Biểu mẫu

Phép lặp là gì? Ví dụ phép lặp

Khi các bạn làm bất kỳ một bài văn nghị luận, chứng minh, giải thích hay miêu tả nào thì cách sử dụng phép liên kết câu và liên kết đoạn là điều không thể thiếu. Trong đó phép lặp được sử dụng nhiều nhất và có nhiều tác dụng quan trọng. Vậy khái niệm phép lặp là gì? nó có tác dụng gì? hãy cùng thư viện hỏi đáp tìm hiểu qua bài viết này với Cmm.edu.vnnhé !

Video hướng dẫn phép lặp dùng để liên kết câu

Bạn đang xem bài: Phép lặp là gì? Ví dụ phép lặp

Khái niệm phép lặp là gì?

Phép lặp là một trong những phép liên kết hình thức trong liên kết câu, liên kết đoạn văn, hay thường được gọi là phép lặp từ vựng. Nó lặp lại ở câu đứng sau từ ngữ đã có ở câu trước nhằm tạo ra tính liên kết giữa các câu trong văn bản. Có thể sử dụng lặp lại một cụm từ, lặp 1 phần từ hay lặp lại cú pháp. Đây cũng là lời giải thích cho câu hỏi điệp cú pháp là gì ?

Các bạn nên phân biệt giữa phép lặp và điệp ngữ với nhau. Nếu các từ được lặp lại trong cùng 1 câu thì đó là điệp ngữ. Nhưng nếu các từ được lặp lại ở những câu khác nhau thì đó là phép lặp.

Phân loại các dạng phép lặp

Có 3 phương tiện được sử dụng trong phép lặp liên kết câu và liên kết đoạn là lặp từ ngữ, lặp cấu trúc cú pháp và lặp ngữ âm. Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết 3 cách lặp này.

1. Phép lặp từ ngữ

Sử dụng các từ ngữ được lặp lại từ câu này qua câu kia, từ câu trước sang câu sau nhằm tạo tính liên kết giữa các phần trong đoạn văn với nhau. Đúng như vậy phép lặp để liên kết lại các câu.

Ví dụ: Học bài là một thói quen tốt. Nếu chăm chỉ học bài thì bạn sẽ thành công trong tương lai.

Ta thấy từ “học bài” được lặp lại 2 lần, nó giúp người đọc hiểu rõ tác dụng của việc chăm chỉ học bài.

Một vài ví dụ về điệp cấu trúc là gì dễ hiểu?

2. Phép lặp ngữ âm

Là hiện tượng hiệp vần và cắt nhịp điệu đều đặn trong các câu của văn bản.

Ví dụ về phép liên kết ngữ âm

  • Con quạ đứt đuôi
  • Con ruồi đứt cánh. 
  • Đòn gánh có mấu
  • Củ ấu có sừng.
  • Bánh chưng có lá
  • Con cá có vây.
  • Ông thầy có sách.

Ta thấy trong câu ca dao trên sử dụng phép lặp ngữ âm được in đậm và các âm đó có liên quan từ câu trước sang câu sau.

3. Phép lặp cú pháp và phép lặp có tác dụng gì ?

Phép lặp cú pháp là gì : Là phép lặp dùng nhiều lần một kiểu cấu tạo câu nào đó liên tiếp trong một đoạn văn bản.

Để hiểu rõ tác dụng của phép lặp cú pháp :

Ví dụ: Con người Việt Nam có thể không có vóc dáng to hơn người Mỹ. Con người Việt Nam có thể không có nước da trắng như người Châu Âu. Nhưng con người Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng lại thông minh, nhanh nhẹn.

Phép lặp cấu trúc trong đoạn văn trên sử dụng cụm từ “ Con người Việt Nam”. Vậy bạn đã hiểu rõ tác dụng của phép lặp là gì chưa ?

Tham khảo thêm: Phép nối là gì?

12 biện pháp tu từ trong Tiếng Việt thường gặp nhất

Bài tập ví dụ về phép lặp từ ngữ 

Dưới đây là tổng hợp ví dụ về phép lặp :

Câu hỏi: Chỉ ra phép lặp trong đoạn văn trên và các từ ngữ được lặp lại.

Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh (1). Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con (2). Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn (3). Nó ngơ ngác, lạ lùng (4). Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.(5)

Câu trả lời:

Các từ “anh, còn” ở câu (2), (3), (5) lặp lại các từ “anh, còn” ở câu số 1.

Kết luận: Đây là câu trả lời cho câu hỏi phép lặp là gì? Kèm theo đó là một vài ví dụ minh họa cách sử dụng phép lặp trong văn nghị luận.

Từ khóa tìm kiếm : lặp từ là gì,phép lập,phep lien ket,phép lập là gì,xác định phép liên kết,các phép,biện pháp lặp từ,tác dụng của lặp từ,các phép liên kết trong đoạn văn,lặp cấu trúc là gì,phép liên kết trong đoạn văn,phép liên kết câu là gì,tác dụng phép lặp,phép liên kết là j,phép liên kết lặp,phép lặp để liên kết câu

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button