là từ ngữ Hán Việt. Ví dụ: y phục, ý niệm,…
Khi i ngắn và y dài là nguyên âm đứng cuối câu:
- Chúng ta có thể phân biệt i ngắn và y dài khi xét đến nguyên âm này là chính hay phụ.
- Ví dụ trong vần ui thì u là âm chính, còn i là âm phụ nên ta sử dụng i ngắn.
- Ví dụ trong vần uy thì u chỉ là âm đệm, còn y mới là âm chính nên ta sử dụng y dài.
Khi i ngắn và y dài đứng đầu âm tiết
- Sử dụng i ngắn khi từ đó là từ thuần Việt. Ví dụ: im lặng, ít nhiều,…
- Sử dụng y dài khi đó là từ Hán Việt. Ví dụ: yêu thương, yểm trợ,…
Một số cặp từ dễ gây nhầm lẫn
Sau đây là một số cặp từ khiến bạn băn khoăn mỗi khi gặp qua:
- mỹ thuật hay mĩ thuật
- kỹ càng hay kĩ càng
- hy vọng hay hi vọng
- công ty hay công ti
- lý luận hay lí luận
- sỹ quan hay sĩ quan
Kỹ thuật là gì?
Định nghĩa kỹ thuật là gì?
Trong tiếng Anh, kỹ thuật được viết là engineering. Người làm kỹ thuật thường được gọi là những kỹ sư.
Kỹ thuật là ngành khoa học ứng dụng các kiến thức khoa học, kinh tế, xã hội trong việc thiết kế, xây dựng hay việc sử dụng các máy móc, thiết bị vào trong sản xuất, kinh doanh.
Các ngành chính của kỹ thuật
Kỹ thuật là một ngành rất rộng, tuy nhiên hiện nay, người ta phân kỹ thuật thành 4 nhóm ngành chính:
Kỹ thuật hóa học là ngành khoa học ứng dụng các nguyên lý vật lý, hóa học, sinh học và kỹ thuật trong việc thực hiện quá trình hóa học.
Những kỹ sư hóa học có thể tham gia vào tính toán, thiết kế và vận hành quá trình hóa học ở quy mô công nghiệp.
Kỹ thuật xây dựng là ngành liên quan đến thiết kế và xây dựng công trình công cộng cũng như tư nhân. Ví dụ: hệ thống cấp thoát nước, cảng hàng không, thủy điện,…
Những kỹ sư xây dựng có thể tham gia vào các giai đoạn như khảo sát mặt bằng, vị trí, địa chất của công trình. Sau đó thực hiện thiết kế sơ bộ, thiết kế bản vẽ thi công và thực hiện khảo sát, kiểm tra tiến độ và chất lượng công trình.
Kỹ thuật cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý, khoa học cũng như kỹ thuật vào thiết kế, chế tạo và bảo dưỡng các loại máy móc và hệ thống cơ khí.
Đây được xem là ngành lâu đời và rộng lớn nhất của kỹ thuật, đòi hỏi sự am hiểu nhiều lĩnh vực cốt lõi như: cơ học, động lực học, khoa học vật liệu,…
Kỹ thuật điện là ngành khoa học liên quan đến thiết kế và nghiên cứu các đối tượng liên quan đến điện, điện tử hay điện từ.
Ngành này bao gồm: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu và viễn thông.
Cách giảm thiểu lỗi chính tả
Để hạn chế những lỗi chính tả khi viết, Cmm.edu.vn mách bạn những cách sau:
- Luôn cố gắng viết đúng những từ chắc đúng chính tả
- Ghi nhớ những từ vựng khó viết, dễ sai
- Tự sửa những từ mà mình thấy viết sai
- Luôn sử dụng từ điển khi thấy từ đó có vẻ sai
Xem thêm:
Trên đây là những thông tin giúp bạn phân biệt được “kĩ thuật hay kỹ thuật” đâu mới là từ được viết chính xác. Nếu thấy bài viết này hữu ích, hãy Like và Share để Cmm.edu.vn cho ra đời thêm nhiều bài viết hay hơn trong tương lai nhé.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp