Tử vi – Phong thủy

Ngày Tam Nương là gì? Kiêng kỵ điều gì?

1589532025640 ngay tam nuong la ngay gi kieng ky gi

Theo quan niệm dân gian cổ truyền thì ngày Tam Nương là ngày không may mắn, dễ đem lại vận xui nên mọi người thường tránh làm việc đại sự vào những ngày này.

Bạn đang xem bài: Ngày Tam Nương là gì? Kiêng kỵ điều gì?

Ngày Tam Nương là ngày gì?

Tam Nương ở đây chiết tự có nghĩa là 3 người phụ nữ. Ngày Tam Nương tương truyền chính là ngày sinh và ngày mất của 3 nàng Đát Kỷ, Muội Hỷ, Bao Tự, là 3 người phụ nữ xinh đẹp “hồng nhan họa thủy” làm 3 triều đại sụp đổ. 

Chỉ là 3 người phụ nữ chân yếu tay mềm nhưng lại khiến cho các ông vua mê đắm trong sắc dục, chẳng màng tới giang sơn, cuối cùng hủy hoại cả 3 triều đại huy hoàng rực rỡ trong lịch sử Trung Quốc.

Dân gian cho rằng đó là những người mang tới tai họa, xui rủi nên cực kỳ kiêng kỵ ngày sinh và ngày mất của 3 nàng, gọi chung những ngày mùng 3, mùng 7, 13, 18, 22, 27 hàng tháng là ngày Tam Nương.

Đát Kỷ

Đến cuối đời Thương vua Trụ kế nghiệp, vốn là một ông vua có tài thao lược văn hay võ giỏi, có chiến công và thành quả xây dựng đất nước nhiều. Nhưng rồi ông kiêu ngạo hung hăng, ăn chơi sa đọa, và là một ông vua háo sắc. Hắn đòi Tô Hộ là một quan thần phải dâng con gái xinh đẹp là Đát Kỷ cho hắn. Xung quanh Đát Kỷ có người nói rằng bà là một con hồ ly tinh hóa thân để mê hoặc vua Trụ, xui vua làm lắm điều sai quấy, bạo ngược, vô đạo. Cũng có sách viết bà người  cài cắm của các chư hầu khác để phá hỏng nền chính trị của nhà Thương.

Đát Kỷ rất đẹp, bà đẹp đến nỗi khi tức giận cũng khiến cho vua Trụ say đắm. Vua Trụ ngày đêm quấn quýt bên nàng, truy hoan, bạo ngược, vô đạo. Điều đó khiến cho chính sự ngày càng yếu kém, cuộc sống của nhân dân vô cùng khổ cực. Nên vua Vũ nhà Chu cùng với hội quân chư hầu ở bến Mạnh Tân tiến quân tiêu diệt nhà Thương. Và lập nên một triều đại mới là nhà Chu.

Muội Hỷ

Nhà Hạ truyền đời vua Kiệt, là một ông vua lập được nhiều công lao. Nhưng sau đó vì cậy mình đã tài giỏi, ông trở nên sa đọa vào hưởng lạc, khiến cho cuộc sống của nhân dân trở nên khổ cực, chính sự đổ nát, kinh tế tiêu điều. Đặc biệt, ông rất mê người phụ nữ tên là Muội Hỷ. Nàng là người nước Hữu Thi.

Khi vua Kiệt mang quân đi đánh nước Hữu Thi, do không chống đỡ nổi, nước này đã mang nàng dâng lên cho vua Kiệt. Nhờ vào sắc đẹp tuyệt trần của mình cùng với vẻ lạnh lùng hiếm khi cười, Muội Hỷ khiến vua Hạ Kiệt say mê và tìm mọi cách để cho nàng vui. Bà này cùng ông vua Kiệt ngày đêm hoang phí, dâm đãng, phóng túng, tàn bạo trên của cải châu ngọc xương máu của nhân dân. Rồi vua Thành Thang nhà Thương dấy binh lật đổ triều Hạ.

Bao Tự

Cuối đời Chu là vua U vương là kẻ tàn bạo, ham nữ sắc. Thời ấy, nhà Chu cấm bán gỗ dâu, nhưng có một gia đình không biết mang gỗ dâu ra chợ bán. Họ bị đuổi bắt, trên đường chạy trốn, họ gặp một đứa bé bị bỏ rơi, nên đã ôm theo đứa bé ấy bỏ trốn cùng. Họ chạy sang nước Bao, đứa bé bị bỏ rơi ấy tên là Bao Tự. Cô gái ấy càng lớn càng xinh, sắc đẹp tuyệt trần không ai sánh được.

Sau này, người nước Bao phạm tội với Chu U Vương. Để vua Chu không đem quân đi đánh, người nước Bao đã đem Bao Tự dâng lên vua Chu U Vương để thoát tội. Ông say mê bà Bao Tự khiến cho đất nước ngày càng suy tàn. Và điển tích “Nghìn vàng mua một trận cười như không” ra đời ở thời kỳ này.  Hắn làm tất cả những gì để Bao Tự cười, cũng vì si tình và ngu muội. Hắn rất tàn bạo nên Thân Hầu liên kết với quân Khuyển Nhung vào tàn phá kinh đô nhà Chu, U Vương bị giết. Sau đó nhà Chu dời đô sang khu vực khác đánh dấu thời đại lịch sử Xuân Thu – Chiến Quốc hồn loạn, chia rẽ, tranh giành, chiến sự liên miên nổ ra.

Ngày Tam Nương nên kiêng kỵ điều gì?

Nên kiêng kỵ gì trong ngày Tam Nương? Dân gian cho rằng, Tam Nương là ngày xấu, trong ngày làm gì cũng xui xẻo: “Ngày mùng 3, mùng 7 đầu tháng, ngày 13, 18 giữa tháng, ngày 22, 27 cuối tháng, làm việc mưu sự bất thành, đón dâu cưới gả tuyệt tự, động thổ nhà không người ở, xây nhà chưa xong đã làm tang sự, đi thuyền dễ lật thuyền, làm quan nhậm chức khó có đường về quê.”

Vậy ngoài những điều đã nói ở trên thì trong ngày Tam Nương nên tránh làm gì?

  • Kiêng làm chuyện đại sự: Đại sự ở đây là cưới hỏi, động thổ xây dựng, khai trương mở cửa hàng hay ký kết hợp đồng. Người ta cho rằng ngày này cưới hỏi thì dễ ly tán, làm nhà thì gia đình dễ lục đục, mở hàng thì ế ẩm, ký kết buôn bán thì thua lỗ…
  • Kiêng đi giữa đường: Ngày Tam Nương không nên đi lại nghênh ngang giữa đường để tránh tai nạn giao thông hay tai bay vạ gió nào khác.
  • Kiêng quan hệ vợ chồng: Làm chuyện nam nữ trong ngày Tam Nương là phạm tội dâm ô, sắc dục…
  • Kiêng cãi cọ, đánh nhau: Trong ngày Tam Nương nhiều năng lượng xấu, nếu không kiểm soát bản thân thì dễ gây họa tày đình.
  • Kiêng sinh con: Vì ngày Tam Nương vốn dĩ là ngày sinh và ngày mất của 3 người phụ nữ mang danh “hồng nhan họa thủy” nên người ta cho rằng sinh con vào ngày này dễ mang theo xui xẻo, con trẻ có vận số không tốt.

Tuy nhiên, những điều kiêng kỵ trong ngày Tam Nương nói trên đều là những lời dân gian đồn thổi, không hề có căn cứ khoa học cũng chẳng có ví dụ thực tế. Các cụ ta cũng có câu “Có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, sợ mang điều xấu thì cứ kiêng kỵ, tránh đi là hơn, còn nếu sự đặng chẳng đừng thì cẩn trọng mà hành sự, bởi “Đức năng thắng số”, sống tốt ở đời thì chẳng lo vận xui luôn đeo bám. Đây là tín ngưỡng tâm linh, chớ nên mù quáng mà lợi bất cập hại.

Cách giải hóa ngày Tam Nương

Có thể cách đơn nhất để giải hóa ngày Tam Nương chính là bạn tránh ngày này, không nên làm các việc lớn vào ngày Tam Nương. Nếu bắt buộc vẫn phải làm vào ngày này thì bạn có thể chọn giờ tốt của ngày đó để tiến hành.

Như vậy, ngày Tam Nương có sáu ngày trong mỗi tháng. Hy vọng qua bài viết này, chúng tôi đã cung cấp thêm cho bạn nhiều thông tin về ngày Tam Nương. Và cũng có thể giúp cho bạn hạn chế những điều xấu từ nó mang đến và chọn được ngày tốt, giờ đẹp tiến hành mọi việc suôn sẻ và thành công.
 

(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tử vi – Phong thủy

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button