Tổng hợp

Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Campuchia

Campuchia – đất nước mang đậm dấu ấn văn hóa của các tôn giáo du nhập từ Ấn Độ, dặc biệt là Hindu giáo và Phật giáo. Do đó, người dân nơi đây có tư tưởng tôn giáo được chi phối và ảnh hưởng mạnh mẽ vào mọi mặt của đời sống, vật chất lẫn tinh thần của người dân Campuchia.

Trong đó, thể hiện rõ nét ở những lễ hội truyền thống và nền văn hóa ẩm thực riêng biệt. Hầu hết các du khách khi tới đây đều muốn tìm hiểu về nét độc đáo tạo vùng đất này,

Các lễ hội truyền thống ở Campuchia

Vương quốc Campuchia là một trong những địa điểm du lịch mới hấp dẫn nhất trên thế giới. Sau hơn 25 năm cô lập, Campuchia mở cửa đón du khách vào những năm đầu của thâp nieenn 90 và đến nay lượng khách du lịch đang tăng lên qua từng năm. Và đối với du khách, các lễ hội truyền thống ở đây mang lại sức hút vô cùng hấp dẫn, trong đó có các lễ hội như:

Bạn đang xem bài: Tìm hiểu đặc trưng lễ hội và văn hóa ẩm thực của Campuchia

Lễ hội Chol Chnam Thmey – Tết cổ truyền

Tết cổ truyền là một trong những lễ hội lớn nhất của Campuchia. Khi lễ hội diễn ra, không khí ở Campuchia vô cùng náo nhiệt với đèn hoa rực rỡ. Vào đêm giao thừa, người dân Campuchia có tổ chức lễ hội hoa đăng trên sông lung linh, Và mọi người thường gặp gỡ, hỏi thăm và chúc nhau những ngày đầu năm có nhiều sức khỏe, bình an và may mắn. Đặc biệt, người dân còn dội nước lên nhau thay cho những lời chúc may mắn.

Lễ hội Chol Chnam Thmey

Lễ hội Chol Chnam Thmey là lễ hội một trong những lễ hội lớn nhất trong năm
(Ảnh Internet)

Lễ hội lấy ruộng

Vào ngày 6/5 hằng năm, Campuchia sẽ diễn ra lễ hội lấy ruộng. Vào thời xưa, lễ hội này được diễn ra tại hoàng cung và được sự quan tâm của nhà vua và tất cả người dân Campuchia, tuy nhiên thành phần quan trọng và được quan tâm nhiều nhất là người nông dân. Khi lễ hội diễn ra, người ta thường lấy con bò làm biểu tượng cho mùa vụ tiếp theo của người trồng lúa được bội thu.

Lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben

Cứ đến ngày 10 đến 13/10 hằng năm, lễ hội Bam Dak Ben và Pchonum Ben lại được diễn ra nhằm tưởng nhớ những người đã khuất. Người dân sẽ mang lễ vật đến chùa và làm lễ tạ các nhà sư.

Lễ hội chèo thuyền

Lễ hội chèo thuyền diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng 11 âm lịch. Hằng năm lễ hội được tổ chức trên sông Mekong của thủ đô Phnom Pênh. Đây là lễ hội nhằm tưởng nhớ đến những người lính biển đã hy sinh để xây dựng thánh đường Angkok.

Lễ hội té nước Bom Chaul Chnam

Cũng giống như tại Lào, Thái Lan, Myanmar, lễ hội té nước ở Campuchia rất nổi tiếng mà nhiều du khách biết đến. Lễ Bom Chaul Chnam được tổ chức vào ngày 13 đến 15/04 dương lịch hằng năm. Trong những ngày này, mọi người gặp nhau và té nước vào nhau nhằm tin tưởng một vụ mùa bội thu trong năm tới.

Lễ hội Bonn Prathen

Lễ hội Bonn Prathen là lễ hội phật giáo lớn nhất ở Campuchia. Lễ hộ sẽ diễn ra từ ngày 10 đến 29 hàng tháng. Vào ngày này, tất cả người dân Campuchia dều đến chùa thay đồ màu vàng và tạo ra đám rước lớn ở chùa.

Lễ hội Bonn Prathen

Lễ hội Bonn Prathen là lễ hội phật giáo lớn nhất ở Campuchia (Ảnh Internet)

Ẩm thực Campuchia và những nét dấu ấn khó quên

Campuchia là đất nước láng giềng với Việt Nam, vì vậy những loại nguyên liệu trong các bữa ăn đều có phần tương đồng. Trong bữa ăn, người dân Campuchia cũng có cơm, mì, hay các món như thịt cá, tráng miệng bằng hoa quả nhiệt đới. Tuy vậy, người dân Campuchia vẫn có một số những bí quyết nấu nướng và chế biến riêng biệt.

Người Campuchia sẽ phối trộn, nêm nếm gia vị như thế nào?

Cách thức pha trộn gia vị của người Campuchia có thể coi là đạt đến trình độ nghệ thuật. Các gia vị được dùng trong món ăn thường được pha chế bởi nhiều nguyên liệu, mang tới hương vị hỗn hợp nhưng kích thích vị giác. Các loại cây nguyên liệu được dùng bao gồm: hoa hồi, quế, đinh hương, hạt nhục đậu khấu, thảo quả, gừng và nghệ. Ngoài ra, họ còn có thể cho thêm một số các nguyên liệu như riềng, tỏi, hẹ, chanh, lá chanh faffir và rau mùi. Vị của hỗn hợp gia vị này mặc dù ngon nhưng lại cực kỳ khó để tái tạo nên không có công thức hoặc bí quyết.

Có thể bạn quan tâm

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button