Văn mẫu lớp 6

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi (3 mẫu)

Với 3 bài văn Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 1

Tình cảm anh em là một tình cảm ruột thịt thiêng liêng của mỗi người. Tình cảm này được thể hiện rõ nét trong văn bản Bức tranh của em gái tôi. Tình cảm của hai anh em Kiều Phương lúc đầu có trục trặc khi người anh có thái độ tỏ ra kiêu căng, vì ghen tị với người em của mình về tài năng. Nhưng về sau tình cảm lại càng gắn bó hơn vì người em sau khi đi thi vẽ đã vẽ bức chân dụng người anh hai của mình. Điều đó nói lên tình cảm của người em dành cho người anh là tuyệt đối, luôn luôn coi trọng, yêu thương anh trai bằng tất cả tấm lòng nhân hậu của mình. Người anh lúc đầu có thái độ không đúng nhưng cuối cùng lại hiểu ra tình cảm đó và yêu thương em gái hết mực. Có lẽ người anh cũng đã rất tự hào vì đã có một người em tài năng và nhân hậu. Và người em khi biết người anh đã có thái độ thay đổi rất nhiều vì lòng đố kị đã rất buồn nhưng tình cảm của người em thật khiến cho người ta cảm phục. Câu chuyện viết về tình anh em thật đơn giản nhưng lại mang nhiều giá trị và để lại bài học sâu sắc cho mỗi người, mỗi gia đình về tình cảm ruột thịt.

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi (3 mẫu)

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 2

Truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh là một trong những tác phẩm tiêu biểu viết về tình cảm gia đình. Truyện đã để lại trong lòng người đọc những ấn tượng sâu sắc. “Bức tranh của em gái tôi” xoay quanh hai nhân vật: người anh và cô em gái – Kiều Phương, một cô bé có tài năng hội hoạ. Kiều Phương cũng giống như biết bao đứa trẻ cùng tuổi khác là một cô bé nghịch ngợm, và đối với người anh trai đó là một chuyện rất bình thường và gọi em gái là Mèo. Nhưng đến khi chú Tiến Lê – một họa sĩ, là bạn thân của bố Kiều Phương phát hiện ra tài năng hội họa của Kiều Phương. Mọi người trong gia đình đi từ ngạc nhiên, đến bất ngờ, rồi đổ dồn mọi sự chú ý đến người em. Điều đó khiến người anh bỗng cảm thấy tự ti, mặc cảm vì mình không có bất cứ một tài năng nào cả. Thậm chí, người anh còn cảm thấy ghen ghét, đố kỵ với em gái mình. Chỉ đến khi được nhìn thấy bức tranh đạt giải Nhất của Kiều Phương, người anh đã đi từ ngỡ ngàng đến hãnh diện và sau cùng là xấu hổ. Kiều Phương đã vẽ anh trai mình. Như vậy, truyện ngắn “Bức tranh của em gái tôi” là một câu chuyện đầy ý nghĩa về tình cảm anh em. Tác phẩm đã thể hiện được những nét phong cách riêng của nhà văn Tạ Duy Anh.

Viết đoạn văn nói lên tình cảm giữa hai anh em Kiều Phương trong Bức tranh của em gái tôi – mẫu 3

Tác phẩm “Bức tranh của em gái tôi” của nhà văn Tạ Duy Anh đã cho thấy tình cảm trong sáng hồn nhiên và lòng nhân hậu của người em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở chính. Câu chuyện kể về hai anh em Kiều Phương qua lời kể của nhân vật người anh. Kiều Phương là một cô bé hiếu động, nghịch ngợm và có sở thích chế màu vẽ. Tình cảm của hai anh em rất tốt cho đến khi tài năng hội họa của Kiều Phương được phát hiện cũng là lúc người anh trai cảm thấy bản thân mình bất tài và ghen tị với tài năng của người em, đối xử với người em không tốt và thường xuyên cáu gắt. Nhưng rồi thật bất ngờ, bức tranh đạt giải nhất của Kiều Phương được trưng bày lại là bức vẽ về người anh trai. Đứng trước bức tranh “Anh trai tôi”, người anh đã cảm thấy ngỡ ngàng, hãnh diện và cuối cùng là xấu hổ vì nhận ra tấm lòng nhân hậu của người em. Điều này cho thấy rằng, sự ghen tị trong lòng người anh chỉ là tính cách nhất thời và đã được xua tan đi bằng tấm lòng nhân hậu và lương thiện của người em. Và đến cuối cùng, tình cảm anh em đã chiến thắng những điều nhỏ nhen và toan tính ích kỉ. Tóm lại, “Bức tranh của em gái tôi” đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. Truyện xứng đáng là một trong những tác phẩm hay nhất của tác giả Tạ Duy Anh.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button