Tổng hợp

Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả

Phong thanh hay phong phanh là một trong những cặp từ dễ nhầm lẫn và sử dụng sai ý nghĩa trong tiếng Việt. Vậy, phong thanh hay phong phanh là đúng chính tả, cách sử dụng như thế nào. Mời các bạn đọc bài viết dưới đây của Cmm.edu.vn để có câu trả lời nhé.

phong phanh hay phong thanh 700

Bạn đang xem bài: Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả

Phong thanh có nghĩa là gì?

Phong thanh là một từ ghép Hán – Việt có nghĩa là nghe tiếng gió thổi.

Ngoài ra phong thanh còn có nghĩa là nghe tin đồn thường được sử dụng khi nói về việc loáng thoáng nghe được, biết được tin tức gì đó nhưng chưa được kiểm chứng.

Ví dụ:

  • Tôi nghe phong thanh rằng anh ấy sắp được lên chức trưởng phòng.
  • Tôi nghe phong thanh rằng anh ấy sắp nghỉ việc.

Phong phanh có nghĩa là gì?

Phong phanh là từ thuần Việt được dùng để để chỉ hiện trạng trang phục của một người, cụ thể là nói về tình trạng quần áo mặc sơ sài, không đủ ấm khi tiết trời đang lạnh giá.

Ví dụ:

  • Trời lạnh lắm, anh đừng ăn mặc phong phanh, nhớ mặc thêm áo khoác khi ra đường nhé.
  • Trời lạnh mà mấy thanh niên này ăn mặc phong phanh quá.

Phong thanh hay phong phanh, từ nào đúng chính tả?

Phong thanh và phong phanh đều là 2 từ có ý nghĩa khác nhau và được dùng trong những trường hợp khác nhau.

  • Phong phanh: Được dùng để nói về trang phục, cách ăn mặc.
  • Phong thanh: Chỉ tính chất của thông tin nghe được chưa chính xác, chưa được kiểm chứng.

Tuy nhiên phong thanh và phong phanh có phát âm gần giống nhau và nhiều người chưa hiểu hết nghĩa của mỗi từ nên thường sử dụng sai và nhầm lẫn khi sử dụng. Nhiều người hiện thường dùng từ phong phanh với ý nghĩa của từ phong thanh, nói về việc biết được tin tức gì đó nhưng chưa được kiểm chứng.

Ví dụ: Tin anh ấy được lên chức trưởng phòng tôi đã nghe phong phanh qua đồng nghiệp trước khi thông báo được đưa ra.

Sử dụng từ phong phanh trong câu trên là sai, từ đúng phải là phong thanh.

Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Cách dùng “nghe phong phanh” tuy là sai nhưng đã có từ lâu và khá phổ biến hiện nay. Vì vậy, một số người cho rằng cách dùng này có thể chấp nhận được như một cách dùng đúng. Tuy nhiên, để đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt chúng ta vẫn nên đúng nghĩa của từ phong phanh và phong thanh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn hiểu được ý nghĩa và cách dùng đúng của từ phong thanh và phong phanh.

Ngoài ra, trong tiếng Việt có rất nhiều cặp từ dễ bị nhầm lẫn, sai chính tả khác như vô hình chung hay vô hình trung, suýt nữa và xuýt nữa, xịn sò hay xịn xò… mời các bạn tham khảo để biết cách dùng đúng, tránh sai chính tả nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button