Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên (2 mẫu)
Với 2 bài văn Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.
Bạn đang xem bài: Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên – mẫu 1
Chiếc lá cuối cùng củanhà văn Mĩ O. Hen – ri là một trong những truyện nổi tiếng trên toàn thế giới về tình yêu thương con người. Và hình tượng “chiếc lá” chính là hình tượng xuyên suốt đã làm nên thành công cho tác phẩm. “Chiếc lá cuối cùng” tác giả gửi thông điệp về tình bạn cao quý, nhắn nhủ mọi người hãy biết yêu thương nhau. Xiu và Bơ-men là hai nhân vật làm nổi bật tình cảm cao đẹp trên. Hai họa sĩ nghèo này khác nhau về tuổi tác nhưng lại có chung một mối điều quan tâm đó là làm sao cứu sống được Giôn – xi. Xiu đã phải làm việc kiếm tiền mua thuốc, chăm sóc bạn. Xiu là một người bạn thủy chung, hết lòng giúp đỡ bạn bè trong những lúc khó khăn nhất. Chỉ như vậy thôi chưa đủ bệnh viêm phổi của Giôn-xi ngày càng nặng hơn và có thể tước đi mạng sống của cô bất cứ khi nào. Bệnh thì có thể chữa trị nhưng tinh thần thì không, Giôn – xi tuyệt vọng với cái chết đang đến gần, cụ Bơ-men đã nhận ra điều đó và chính cụ đã mang lại niềm hi vọng cho Giôn-xi. Bằng tài năng của mình, cụ đã vẽ lên bức kiệt tác của mình bức tranh cuối cùng mang lại niềm tin, hi vọng sống cho Giôn – xi. Chiếc lá cuối cùng và sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ – men thật đáng trân trọng, hi sinh bản thân vì cuộc sống của người khác, qua hình ảnh chiếc lá cuối cùng tác giả còn muốn nói đến mục đích cao quý của nghệ thuật trong cuộc sống. Câu chuyện đơn giản nhưng lại có ý nghĩa nhân đạo sâu sắc, hình ảnh chiếc lá cuối cùng chính là điểm nhấn quan trọng trong truyện giúp mang lại hi vọng, niềm tin cho Giôn-xi vượt qua bệnh tật và ca ngợi sự hi sinh thầm lặng của cụ Bơ – men.
Phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn cùng tên – mẫu 2
Chiếc lá cuối cùng là một tác phẩm xuất sắc của O.Hen-ri. Trong câu chuyện, hình tượng về chiếc lá cuối cùng có sức ám ảnh rất lớn. Nó thể hiện cái nhìn nhân đạo sâu sắc trong tác phẩm.
Giôn-xi bị bệnh sưng phổi, nặng trước. Nhìn qua cửa sổ thấy cây thường xuân với nỗi ám ảnh là chiếc lá cuối cùng của cây rụng thì cô sẽ chết. Cụ Bơ-men đã vẽ chiếc lá vào nơi mà chiếc lá cuối càng đã rụng trong đêm ấy. Chiếc lá cuối cùng- chiếc lá tình nghĩa của cụ Bơ-men dành cho Giôn- xi. Cả hai đều là họa sĩ và đều có ước mơ. Bơ-men mơ vẽ được một kiệt tác.Giôn-xi mơ vẽ được một bức tranh về vịnh Na-plơ. Và chiếc lá cuối cùng chính là kiệt tác để đời của cụ Bơ-men, chiếc lá giúp Giôn-xi hồi sinh để thực hiện ước mơ
Truyện kể rằng Xiu và Giôn-xi là hai nữ họa sĩ nghèo, còn trẻ, sống trong một căn hộ thuê ở gần công viên Oa-sinh-tơn. Cụ Bơ-men cũng là một họa sĩ nghèo thuê phòng ở tầng dưới. Bốn chục năm nay cụ mơ ước vẽ một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được, cụ thường ngồi làm mẫu vẽ cho các họa sĩ để kiếm tiền. Lúc ấy là vào mùa đông. Giôn-xi bị bệnh sưng phổi. Bệnh tật và nghèo túng khiến cô tuyệt vọng không muốn sống nữa. Cô đếm từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân bám vào bức tường gạch đối diện với cửa sổ, chờ khi nào chiếc lá cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi, lìa đời..
Xiu còn chăm sóc, lo lắng cho Giôn-xi như chăm sóc cho em gái của mình. Khuôn mặt Xiu ngày càng hốc hác. Khi biết được ý nghĩ kl quặc của Giôn-xi, Xiu đã cố năn nỉ: “Em hãy nghĩ đến chị, nếu em không còn muốn nghĩ đến mình nữa. Chị sẽ làm gì đây?”. Điều ấy chứng tỏ cô thương Giôn-xi vô cùng, và mong muốn Giôn-xi tống khứ ý nghĩ kì quặc kia ra khỏi đầu Giôn-xi. Xiu cho cụ Bơ-men biết rằng Giôn-xi bị bệnh nặng và rơi vào tình trạng khủng hoảng tinh thần trầm trọng. Xiu và Bơ-men đều buồn lòng rất nhiều, cả hai người cùng nhìn cây thường xuân, rồi hai người im lặng nhìn nhau. Một phần câu trả lời câu hỏi “cái gì đấy ” ẩn trong cái nhìn ấy của Xiu, và phần còn lại ẩn trong cái nhìn của cụ Bơ-men. Cuộc sống của Giôn-xiu tưởng chừng bất hạnh nhưng cũng không hề, vì cô có rất nhiều người thực tâm lo lắng cho Giôn-xi. Trong cuộc chiến đấu không cân sức với tử thần, Giôn-xi không hề đơn độc
Xiu lẫn Giôn-xi đều bị ám ảnh bởi chiếc lá thường xuân cuối cùng đã rụng trong đêm, và Xiu cũng không biết cụ Bơ-men có vẽ chiếc lá để cứu người hay không đù hai người có nhìn cây thường xuân và lo sợ. Kéo tấm mành mành lên là vén bức màn bí mật, và có thể sự thật bi quan đã ám ảnh cả hai người sẽ lộ ra. Tấm màn đã được kéo lên. Chiếc lá “hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm đeo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ” đã trở thành biểu tượng hồi sinh của Giôn-xi. Nhìn thấy nó, Giôn-xi đã tâm sự với Xiu rằng “Em cứ tưởng là nhất định trong đêm vừa qua nó đã rụng. Em nghe thấy gió thổi. Hôm nay nó sẽ rụng thôi và cũng lúc đó thì em sẽ chết”. Sau đó cô lại nói thêm những câu nói tự trách mình, những lời biết ơn mà cũng là lời thú tội: “Có một cái gì đấy đã làm cho chiếc lá cuối cùng vẫn còn đó để cho em thấy rằng mình đã tệ như thế nào. Muốn chết là một tội”. Rồi Giôn-xi xin được uống sữa, được cầm chiếc gương tay, được xem Xiu nấu nướng, và nuôi lại hi vọng sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.
Với lối hành văn nhẹ nhàng, với tài quan sát và miêu tả thật tự nhiên và tinh tế những chi tiết chọn lọc của từng nhân vật, cùng với sự sắp đặt các chi tiết ấy thành các tình huống đảo ngược bất ngờ một cách hợp lí, O.Hen-ri đã tạo được sức hấp dẫn của nghệ thuật viết truyện ngắn. Người đọc xúc động về tình bạn của Xiu đối với Giôn-xi, trân trọng tấm lòng thương yêu và hành động âm thầm nhưng vô cùng cao cả của cụ Bơ- men cho sự sống của người trẻ đang trong tuyệt vọng, muốn chết như Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng là bức tranh kiệt tác mà cụ đã từng mơ vẽ được lúc cụ còn sống, và nó cũng làm sống lại ước mơ được vẽ vịnh Na-plơ đẹp nổi tiếng của Giôn-xi. Thắp lên niềm tin và hy vọng không chỉ cho ba người họ mà còn cho tất cả mọi người.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6