Văn mẫu lớp 6

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam (3 mẫu)

Với 3 bài văn Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam

Đề bài: Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam trong văn bản Cây tre Việt Nam của Thép Mới

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 1

Từ lâu đời tre đã trở thành cánh tay đắc lực giúp đỡ người nông dân Việt Nam. Tre giúp người từ những công việc lớn lao như dựng nhà, dựng cửa đến mọi công việc bình dị hàng ngày với những rổ tre, rá tre, tăm tre. Những sợi giang, chẻ, lạt mỏng manh giúp những chiếc bánh chưng ngày Tết vuông vức hơn, đẹp mắt hơn, mang hồn dân tộc. Cây tre còn gắn liền với cuộc đời của mỗi con người chúng ta. Con người từ khi sinh ra, lớn lên, trưởng thành không lúc nào là thiếu hình bóng của tre: từ chiếc nôi đến chiếc giường,… Trên đất nước ta, sắt thép, xi măng đã nhiều hơn tre nứa nhưng giá trị to lớn của chúng sẽ mãi góp một phần không nhỏ vào cuộc sống của con người Việt Nam.Không chỉ là người bạn của người dân trong cuộc sống mà tre còn góp phần công sức của mình vào công cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Ngay trong những câu chuyện ngày xưa kể về anh hùng Thánh Gióng chúng ta đã thấy được hình ảnh của những bụi tre khi được Thánh Gióng lấy để đánh giặc. Thế mới biết, không chỉ có tới cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp mà ngay từ những thế hệ ông cha ta đã biết cách sử dụng tre để chiến đấu chống quân thù. Còn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, chống Pháp sau này thì tre càng trở nên quan trọng bảo vệ cho quê hương làng xóm. Những thân tre cứng cáp được vót nhọn thành những cây chông mang sức mạnh của riêng mình. Nó đã trở thành nỗi sợ hãi của những kẻ đi xâm chiếm phải kiêng nể mỗi khi có ý định đi chiếm đóng những làng quê của chúng ta.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 2

Tre – loài cây đã gắn bó với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam từ bao đời nay. Còn đối với riêng em, cây tre chứa đựng những kỉ niệm đẹp của tuổi thơ.

Tre lúc nhỏ là một mầm măng yếu ớt với cái thân hình nón, trên đầu nhọn hoắc và khoác ngoài nhiều lớp áo xếp chồng lên nhau bao lấy tấm thân nhỏ bé. Còn khi đã trưởng thành, thân tre gầy guộc, hình ống và nên trong rỗng, bên trong màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Cùng với cây đa, bến nước và sân đình, cây tre đã trở thành một phần không thể thiếu của làng quê Việt Nam. Từ Nam ra Bắc, vùng quê nào bạn cũng có thể bắt gặp hình ảnh rặng tre xanh. Tre gắn bó với cuộc sống của con người. Những vật dụng được làm từ tre kể sao cho hết. Ngoài ra, măng tre được dùng làm thực phẩm, lá tre thì có thể làm thức ăn cho gia súc. Tre đi vào lời thơ, câu hát để trở thành kí ức tuổi thơ của mỗi người. Cây tre còn gắn bó với dân tộc Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến. Gậy tre, chông tre đã xung phong chống lại kẻ thù. Tre anh hùng chiến đấu và hy sinh vì độc lập của dân tộc. Tôi còn nhớ những lần được về quê, cùng các anh chị ra đồng chơi. Dưới lũy tre xanh chúng tôi ngồi chơi chắt chơi chuyền. Hay hình ảnh chiếc võng đu đưa bằng tre. Hay món canh măng mẹ nấu mỗi dịp Tết đến xuân về… Ngày hôm nay, khi đất nước ngày càng phát triển, cây tre không còn tồn tại nhiều nữa. Nhưng tre vẫn tồn tại trong kí ức của mỗi con người Việt Nam. Tôi yêu lũy tre xanh – như yêu một phần của quê hương mình. Mong rằng cây tre sẽ luôn được trân trọng, yêu quý như từ ngàn đời xưa vẫn vậy.

Viết đoạn văn nêu cảm nhận về sự gắn bó của cây tre với đời sống con người Việt Nam – mẫu 3

Cây tre là biểu tượng của con người Việt Nam. Hình ảnh cây tre quá gần gũi và thân thuộc trong cuộc sống của những con người ở làng quê. Với những bạn ở thành phố có lẽ cũng hiếm có cơ hội để được nhìn thấy cây tre thật, mà thường chỉ được biết thông qua sách vở, tivi, sách báo… Còn ở làng quê, hầu như nơi nào cũng có tre. Cây tre gắn bó với làng quê Việt Nam đã hàng trăm nghìn năm nay như một điều hiển nhiên. Không biết tre mọc từ bao giờ nhưng khi tôi lớn lên đã xuất hiện những rặng tre kiên cố, uy nghiêm bao quanh làng. Tre có màu xanh lục, đậm dần khi xuống gốc, lá rất xanh và nhỏ. Tre lớn lên từ búp măng, măng non nhọn hoắt, tràn đầy sức sống đâm thẳng lên mặt đất mà không lo sợ mưa gió bão bùng, thế mới biết được sức sống phi thường của loài cây này. Cây tre không đơn lẻ một mình mà đoàn kết thành bụi, rặng hay khóm tre. Thân tre gầy guộc, ống rỗng bên trong, ngoài trơn láng, rễ tre bám chắc vào đất, dù thân có gãy thì rễ vẫn sống để lên búp măng mới. Có lẽ, ngoài cỏ dại thì tre là loài cây dễ sống nhất, ở bất kỳ đâu. Dù “đất sỏi, đá vôi bạc màu”, đất cằn cỗi nghèo nàn dinh dưỡng thì tre vẫn vươn mình trước gió, hiên ngang với đất trời. Hình tượng đó được ví như sức sống của những con người Việt Nam, kiên cường, bất khuất không ngại gian khổ, khó khăn để giành lấy tự do, giành lấy quyền sống chính đáng cho mình. Và là biểu tượng cho những con người siêng năng cần cù, chăm chỉ làm lụng, chịu thương chịu khó, là tính cách đoàn kết thủy chung, chở che đùm bọc lẫn nhau.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button