Tổng hợp

Kỹ năng sử dụng thớt cho đầu bếp chuyên nghiệp

Là một đầu bếp chuyên nghiệp, mọi kỹ năng ngành bếp liên quan đến nấu nướng dù nhỏ nhất cũng rất quan trọng. Vì nó vừa thể hiện năng lực, cũng vừa thể hiện thái độ và đạo đức nghề nghiệp của bạn. Tuy nhiên, không phải đầu bếp nào cũng chú ý đến kỹ năng sử dụng thớt.

kỹ năng sử dụng thớt

Bạn đang xem bài: Kỹ năng sử dụng thớt cho đầu bếp chuyên nghiệp

Kỹ năng sử dụng thớt rất quan trọng với các đầu bếp chuyên nghiệp.

Với nhiều người khi nấu nướng, trong đó có không ít đầu bêp từ không chuyên đến chuyên nghiệp khi nấu ăn, chuyện “ăn sạch” với họ đôi khi chỉ dừng ở thực phẩm, còn việc vệ sinh công cụ dụng cụ nấu nướng như dao, thớt… chưa thật sự được chú trọng. Tuy nhiên, vấn đề an toàn thực phẩm không chỉ bao gồm an toàn mà còn phải kèm cả sự tôn trọng trong cách chế biến dành cho người ăn chay và người bị dị ứng. Mà thớt chính là một trong những công cụ không thể thiếu đồng hành cùng mọi đầu bếp trong quá trình chế biến món ăn. Vậy nên kỹ năng sử dụng thớt có vai trò vô cùng quan trọng.

​Vì sao đầu bếp cần có kỹ năng sử dụng thớt đúng cách?

Tránh nguy cơ nhiễm khuẩn chéo

Sử dụng đúng thớt tránh gây nhiễm khuẩn chéo

Sử dụng đúng thớt tránh gây nhiễm khuẩn chéo.

Trong các lớp dạy nấu ăn, ở những bài học cơ bản đầu tiên, hầu như các đầu bếp đều được lưu ý về nguy cơ nhiễm khuẩn chéo khi sơ chế, chế biến nguyên liệu nấu nướng. Chẳng hạn, khi chế biến các loại thực phẩm tươi sống như: thịt, cá, hải sản…, vi khuẩn từ chúng có thể bám lại trên thớt. Nếu dùng chính cái thớt ấy để thái đồ ăn chín hay rau củ ăn sống, rất có thể vi khuẩn từ thớt sẽ bám vào, làm nhiễm khuẩn món ăn. Hậu quả có thể gây cho người ăn bị đau bụng, nặng hơn còn có thể là ngộ độc thực phẩm và phải đi cấp cứu… Mặc dù xác suất nhiễm khuẩn chéo không hẳn là 100%. Thế nhưng việc ta rửa kỹ thớt thế nào cho sạch hết vi trùng là rất khó.

Thể hiện sự tôn trọng với người ăn chay

Với nhiều người ăn chay, việc đầu bếp dùng thớt chế biến các loại để xắt rau, nấm, đồ chay… cũng đã khiến các món ăn đó không còn là món chay nữa. Do vậy, nếu phát hiện ra thì khách hàng của bạn sẽ cảm thấy mình không được tôn trọng. Và chắc chắn hình ảnh nhà hàng, nơi bạn làm việc sẽ bị ảnh hưởng.

Thớt dành riêng chế biến đồ chay

Thớt dành riêng chế biến đồ chay để thể hiện sự tôn trọng với thực khách ăn chay.

Tránh nguy hiểm cho những người bị dị ứng đồ ăn

Có rất nhiều người bị dị ứng như dị ứng với các loại thực phẩm như: hải sản, dị ứng các loại hạt, gia vị… Vì vậy, việc dùng các loại thớt riêng biệt để chế biến các loại thực phẩm đặc trưng khác nhau sẽ đảm bảo cho sự an toàn này. Chẳng hạn, có những người kiêng thịt, chỉ muốn ăn cá nhưng đầu bếp chế biến cá trên thớt chế biến thịt cũng có thể làm họ bị dị ứng.Chính vì thế, thớt càng ít “chung đụng” thì càng đảm bảo an toàn cho thực khách.

Một món ăn dù có được trình bày đẹp mắt, hấp dẫn trong không gian sang trọng thế nào đi chăng nữa nhưng khâu chế biến nó không đảm bảo thì vẫn có nguy cơ gây nhiễm khuẩn, dị ứng… cho người ăn như thường. Chính vì thế, sử dụng thớt sao cho sạch, cho đúng loại là kỹ năng mà các đàu bếp cần nhớ “nằm lòng”.

Dùng thớt riêng tránh gây nguy cơ dị ứng

Dùng thớt riêng tránh gây nguy cơ dị ứng.

Quy định màu thớt phổ biến và cách phân biệt thớt trong chế biến món ăn

Nếu ở nhà, chúng ta chỉ dùng khoảng 2 – 3 loại thớt để chế biến đồ ăn thì trong các gian bếp chuyên nghiệp, thớt được chia thành nhiều loại để sơ chế, chế biến dựa vào màu sắc của thớt. Theo đó, các đầu bếp cần nắm được cách phân biệt theo màu sắc thớt phổ biến trong các nhà hàng, khách sạn lớn như sau:

  • Thớt màu đỏ: Dùng để sơ chế biến các loại thịt sống
  • Thớt màu xanh dương: Dùng để sơ chế biến các loại cá
  • Thớt màu vàng: Dùng để chế biến gia cầm.
  • Thớt màu nâu: Dùng cho thực phẩm đã chế biến.
  • Thớt màu xanh lá: Dùng để sơ chế  rau dùng trộn xà-lách và trái cây.
  • Thớt màu trắng: Dùng để sơ chế biến các loại bánh ngọt và các sản phẩm từ sữa như phô mai.

Quy định màu thớt

Thớt trong các gian bếp chuyên nghiệp được chia thành nhiều loại.

Nói chung, tùy vào mỗi nhà hàng, khách sạn mà có thể sẽ có quy tắc riêng trong việc dùng thớt. Tuy nhiên tất cả các nơi đều có sự phân chia từng loại thớt riêng trong sơ chế, ché biến các loại thực phẩm khác nhau. Và các mã màu thớt kể trên thường được áp dụng phổ biến hơn cả.

Hướng dẫn sử dụng và bảo quản thớt đúng cách

Không dùng 1 thớt để chế biến thức ăn sống và chín

Điều này sẽ tránh được nguy cơ gây nhiễm khuẩn chéo có thể rất nguy hiểm như đã phân tích ở phần đầu. Để tránh các bệnh lây nhiễm chéo, mỗi gia đình nên có tối thiểu hai cái thớt, một dùng cho thực phẩm tươi sống, một cho thực phẩm chín. Nếu gia đình có trẻ nhỏ, nên có thêm một cái riêng để sơ chế thức ăn cho bé.

Không sử dụng cả 2 mặt thớt

Thay vì dùng nhiều loại thớt trở lên, nhiều người thường sử dụng hai mặt của thớt, một mặt để cắt thịt, một mặt để cắt cá hoặc cắt thức ăn chín và cắt thức ăn sống… Cách dùng khá phổ biến này đang sai hoàn toàn. Vì khi dùng thớt, một mặt còn lại sẽ phải để tiếp xúc với mặt bàn,  nền nhà, kệ bếp… Đây cũng chính là những nơi có nguy cơ  bị nhiễm khuẩn, bị bẩn. và có thể truyền qua mặt thớt. Đôi khi bạn có rửa sạch thì vẫn không thể đảm bảo rằng đã rửa được hết những vi khuẩn đó hay chưa.

Không nên dùng cả hai mặt thớt.

Không nên dùng cả hai mặt thớt.

Không dùng thớt đã ẩm mốc, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo hoặc quá cũ

Đa phần các loại thớt gỗ sau một thời gian dùng sẽ dễ bị thấm nước, bị mùn, nứt nẻ, nhiều vết cắt chồng chéo nhau hoặc bị ẩm mốc… khiến các loại ký sinh trùng gây bệnh dễ bám vào và phát triển. Nếu tiếp tục sử dụng sẽ dẫn đến nguy cơ gây nhiễm khuẩn cho đồ ăn rất cao. Tốt nhất là nên thay thớt mới sau 6 tháng sử dụng. Nếu sử dụng nhiều, thời gian  thay thớt cần sớm hơn.

Lưu ý đến chất liệu và nguồn gốc của thớt

Phần lớn thớt gỗ, thớt nhựa không rõ nguồn gốc được bán tràn lan trên thị trường thường rất khó đảm bảo chất lượng. Ngoài chất liệu chính là gỗ, nhựa, thủy tinh… nhiều nhà sản xuất còn dùng các chất phụ gia khi sản xuất để thớt chắc, cứng và bóng hơn. Những chất phụ gia này có thể thấm, bong ra trộn lẫn vào trong thực phẩm khi chế biến mà bạn khó có thể kiểm soát được. Vậy nên hãy chọn thớt của những thương hiệu uy tín để biết rõ chất liệu, xuất xứ của thớt để đảm bảo an toàn.

chất liệu và nguồn gốc của thớt

Nên lưu ý chất liệu và nguồn gốc xuất xứ của thớt.

Càng những đầu bếp chuyên nghiệp, làm việc ở những môi trường đẳng cấp, kỹ năng sử dụng thớt càng không thể hời hợt. Vì chỉ cần một sai lầm nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến danh tiếng, thương hiệu của nơi họ làm việc và cả bản thân họ.

Hy vọng những chia sẻ về kỹ năng sử dụng thớt trên đây sẽ giúp các đầu bếp và những người làm nội trợ cơ thêm nhiều  kiến thức, thông tin hữu ích trong nấu ăn và phát triển sự nghiệp nghề bếp của mình.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button