Các tế bào trong cơ thể đều có chức năng riêng và tế bào gốc cũng vậy. Nhưng tế bào gốc là gì? Hãy để Cmm.edu.vn giúp bạn tìm câu trả lời nhé!
Bạn đang xem bài: Tế Bào Gốc Là Gì? Tại Sao Phải Lưu Trữ Tế Bào Gốc?
Advertisement
Tế bào gốc là gì?
Định nghĩa tế bào gốc là gì?
Tế bào gốc là những tế bào có thể biến thành các tế bào khác khi cơ thể cần.
Advertisement
Các nhà khoa học quan tâm đến tế bào gốc vì chúng có thể giúp chúng ta giải thích một số chức năng của cơ thể và câu trả lời cho những vấn đề sức khỏe mà cơ thể có thể gặp.
Tế bào gốc có thể sử dụng để điều trị một số bệnh chưa có cách chữa.
Advertisement
Tế bào gốc trong mỹ phẩm là gì?
Trong mỹ phẩm làm đẹp da, có 2 loại tế bào gốc được sử dụng:
- Tế bào gốc tự thân là tế bào lấy từ cơ thể rồi cấy lại cho chính người được lấy.
- Tế bào gốc và các chế phẩm từ tế bào gốc là những sản phẩm được sản xuất từ nhiều quốc gia, trong đó có 2 dạng chủ yếu là các dung dịch chứa các chất nuôi dưỡng tế bào được lấy ra từ thành phần của tế bào gốc và các dung dịch chứa tế bào gốc.
Lưu trữ tế bào gốc là gì?
Lưu trữ tế bào gốc phục vụ cho mục đích điều trị cho chính người đó hoặc các thành viên khác trong gia đình khi gặp vấn đề về sức khỏe.
Nguồn gốc của tế bào gốc
Nguồn gốc hình thành của tế bào gốc gồm 2 nguồn chính là mô cơ thể trưởng thành và phôi.
Các loại tế bào gốc
Các nhà khoa học đang nghiên cứu để phân loại tế bào gốc dựa vào tiềm năng của chúng. Trong đó, tế bào gốc phôi là mạnh nhất vì công việc của chúng là trở thành mọi tế bào trong cơ thể.
Tác dụng của tế bào gốc là gì?
Chữa bệnh bằng tế bào gốc là gì?
Chữa bệnh bằng tế bào gốc là bác sĩ sẽ thực hiện cấy ghép tế bào gốc vào thay thế các tế bào bị tổn thương do hóa trị hoặc do bệnh hoặc đó là cách để hệ thống miễn dịch chống lại được một số bệnh ung thư liên quan đến máu, ung thư hạch, đau tủy.
Những ca cấy ghép này thường sử dụng máu cuống rốn hoặc tế bào gốc trưởng thành. Các nhà khoa học đang nghiên cứu tế bào gốc trưởng thành để điều trị các bệnh khác như suy tim.
Tác dụng của tế bào gốc với da mặt
Tế bào gốc có tác dụng tăng collagen, trẻ hóa da, cải thiện vết sẹo, nếp nhăn giúp da tươi sáng, trẻ trung hơn. Những sản phẩm tế bào gốc thường được thoa tiêm trực tiếp lên da.
Xem thêm: Collagen có tác dụng gì
Tế bào gốc khi đưa vào cơ thể có tác dụng chính là cung cấp các yếu tố kích thích quá trình tái tạo da. Nhìn chung, tế bào gốc có một số tác dụng đối với da mặt như sau:
- Làm chậm quá trình lão hóa da giúp da căng mịn, giảm nhờn,…
- Cải thiện sẹo lõm do mụn để lại
- Điều trị nám, rối loạn sắc tố da
- Điều trị mụn
- Tăng sức đề kháng cho da
- Làm mờ nếp nhăn
- Kích thích sản sinh collagen
Tác dụng của tế bào gốc cho môi
Bôi tế bào gốc sau khi phun môi để kích thích quá trình bong vảy môi diễn ra nhanh hơn để màu phun lên môi chuẩn hơn.
Bôi tế bào gốc sau phun môi là bước cần thiết để giúp môi trở nên tươi tắn, lên màu chuẩn.
Khác với loại dưỡng môi thông thường khác, bôi tế bào gốc giúp tái tạo da môi, xóa bỏ vết thâm đen trên môi hiệu quả giúp bạn có bờ môi như ý.
Tác hại của tế bào gốc
Bên cạnh một số công dụng tuyệt vời của tế bào gốc thì còn có một số tác hại của tế bào gốc mà bạn cần lưu ý như sau:
Đau miệng và cổ họng
Viêm niêm mạc hay loét miệng là tác dụng phụ ngắn hạn có thể có khi bạn hóa trị hoặc xạ trị khiến cho người bị bệnh gặp khó khăn trong ăn uống.
Tình trạng này sẽ thuyên giảm sau đó một vài tuần. Đối với người mắc bệnh ung thư, chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nếu gặp tình trạng như vậy thì nhân viên y tế sẽ lên kế hoạch kiểm soát các triệu chứng của người bệnh.
Buồn nôn và ói mửa
Trong quá trình ghép tế bào gốc, việc hóa trị liều cao dễ gây nôn ói nghiêm trọng cho nên bác sĩ thường chỉ định thuốc chống buồn nôn khi hóa trị để phòng ngừa.
Nhiễm trùng
Trong 6 tuần đầu tiên sau ca ghép tế bào gốc, bệnh nhân dễ bị nhiễm khuẩn, virus hoặc nấm. Thời gian này là lúc tế bào gốc mọc lại ở tủy và tạo ra bạch cầu mới. Nhiễm trùng phổi là tình trạng thường gặp khiến người bị bệnh có biểu hiện sốt, ho, khó thở.
Xuất huyết và truyền máu
Hồng cầu và tiểu cầu hội phục dần sau ca cấy ghép. Các tế bào tiểu cầu giúp đông máu. Trong 3 tuần đầu sau khi ghép tế bào gốc, lượng tiểu cầu thấp làm cho bệnh nhân dễ bị xuất huyết. Để giúp các tế bào gốc nhanh chóng ổn định thì bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân tuân theo các biện pháp đặc biệt để phòng chấn thương, chảy máu.
Các vấn đề về phổi
Tình trang viêm phổi thường xuất hiện trong vòng 100 ngày đầu sau khi ghép tế bào gốc. Ngoài ra còn có các bệnh lý liên quan đến phổi có thể xuất hiện trong vòng 2 năm điều trị ung thư bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc.
Bệnh ghép chống chủ
Bệnh ghép chống chủ có thể xảy ra trong cấy ghép đồng loại. Khi bệnh nhân nhận tế bào gốc từ 1 người hiến tặng khác sẽ dễ gặp tình trạng này. Hệ thống miễn dịch của người bệnh hầu như bị phá hủy bởi các đợt điều trị ung thư vì các tế bào gốc sẽ thay thế chức năng này.
Tế bào gốc và các vấn đề về đạo đức
Hiện nay liên quan đến việc nghiên cứu chữa bệnh bằng tế bào gốc thì chưa có luật nào quy định cụ thể cho phép việc được phân lập tế bào gốc từ nguồn phôi thai để nghiên cứu điều trị.
Nếu cho phép trường hợp này thì phôi thai sẽ lấy từ đầu. Đồng thời, pháp luật hiện hành chưa quy định cụ thể việc lưu giữ tế bào gốc tự thân và xuất nhập khẩu tế bào gốc.
Luật khoa học công nghệ chưa đề cập đến cơ chế pháp lý cho tổ chức và hoạt động của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và chưa quy định về quản lý các sản phẩm tế bào gốc có nguồn gốc con người.
Chính vì vậy, cần có những quy định và hướng dẫn chính thức về khoa học cũng như đạo đức đối với lĩnh vực nghiên cứu này.
Xem thêm:
Như vậy bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến tế bào gốc là gì. Hãy Like và Share để ủng hộ Cmm.edu.vn tiếp tục hoạt động và phát triển thêm nhiều bài viết có nội dung bổ ích nữa nhé!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp