Văn mẫu lớp 5

Tả một người thân trong gia đình em hay nhất (dàn ý + 9 mẫu)



Tả một người thân trong gia đình em hay nhất (dàn ý + 9 mẫu)

Bạn đang xem bài: Tả một người thân trong gia đình em hay nhất (dàn ý + 9 mẫu)

Trang trước

Trang sau

Tả một người thân trong gia đình em hay nhất (dàn ý + 9 mẫu)

Đề bài: Tả một người thân trong gia đình em.

Dàn ý Tả một người thân trong gia đình em

1. Mở bài: Giới thiệu người được tả :Người thân yêu và gần gũi nhất với mình.

2. Thân bài: Tả theo một trình tự hợp lý trên các phương diện:

– Các chi tiết, hình ảnh tiêu biểu, phù hợp về ngoại hình , hành động , cử chỉ , ngôn ngữ.

– Quá trình miêu tả gắn với tình cảm thực của bản thân ; lồng kể về những kỷ niệm tạo nên dấu ấn không phai mờ trong tâm trí . Đã để lại cho bản thân sự kính phục đối với người thân yêu và gần gũi nhất với mình.

3. Kết bài: Suy nghĩ về hình ảnh người thân yêu và gần gũi nhất với mình.

Văn mẫu lớp 5 | Tập làm văn lớp 5

Tả một người thân trong gia đình em – tả em bé

Gia đình tôi có ba chị em: chị Gấu, em Bo và tôi. Hai chị em tôi đã lớn thì mẹ mới sinh thêm em bé. Bởi tôi đang là cô em út được mọi người cưng chiều hết mực nên tôi chẳng hề mừng vui khi Bo xuất hiện. Năm nay, em gần ba tuổi. Mỗi chiều muộn, tôi đều phải trông em để mẹ nấu cơm.

Em Bo mập mạp lắm! Cả đôi chân hay hai tay của em đều mập mạp tạo nên những ngấn tròn như đeo vòng. Khuôn mặt của em tròn trịa, mũm mĩm. Mỗi khi ai đó tới nhà, họ đều muốn cựng nựng đôi má bầu bĩnh, hồng hào của em. Mùa đông, đôi má ấy càng ửng hồng như chẳng hề bị lạnh. Mẹ bảo do da các em bé trắng trẻo, căng mọng dễ bị nẻ, trời ấm lên rồi sẽ khỏi. Tóc em Bo được bố cắt đầu húi cua ngắn tũn. Em thích thú cứ đưa tay lên sờ đầu. Chắc em cảm thấy êm tay nên cười tít mắt. Đôi mắt to tròn mỗi khi cười cứ híp lại. Mắt em Bo đen láy chẳng khác nào hai hạt cườm nho nhỏ.

Một hôm, khi mẹ vào bếp, tôi trông em. Hôm đó em bị sổ mũi. Chiếc mũi tron tròn, nhỏ xíu của em cứ ươn ướt. Tôi lau mũi cho em rồi để em chơi dưới sàn. Tôi ngồi vào bàn học để vẽ tranh minh họa môn khoa học. Hồi lâu, em chơi chán nên cứ chạy sang làm phiền tôi. Tôi bực quá, quát em. Em im lặng rồi mếu máo. Em chẳng gào khóc như mọi khi mà chỉ mếu máo, khuôn mặt giàn giụa nước. Rồi em lặng lẽ về chỗ đồ chơi ban nãy. Bỗng dưng tôi thấy có lỗi và thương em đến lạ. Tôi bèn vẽ bức tranh có hình em với gương mặt cười tít mắt. Em nhìn bức tranh cười khúc khích, đòi bút để vẽ. Em vẽ mấy nét nguệch ngoạc thành hình người cũng đang cười. Em bảo đây là chị Bee. Tôi bèn ôm em vào lòng.

Từ hôm đó, tôi yêu Bo nhiều hơn. Trong nhà lúc nào cũng vang rộn tiếng cười đùa của chị em tôi. Mỗi lần viết thư cho chị gái, tôi đều kể cho chị nghe những điều đáng yêu của em ấy. Tôi cảm thấy thật may mắn khi có một cậu em trai kháu khỉnh, ngoan ngoãn như Bo.

Tả một người thân trong gia đình em – tả anh trai

Nếu có ai hỏi em: “Trong gia đình bé nhỏ luôn đầy ắp tiếng cười này, em tự hào về ai nhất?” thì em sẽ không ngần ngại trả lời người đó rằng, anh trai em là người khiến em tự hào nhất.

Anh trai em tên là Hoàng, năm nay đã tròn hai mươi tuổi, anh hiện đang là sinh viên của trường đại học Y Hà Nội. Anh có đôi mắt tinh anh được che dấu sau gọng kính. Mái tóc được cắt tỉa gọn gàng càng làm khuôn mặt anh trở nên sáng sủa, đẹp trai hơn trong mắt người thân cùng bạn bè. Dáng người anh dong dỏng cao và hơi gầy bởi từ nhỏ anh rất dễ bị bệnh. Đó cũng là lí do anh theo học ở trường đại học Y, anh nói anh muốn giúp đỡ những đứa trẻ và những người không được may mắn về sức khỏe. Em từ lúc còn là một cô bé ngốc nghếch đã suốt ngày lẽo đẽo đi theo người anh trai này, lắng nghe từng lời anh chỉ dạy. Dù anh hơn em khá nhiều tuổi, sáu tuổi đối với nhiều người có lẽ không phải là con số quá lớn nhưng với em thì khác. Anh em em rất thân thiết với nhau bởi anh luôn chiều chuộng và nhường nhịn em từ món đồ chơi cho đến quyển sách, quyển vở.

Anh trai em hiền nhưng cũng rất nghiêm khắc, anh chưa một lần bao che cho khuyết điểm của em mà luôn giúp em hiểu rõ phải trái, đúng sai. Gọn gàng, ngăn nắp là một trong những đức tính tốt đẹp của anh, trái ngược lại hoàn toàn với em. Phòng của anh gọn gàng, thoáng mát bao nhiêu thì phòng của em ngược lại bấy nhiêu dù em đã cố làm theo lời chỉ dẫn của anh nhưng chẳng hiểu sao tình trạng căn phòng vẫn không được cải thiện. Anh chính là một tấm gương sáng, một hình mẫu lí tưởng để em học hỏi và noi theo.

Anh trai em còn có sở thích là đọc sách và nấu ăn. Sở thích nghe có vẻ hơi nữ tính, nhưng mà theo em thấy thì những món ăn anh nấu rất ngon và những quyển sách anh đọc cũng rất thú vị. Anh luôn quan tâm và lo lắng cho cô em gái ít tuổi hơn là em, từ bữa ăn giấc ngủ cho tới thói quen ngồi gần ti vi của em đều được anh sửa chữa. Bởi vì anh càng học lên cao, trình độ học càng khó hơn nên thời gian anh dành cho em cũng không còn nhiều được như trước nữa, ngày anh đi lên Hà Nội nhập học, em đã chúc anh với nụ cười hạnh phúc nở trên môi.

Em sẽ không vì sự ích kỉ của bản thân mình mà khiến cho anh phải buồn lòng bởi vì anh đã cho em rất nhiều thứ rồi, em muốn anh một ngày nào đó cũng sẽ nhìn em bằng ánh mắt tràn đầy tự hào ấy.

Tả một người thân trong gia đình em – tả mẹ

Năm nay, mẹ em gần bốn mươi mốt tuổi. Với thân hình mảnh mai, thon thả đã tô đậm cho mẹ với vẻ đẹp của người mẹ hiền từ, mái tóc đen óng mượt mà dài ngang lưng được mẹ thắt lên gọn gàng khi ra đường. Đôi mắt mẹ đen láy luôn nhìn em với ánh mắt trìu mến gần gũi. Khuôn mặt mẹ hình trái xoan với làn da trắng. Đôi môi mỏng đỏ hồng nằm dưới chiếc mũi cao thanh tú làm cho càng nhìn càng thấy đẹp. Khi cười nhìn mẹ tươi như hoa, đóa hoa hồng vừa nở sớm mai. Đôi bàn tay mẹ tròn trịa, trắng trẻo đã nuôi nấng, dìu dắt em từ thưở em vừa lọt lòng. Giọng nói của mẹ đầy truyền cảm, lúc mượt mà như tiếng ru, lúc ngân nga như tiếng chim họa mi buổi sớm. Mẹ em may và thêu rất đẹp, đặc biệt là may áo dài, thường ngày mẹ hay mặc bộ đồ bộ gọn gàng, khi đi dạy học mẹ mặc những bộ áo dài cũng do mẹ tự may trông thật duyên dáng, sang trọng.

Ở nhà, mẹ là người đảm nhiệm công việc nội trợ. Mẹ giao cho em các công việc nhẹ nhàng như: quét nhà, gấp quần áo… Còn ba thì phụ mẹ giặt đồ, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, thỉnh thoảng mẹ mua hoa về chưng ở phòng khách cho đẹp nhà. Mỗi khi khách đến mẹ luôn đón tiếp nồng hậu, mời khách đĩa trái cây và nước mát. Sáng mẹ là người thức dậy sớm để chuẩn bị thức ăn sáng cho cả nhà, để hai anh em cùng cắp sách đến trường kịp giờ học. Khi em ốm đau mẹ phải thức suốt đêm để chăm sóc. Buổi tối, mẹ thường dành khoảng ba mươi phút để giảng bài cho em, sau đó mẹ ngồi chấm bài, soạn giáo án chuẩn bị cho tiết lên lớp ngày mai ở trường… Mẹ rất nhân hậu, hiền từ, khi lên lớp mẹ xem học trò như các con của mình, cũng dìu dắt thương yêu hết mực nên mẹ được rất nhiều học sinh yêu mến. Khi em phạm lỗi, mẹ chỉ nhắc nhỡ chứ không mắng và cũng chưa đánh em bao giờ.

Mẹ em thật đáng quí, em luôn yêu thương mẹ và tự hào vì được làm con của mẹ. Mỗi khi được mẹ ôm ấp, nằm trong lòng mẹ em cảm thấy thật ấm áp. Trong trái tim em, mẹ là tất cả, mẹ là cô tiên tuỵêt vời nhất trong cuộc đời em… Em mong sao cho mình mau lớn để có thể giúp cho mẹ đỡ vất vả hơn. Em hứa sẽ chăm học và cố gắng học thật giỏi để trả ơn cho mẹ và thầy cô đã dạy dỗ, nuôi nấng em nên người. Mẹ ơi, con yêu mẹ lắm!

Tả một người thân trong gia đình em – tả ông nội

Đối với nhiều bạn trẻ cùng trang lứa, nếu hỏi rằng em yêu ai, em thicha ai nhất, câu trả lời nhận được thường là em yêu cha nhất, em quý mẹ nhất. Nhưng với tôi, ngưòi tôi yêu thương nhất chính là ông nội.

Ông tôi đã không còn từ ngày tôi vào lớp 1. Những gì tôi còn nhớ về ông là một ông lão râu tóc bạc phơ, hiền từ như một ông bụt bươca ra từ câu chuyện cổ tích, một tay chống chiếc gậy gỗ, tay kia chống sau lưng bước chầm chậm về nơi có ánh sáng. Làn da ông rất trắng, nổi rõ những đốm đồi mồi dấu hiệu của tuổi tác và năm thâng thời gian. Khuôn mặt tròn trịa, phúc hậu, hiền từ khi cười, những nêos nhăn xếp lại trông rất chất phác. Đôi mắt đen và sáng ngày trẻ đã trũng xuống bởi những nếp nhăn nhưng vẫn còn tinh anh lắm, vẫn thấy rõ đường, vẫn nhận rõ các cháu các con. Tôi nhớ ông rất thích bộ quần áo màu xanh nước biển, có kẻ sọc như những bộ pyjama mặc ở nhà. Mỗi lần tôi nhớ về ông đều là nhớ về hình ảnh ông trong bộ đồ ấy, đứng ở trước cửa, và cười hiền từ với tôi như ngày nào, dặn dò tôi đi học sớm về nhà với ông.

Ngày còn trẻ, ông là người đa tài. Ông biêta vẽ tranh, biết làm thơ, còn tưn tay làm những món đồ mới lạ giúp lao động gia đình. Ông còn làm cho tôi rất nhiều đồ chơi, rất nhiều những món đồ đẹp mà tận bây giờ tôi vẫn còn giữ. Ngày ông mất là một ngày trời đầy mưa, tôi được đón về từ nhà trẻ để đến nhìn ông lần cuối. Nhưng tôi đã không còn có dịp được nhìn thấy ông, bởi khi t chưa về đến nhà, ông đã ra đi. Nghe mẹ tôi nói, những giây phút cuối cùng, ông luôn thều thào nói muốn gặp tôi. Lần ấy là lần duy nhất tôi ước sáng sớm hôm ấy tôi nghỉ học, thì ít nhất tôi được nhìn ông một lần cuối.

Ông ở trên cao ngày ngày nhìn tôi lớn lên chăc sông cũng biết tôi nhớ ông nhiều lắm. Tôi sẽ côa gắng nỗ lực mỗi ngày để ông có thể tự hào về tôi.

Tả một người thân trong gia đình em – tả bố

Trong gia đình em, nếu mẹ là những lời an ủi ân cần, là bàn tay khéo léo vun vén, là nụ cười hiền hậu nhân từ thì bố lại tựa như trụ cột, là lời dạy bảo nghiêm túc, là sự mãnh mẽ và kiên cường ẩn trong dáng hình bố.

Bố là một cười đàn ông cao lớn và lực lưỡng với tấm lưng lớn và bờ vai rộng mà em hay gọi đó là bờ vai “Thái Bình Dương”. Bởi vậy, bố giống như một cây cao lớn xòe tán lá rộng để cho những cây non là các con lớn lên trong bình yên và hạnh phúc. Bờ vai ấy che chở chống đỡ cả mái nhà. Bố không đẹp như những nam thần hay diễn viên trên màn ảnh nhưng khuôn mặt nam tính và góc cạnh, cùng với nước da ngăm càng thêm khỏe khoắn. Bố không phải là người hay cười nhưng mỗi lần cười, vẻ nghiêm khắc đã tạm thời lùi đi và lộ ra chiếc răng khểnh nên trông bố hiền lành hơn hẳn. Mẹ em nói rất thích chiếc răng khểnh ấy vì nó làm nụ cười của bố tươi tắn và duyên dáng hơn. Đôi mắt bố to, đen nhưng lại tựa như một hòn đảo rất xa xăm và đầy bí ẩn đối với em. Bố che giấu nội tâm giỏi và chả mấy khi biểu lộ nó qua đôi mắt. Điều duy nhất em thấy, là bọng mắt của bố thường khá to do thức khuy làm việc, tiếp xúc với máy tính nhiều. Do vậy, bố cũng bị cận và đeo kính khi đọc báo. Lúc đọc được tin tức phải suy tư, các nếp nhăn của bố hằn in trên trán. Đôi lông mày rậm xích lại gần nhau và bố như già đi… Mái tóc lúc nào cũng được cắt tỉa gọn gàng và đâu đó đã lốm đốm vài sợi bạc. Dù nó chưa nhiều cũng khiến lòng em đủ xót xa. Bàn tay bố to và rộng, bàn tay em lọt thỏm trong bàn tay ấy. Các ngón tay cứng rắn và vững chãi. Bàn tay ấy không mịn màng và thô ráp, mạnh mẽ mà cũng tràn đầy tình yêu thương, ấm áp khi cần và cương quyết lúc phải. Có lần em soi hoa tay, thấy bố chỉ có đúng một cái, bố cười bảo “Thế nên bố chả khéo cái gì đấy!”. Nhưng với em bố không cần vẽ đẹp, làm đồ thủ công giỏi hay nấu ăn ngon, em thích bố chia sẻ với em về học tập, về cuộc sống, về những suy nghĩ. Những lúc ấy, giọng của bố trầm và vang vọng vào tâm trí em. Không phải giọng nói của nhà thuyết giảng mà chất chứa trong từng lời nói là sự đồng cảm và hi vọng em thấu hiểu được. Đó là khoảnh khắc của tình cha con.

Sự yêu thương, dạy dỗ của bố có thể chẳng dịu dàng như mẹ nhưng đó là người đàn ông quan trọng nhất và em biết ơn nhất cuộc đời này!

Tả một người thân trong gia đình em – tả chị gái

Em có một người chị gái, khác với đa số các cặp chị em của những gia đình khác thường ganh tị, chảnh choẹ nhau thì chị gái em là người rất mực yêu thương em, chiều chuộng và nhường nhịn em tất cả mọi thứ.

Chị gái em năm nay vừa tốt nghiệp cấp 2, bước sang cấp 3 chị phải đi học xa hơn, mỗi ngày chị đều đi từ sáng tới chiều mới về còn trưa ăn nghỉ ở trường. Chị có dáng người thanh thanh, cũng cao ráo và theo tiêu chuẩn của em thì chị em cũng rất xinh xắn, nước da chị không trắng lắm nhưng lại mịn màng và căng bóng, mẹ em vẫn hay gọi là “Ngăm ngăm da trâu nhìn lâu mới thấy đẹp”. Chị em duyên lắm, chị cười tủm cũng thấy xinh mà cười hé răng càng rạng rỡ, ấy thế mà chị lại rất hay ngại, thẹn thùng chỉ dám cười mỉm. Em thích ngắm chị mỗi lúc chị học bài, dáng vẻ suy nghĩ, trầm ngâm say mê học tập của chị rất cuốn hút. Mỗi lúc em nhìn chị như thế chị lại lấy bút gõ đầu em nhắc nhở em tập trung học bài. Chị gái em vừa hiền lành lại giản dị, chị chỉ thích đi dép quai hậu và mặc áo trắng tới trường, chẳng bao giờ đua đòi mua sắm linh tinh.

Em luôn cảm thấy hãnh diện và tự hào khi có một người chị gái hiền lành, chăm chỉ và yêu thương em, em hứa sẽ luôn thật ngoan để không làm chị buồn.

Tả một người thân trong gia đình em – tả ông ngoại

Ông ngoại em là người mà em yêu mến nhất. Ông rất gần gũi và chăm nom trong cả quãng đời thơ ấu.

Ông em năm nay đã ngoài 70 tuổi. Ông có vóc người gầy gầy, nhưng đi lại vẫn còn nhanh nhẹn. Hằng ngày ông thường mặc bộ đồ bà ba màu xám trông rất sạch sẽ. Khi đi đâu thì ông mặc quần tây áo sơ mi. Khuôn mặt ông gầy gầy, xương xương vì ông phải trải qua bao nhọc nhằn, vất vả. Tóc ông bạc gần hết, chải ngược ra sau đế lộ vầng trán cao cao, hằn in nhiều nhằn. Đôi mắt ông còn rất sáng. Mỗi tối ông thường xem ti vi, chương trình thời sự. Răng ông đã rụng mấy cái làm cho cái miệng ông móm mém. Đôi bàn tay xương xương và rám nắng của ông minh chứng một điều ông đã phải trải qua những tháng ngày vất vả để nuôi con cháu. Thế nhưng, hiện giờ đôi bàn tay ấy vẫn còn nhanh nhẹn. Mỗi buổi chiều ông thường xách nước tưới cây kiểng và chăm sóc cây, đó là một thói quen mà ông không thế bỏ được. Vườn cây của ông mùa nào quả nấy. Mỗi lần về thăm ngoại, chúng em tha hồ hái ăn mà không hề bị rầy la. Ông em luôn qua tâm đến con, cháu. Ông nhắc nhở từng li, từng tí, ông dạy chúng em biết yêu thương và quan tâm đến mọi người xung quanh. Ông đối xử tốt với những người trong xóm nên ai cũng quý ông.

Thương ông, em mong ông khỏe mạnh sống thật lâu. Ông như bóng mát của cây đa để cho con cháu làm chỗ dựa và phấn đấu vươn lên trong học tập trong cuộc sống.

Tả một người thân trong gia đình em – tả bà ngoại

Từ nhỏ, em đã sống với bà ngoại vì bố mẹ em đi làm xa nhà, bà là người luôn yêu thương và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho em.

Bà em đã gần 70 tuổi. Dáng bà cao và tóc vẫn còn đen lắm. Bà luôn quan tâm đến em từ bữa ăn đến giấc ngủ. Sáng nào bà cũng dạy sớm chuẩn bị bữa sáng cho em, hôm thì cơm rang, hôm lại xôi hoặc bánh mì. Buổi trưa, bà lại nấu ăn chờ em đi học về.

Bà ngoại em là người rất nghiêm khắc. Bà luôn nhắc em phải đi học và ăn ngủ đúng giờ, giờ nào làm việc ấy. Có những lúc em đi xin bà đi chơi nhưng về muộn, bà nhắc nhở em và yêu cầu em viết bản kiểm điểm sau đó đọc cho bà nghe. Bà không bao giờ mắng hay nói nặng lời với em, bà bảo em là con gái nên chỉ cần bà nói nhẹ là phải biết nghe lời. Có những lúc em được điểm kém, bà giận lắm, bà bảo em phải luôn cố gắng học để bố mẹ ở xa yên tâm làm việc. Cuộc sống tuy thiếu thốn tình cảm của bố mẹ, nhưng bù lại em lại nhận được tình yêu thương chăm sóc của bà ngoại, điều đó làm cho em cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Những buổi chiều cuối tuần, được nghỉ học, em lại giúp bà công việc gia đình như dọn dẹp nhà cửa, rửa bát và nhổ tóc sâu cho bà. Buổi tối hai bà cháu cùng xem phim, và bà lại kể cho em nghe về lịch sử và có rất nhiều những kỉ niệm trong quá khứ của bà. Bà là người dạy em tất cả mọi điều trong cuộc sống từ nết ăn, nết ở sao cho vừa lòng mọi người. Chính vì điều này nên dù ở trên trường hay ở nhà, em vẫn luôn được mọi người khen là con ngoan, trò giỏi. Mỗi lần đi họp phụ huynh cho em, bà vui lắm, vì thành tích học tập của em luôn đứng nhất, nhì lớp. Khi về tới nhà, bà thường gọi điện báo tin cho bố mẹ em biết về kết quả học tập của em, và bố mẹ lại khen ngợi em.

Em luôn trân trọng và biết ơn bà ngoại của em, bởi bà là người đã vất vả nuôi dạy em nên người. Em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để bà và bố mẹ luôn cảm thấy hài lòng và tự hào về em.

Trang trước
Trang sau

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button