Biểu mẫu

Tập tính của động vật là gì?

Động vật muốn tồn tại và phát triển trong môi trường tự nhiên cần học và thích nghi được với sự thay đổi của môi trường. Vậy tập tính của động vật là gì? Hãy cùng Cmm.edu.vntìm hiểu chủ đều sinh học thú vị này nha. 

Video hướng dẫn tập tính ở động vật

Bạn đang xem bài: Tập tính của động vật là gì?

Khái niệm tập tính của động vật là gì?

Dưới đây là hướng dẫn trả lời tập tính động vật là gì ?

  • Tập tính của động vật là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường biên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Nhờ đó động vật có thể thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  • Tập tính của động vật được chia thành 2 loại gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

Sinh học 11 Bài 32: Tập tính của động vật (Tiếp theo)

a – Tập tính bẩm sinh

  • Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

b – Tập tính học được 

  • Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá sình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm. 
  • Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp rất khó phân biệt được tập tính nào đó ở động vật hoàn toàn là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được.

Ví dụ: Tập tính bắt chuột ở mèo vừa là bẩm sinh vừa là do mèo mẹ dạy cho. 

Các loại tập tính học được ở động vật

Dưới đây là khái niệm ví dụ về tập tính của động vật :

a – Tập tính quen nhờn

  • Quen nhờn là hình thức học tập đơn giản nhất. Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kèm theo sự nguy hiểm nào.

Ví dụ về tập tính quen nhờn

Dưới đây là ví dụ về quen nhờn :

  • Mỗi khi có bóng đen từ trên cao ập xuống, gà con vội vàng chạy đi ẩn nấp. Nếu các bóng đen ấy ( kích thích) cứ lặp lại nhiều lần mà không kèm theo sự nguy hiểm nào thì sau đó khi nhìn thấy bóng đen thì gà con không phải chạy đi ẩn nấp nữa.

b – Tập tính in vết 

  • In vết có ở nhiều loài động vật, phổ biến nhất là ở loài chim.  Ví dụ, ngay sau khi mới nở ra, chim non như gà, vịt có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên.
  • Thường thì vậy chuyển động mà chúng nhìn thấy trước tiên là chim mẹ. Tuy nhiên, nếu không có bố mẹ,. chim non có thể in vết những con chim khác loài, hay những con vật chuyển động khác. 
  • In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn động vật mới được sinh ra một vài giờ đồng hồ cho đến hai ngày, sau khoảng thời gian này hiệu quả của tập tính in vết thấp hơn.

Ví dụ về tập tính in vết :  Ví dụ : Ngỗng xám con đã in vết nhà tập tính học Konrad Lorenz và đi theo ông.

c – Tập tính điều kiện hóa 

  • Loại tập tính học được này chia thành 2 loại nhỏ gồm điều kiện hóa đáp ứng và điều kiện hóa hành động 

Tập tính điều kiện hóa đáp ứng 

  • Hay còn gọi là điều kiện hóa paplop là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời. 

Tập tính điều kiện hóa hành động 

  • Hay còn được gọi là điều kiện hóa Skinnơ là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng hoặc hình phạt, sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó.

Tham khảo thêm: Loài động vật nào thông minh nhất thế giới?

d – Tập tính học ngầm 

  • Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đố tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự.
  • Đối với động vật hoang dã, những nhận thức về môi trường xung quanh giúp chúng nhanh chóng tìm được thức ăn và tránh thú săn mồi.

Ví dụ về học ngầm : +Ví dụ: Nếu thả chuột vào một khu vực có rất nhiều đường đi, nó sẽ chạy đi thăm dò đường đi lối lại. Nếu sau đó, người ta cho thức ăn vào, con chuột đó sẽ tìm đường đến nơi có thức ăn nhanh hơn nhiều so với con chuột chưa đi thăm dò đường ở khu vực đó.

e – Tập tính học khôn

  • Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới. Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh phát triển như con người hoặc các động vật khác thuộc họ linh trưởng như khỉ. 

Ví dụ về tập tính học khôn : 

  • Ví dụ: Tinh tinh biết cách chồng những chiếc thùng lên nhau để đứng lên lấy thức ăn trên cao.

Xem thêm: Loài chim nào thông minh nhất

Các loại tập tính bẩm sinh và phổ biến ở động vật

a – Tập tính kiếm ăn là gì?

  • Tập tính kiếm ăn khác nhau phụ thuộc vào từng loại động vật.
  • Đa số các tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh.
  • Ở động vật có hệ thần kinh phát triển, phần lớn tập tính kiếm ăn là học tập từ bố mẹ, từ đồng loại hoặc kinh nghiệm của bản thân tích lũy được.

Tập tính kiếm ăn là tập tính bẩm sinh hay học được :  Tập tính kiếm ăn ở động vật có tổ chức thần kinh chưa phát triển là tập tính bẩm sinh. – Động vật có hệ thần kinh phát triển, tập tính kiếm ăn chủ yếu là tập tính học được từ bố mẹ, đồng loại hoặc kinh nghiệm bản thân. Ví dụ: Hải li đắp đập ngăn sông suối để bắt cá.

Ví dụ: Sử tử và báo con học cách săn mồi từ bố mẹ, khi trưởng thành chúng sẽ có được những kỹ năng săn mồi này.

Các loài khỉ học cách phân loại thức ăn như lá cây, hoa quả từ bố mẹ để khi trưởng thành có thể tự lựa chọn thức ăn được.

b – Tập tính bảo vệ lãnh thổ

Động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ của mình chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, lãnh thổ và đặc biệt trong thời kỳ giao phối. Mỗi loài động vật có tập tính bảo vệ lãnh thổ khác nhau.

Phạm vi bảo vệ lãnh thổ của mỗi loài vật khác nhau như phạm vi bảo vệ lãnh thổ của chim hải âu là vài m2, của cọp là vài km2 đến vài chục km2.

c – Tập tính sinh sản 

Phần lớn tập tính sinh sản là tập tính bẩm sinh, mang tính bản thân. Ví dụ tới mùa sinh sản, chim công đực thường nhảy múa và khoe mẽ bộ lông sặc sỡ của mình để quyến rũ chim cái, sau đó chúng sẽ giao phối với nhau. Chim công cái sẽ đẻ trứng và ấp trứng nở thành chim công con.

d – Tập tính di cư

Một số loài cá, chim, các loài thú sẽ thay đổi nơi sống theo mùa. Chúng thường di chuyển một quãng đường dài. Quá trình di cư có thể diễn ra theo hai chiều là chiều đi và chiều về hoặc di cư một chiều đến nơi ở mới. Di cư theo mùa thường phổ biến ở các loài chim hơn các loài động vật khác.

Khi di cư động vật sống trên cạn định hướng nhờ vị trí mặt trời, trăng, ánh sao, địa hình. Loài chim bồ câu định hướng nhờ từ trường trái đất. Các loài động vật ở dưới nước như cá định hướng dựa vào thành phần hóa học của nước và hướng dòng chảy của nước.

Tập tính di cư là bẩm sinh hay học được : Nó có thể là do đời sống của từng loài, thế hệ sau sinh ra đi theo thế hệ trước di cư theo từng đợt. Hoặc di cư có thể do điều kiện sống của môi trường bất lợi, do vậy chúng tìm đến nơi có điều kiện sống tốt hơn

e – Tập tính xã hội 

Là tập tính sống bầy đàn. Ong, kiến, mối, một số loài cá, chim, voi, chó sói , sư tử, linh dương, trâu rừng, hươu, nai… sống theo bầy đàn.

Tập tính xã hội là bẩm sinh hay học được : Nó là tập tính bẩm sinh

tìm hiểu các loài động vật

Vì sao động vật bậc thấp đều có tập tính bẩm sinh?

Tập tính bẩm sinh là tập hợp nhiều phản xạ không điều kiện, có trung khu là các hạch thần kinh, các bộ phận thần kinh dưới vỏ não đối với hệ thần kinh ống và các tổ chức thần kinh đơn giản. Trong khi đó tập tính học được hình thành từ các phản xạ có điều kiện có trung khu là vỏ não.

Vì vậy, ở những loài động vật bậc thấp, cấu trúc thần kinh dạng lưới hoặc dạng chuỗi hạch, phản xạ cơ thể chủ yếu là phản xạ không điều kiện nên hầu hết tập tính của cơ thể chúng là tập tính bẩm sinh.

Điểm khác nhau giữa tập tính của con người và động vật

a – Các điểm giống nhau giữa tập tính con người và động vật

  • Có cơ sở thần kinh là các phản xạ.
  • Đều là những chuỗi phản ứng để giúp cơ thể đáp ứng và thích nghi trước những kích thích của môi trường.
  • Đều bao gồm tập tính bẩm sinh mang tính bản năng do di truyền, các cơ sở là các phản xạ không điều kiện và tập tính học được do luyện tập, hình thành từ cơ sở của các phản xạ có điều kiện.

b – Điểm khác nhau giữa tập tính động vật và con người 

Tập tính con người 

  • Tỉ lệ của tập tính học được cao hơn
  • Môi trường xã hội có vai trò rất quan trọng trong hình thành tập tính.
  • Tập tính học được chịu ảnh hưởng của hệ thống tín hiệu thứ 2 là tiếng nói và chữ viết.
  • Hệ thần kinh phát triển hoàn thiện hơn nên biểu hiện của tập tính phong phú và đa dạng hơn.

Tập tính của động vật

  • Tỉ lệ của tập tính học được rất thấp.
  • Không chịu hoặc rất ít chịu tác động của môi trường xã hội.
  • Không có hệ thống tín hiệu thứ 2.
  • Hệ thần kinh kém phát triển hơn nên biểu hiện của tập tính kém phong phú và kém đa dạng hơn

Từ khóa : ví dụ quen nhờn,tập tính ở động vật là gì,tập tính động vật là:,tập tính ở động vật là,ví dụ học ngầm,ví dụ về in vết,ví dụ in vết,các tập tính của động vật,ví dụ tập tính quen nhờn,quen nhờn ví dụ,khái niệm in vết,học khôn là gì,các loại tập tính của động vật

Đánh Giá

9.3

100

Hướng dẫn oke ạ !

User Rating: 4.65 ( 1 votes)

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Biểu mẫu

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button