Đường, muối, tiêu, tỏi… là những gia vị rất đặc trưng trong món ăn Việt Nam nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng thật hiệu quả. Vậy để biết cách làm món ăn thêm hấp dẫn với những gia vị đã rất quen thuộc và phát huy hết công dụng của chúng, hãy cùng Trung cấp nghề nấu ăn tìm hiểu những lưu ý khi sử dụng gia vị trong món Việt ngay sau đây nhé!
Bạn đang xem bài: Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Gia Vị Đặc Trưng Trong Món Việt
Gia vị là yếu tố quan trọng quyết định hương vị của món ăn. Nguồn: Internet
Nước tương
Không nên nấu nước tương ở nhiệt độ cao quá lâu vì nước tương sẽ bị phá hủy các chất dinh dưỡng và làm mất hương vị. Do đó khi xào rau nên cho nước tương vào sau cùng rồi bắc ra ngay.
Bột ngọt
Khi nấu đến nhiệt độ hơn 120 độ C, bột ngọt sẽ biến thành sodium glutamate, không chỉ làm mất hương vị thức ăn mà còn gây ra chất độc hại. Tốt nhất nên cho bột ngọt vào khi thức ăn đã chế biến xong.
Nước mắm
Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Ngoài tác dụng kích thích sự thèm ăn và tiêu hóa, nước mắm còn chứa nhiều chất bổ dưỡng như chất đạm và các loại vitamin A, D và B12. Do đó, khi chế biến, không nên đun lâu nước mắm trên bếp.
Nước mắm là loại gia vị đặc trưng trong chế biến món ăn Việt Nam. Nguồn: Internet
Với món canh, nước mắm được cho vào canh sau cùng, rồi bắc ra ngay. Không nêm nước mắm và để sôi lâu trên bếp sẽ mất ngon do hương vị nước mắm bị biến đổi. Với món thịt kho, nên kho thịt gần mềm với các loại gia vị khác rồi mới cho nước mắm vào, kho thêm một thời gian ngắn nữa, thịt không bị cứng và thơm ngon hơn.
Dấm
Khi nấu canh rau hay luộc rau, nên cho thêm một chút dấm giúp giữ lại vitamin C trong rau, thúc đẩy sự hòa tan các khoáng chất như canxi, phốt pho, sắt… và nâng cao hiệu quả hấp thụ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Tỏi
Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế. Bạn không nên dùng quá nhiều tỏi vì mùi tỏi sẽ lấn át mùi thơm của thịt. Với những món xào, hầm, hoặc thịt chiên, dùng tỏi là giải pháp thích hợp nhất. Với rau xào, tỏi nên được cho vào lúc dầu ăn vừa nóng để khử mùi và tạo độ thơm cho món ăn của bạn.
Tỏi thường được giã hoặc bằm nát rồi cho vào thịt bò, heo, gà trong quá trình sơ chế Nguồn: Internet
Đường
Bạn nên cho đường vào món ăn trước khi cho muối để tránh sự bay hơi của muối, làm món ăn không đậm đà. Khi làm các món rán và nướng, chỉ nên dùng ít đường để ướp thực phẩm. Nếu dùng nhiều, món ăn rất dễ cháy khét, bị sậm màu gây mất thẩm mỹ và có vị đắng.
Gừng và hành khô
Sau khi cá sôi 6-7 phút, bạn cho gừng vào sẽ có tác dụng khử tanh tốt nhất. Ngoài ra, hành có thể thêm vào sớm hơn, khi đổ nước vào nồi cá kho là lúc có thể cho hành vào. Với món cá hấp, dùng hành lót dưới sẽ làm cá thơm và ngon hơn.
Tiêu
Không chỉ giúp tạo mùi thơm cho món ăn, tiêu xay còn mang đến hương vị tự nhiên, giúp món ăn đậm đà hơn. Tiêu xay càng để lâu càng mất mùi, nên tốt nhất là bạn chỉ xay một lượng vừa đủ dùng. Khác với tiêu xay, tiêu hạt thường được dùng khi còn xanh và thích hợp cho các món hầm.
Không chỉ giúp tạo mùi thơm, tiêu xay còn giúp món ăn đậm đà hơn. Nguồn: Internet
Dầu ăn
Nhiệt độ dầu lên đến trên 200 độ C, dầu có thể sản sinh ra một khí độc hại được gọi là “acrolein”. Nó là thành phần chính khiến dầu ăn sản sinh ra một lượng lớn peroxide gây ung thư. Hãy cho thức ăn vào lúc dầu bắt đầu nóng để tránh làm mất chất dinh dưỡng của thức ăn và có hại có sức khỏe.
Muối
Trong các loại muối, muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ vì chúng có hàm lượng natri thấp, lại chứa iốt. Muối thích hợp với các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, hải sản và súp.
Muối biển luôn là lựa chọn hàng đầu của các bà nội trợ Nguồn: Internet
Nếu cần thịt đậm đà mà không bị giảm độ ngọt thì nên cho muối trước. Ngược lại, khi nấu canh, cần vị ngọt từ xương thì nên nấu một lúc cho nước canh ngọt mới nêm muối. Với món xào, bạn hãy cho muối vào dầu, khoảng một phút sau mới cho thực phẩm vào. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ đến 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Chỉ với một vài lưu ý nho nhỏ, bạn đã có thể sử dụng gia vị hiệu quả hơn khi nấu các món ăn Việt. Chính yếu tố này sẽ góp phần giúp món ăn trở nên hấp dẫn, bổ dưỡng cũng như tiết kiệm thời gian nấu ăn của bạn hơn rất nhiều. Chúc bạn áp dụng thành công nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp