Phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng
Đề bài: Phân tích truyện “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri.
Bạn đang xem bài: Phân tích truyện Chiếc lá cuối cùng
Bài văn mẫu
Truyện “Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn O. Hen-ri nước Mỹ là một kiệt tác văn chương làm xúc động lòng người. Hai họa sĩ nghèo, một già, một trẻ, đã sống và hành động hết mình, thậm chí đã thầm lặng hi sinh để cứu sống một đồng nghiệp bé nhỏ, tội nghiệp bị bệnh sưng phổi mà tử thần sắp mang đi.
Xiu đã thức khuya dậy sớm. Một lời an ủi. Một chén sữa pha rượu vang đỏ, Xiu đã vẽ, đã làm việc nhiều hơn để kiếm thêm tiền, dù có lúc chỉ là hi vọng mong manh đánh lui tử thần, cứu sống “con chuột bạch của chị”.
Khi mà Gion-xi đang thoi thóp sống, nghe gió thổi, mưa rơi cùng lẫn với tuyết, đinh ninh khi chiếc lá thường xuân cuối cụng rụng xuống, “cùng lúc đó thì em sẽ chết”. Gion-xi đang sống tuyệt vọng và cô đơn, mặt trắng nhợt, tâm hồn cô đơn “đang chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi xa xôi bí ẩn của mình” thì cụ Bơ-men đã đến với con người đáng thương này!
Mùa xuân, cây cỏ mọc mầm nhú là xanh. Mùa đông lạnh lẽo, lá úa vàng, lá rụng, đó là quy luật tự nhiên, quy luật của sự sống. Chiếc lá thường xuân cuối cùng nhất định sẽ rụng xuống bất cứ lúc nào khi nào – khi mưa rơi tuyết sa trong gió lạnh. Chẳng có phép màu nào giữ cho lá thường xuân úa vàng không bị rụng xuống trong mưa tuyết và gió bấc ào ào !
Cụ họa sĩ già Bơ-men, tuy đã hơn bốn mươi năm cầm bút vẽ mà vẫn không với tới “gấu áo vị nữ thần” của nghệ thuật đã có phép màu kì diệu đó. Cụ đã làm cho chiếc là thường xuân trở nên bền bỉ và dũng cảm “chẳng bao giờ rung rinh hoặc lay động khi gió thổi“. Cụ Bơ-men với chiếc đèn bão, chiếc thang, vài chiếc bút lông, một bảng pha màu có màu xanh và màu vàng trộn lẫn đã sáng tạo nên chiếc là thường xuân kì diệu đó. Cụ đã đứng trong mưa tuyết suốt đêm, quần áo lạnh buốt và ướt sũng để vẽ nên chiếc lá thường xuân kì diệu, khi mà “chiếc là cuối cùng” đã rụng.
Chiếc lá thường xuân cuối cùng là “kiệt tác của cụ Bơ-men” để lại cho đời. Chiếc lá đó đã cứu sống nữ họa sĩ trẻ Giôn-xi. Và chỉ hai ngày sau khi vẽ nên bức họa kiệt tác đó, cụ Bơ-men đã chết vì sưng phổi. Hành động của cụ Bơ-men thật cao cả. Cụ đã ra đi trong thầm lặng, nhưng cái chết của cụ đẹp như một bài ca.
Sống và chết, hạnh phúc và bất hạnh luôn luôn gắn liền với số phận của con người, đời người. Sự sống thật vô cùng quý báu. Ai cũng muốn được sống khỏe mạnh, sống trong yên vui, hạnh phúc, ấm no. Sống và chết là quy luật của tự nhiên. Có người tham sống sợ chết. Có bậc vĩ nhân dám xả thân để cứu nhân độ thế. Có người dám chết, nhận lấy cái chết để cứu sống đồng loại. Cụ Bơ-men đã chết như thế. Trái tim của cụ họa sĩ già rất đẹp, bao la tình nhân ái. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của cụ, sáng ngời tính nhân văn. Chiếc lá ấy xanh tươi mãi trong cuộc đời vì ẩn chứa tình người trong chiếc lá.
Đọc truyện “Chiếc lá cuối cùng“, tôi cúi đầu, nghiêng mình trước linh hồn cụ Bơ-men. Tôi càng thêm cảm phục tấm gương dũng cảm của thanh thiếu niên quanh ta đã hi sinh để cứu người, cứu bạn trong con nguy kịch trên dòng nước lũ.
Đẹp thay tình đời trong chiếc lá! Đẹp thay tình đời trong dòng nước lũ!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 9