Tổng hợp

Roleplay là gì? Các hình thức Roleplay phổ biến

Roleplay là một trào lưu ngày càng thịnh hành trên thế giới. Tuy vậy, nếu không quan tâm tìm hiểu thì cũng khó để biết Roleplayer là gì. Hãy cùng các thầy cô tìm hiểu nhé.

Roleplay là gì?

Roleplay(RP) có nghĩa đen là nhập vai, và đúng như ý nghĩa đó, khi bạn tham gia Roleplay tức là bạn sẽ nhập vai vào một Original Character(OC) – một nhân vật do chính bạn tạo ra hoặc một nhân vật có sẳn trong tài liệu, với mục đích tham gia vào một cốt truyện sẵn có.

Bạn đang xem bài: Roleplay là gì? Các hình thức Roleplay phổ biến

Do đó, Roleplayer là người đóng vai.

roleplayer la gi 1

Ngoài việc mặc lên người bộ trang phục và trang điểm giống nhân vật nào đó, khi Roleplay bạn còn phải cư xử sao cho những người xung quanh cảm thấy rằng bạn chính là nhân vật đó. Roleplay còn được hỗ trợ bởi bối cảnh, không gian và kịch bản… để người “nhập vai” có để đạt được hiệu quả cao nhất.

Ví dụ: Điển hình của roleplay chính là các nhân viên hóa trang làm việc tại Disneyland khi hóa thân thành nhân vật mà mình đang đóng ví dụ chú vịt Donald… khi tiếp xúc với khách tham quan.

Ngoài đời thực, Roleplay còn xuất hiện trên Internet thông qua các game – Trò chơi nhập vai (trong tiếng Anh là Role-playing games’, viết tắt là RPGs) rất được giới trẻ yêu thích hiện nay.

Một trào lưu khác cũng gần giống Roleplay nhưng được biết đến nhiều hơn là Cosplay. Tuy nhiên, Cosplay là thuật ngữ được dùng để chỉ những người hâm mộ thích hóa trang thành những nhân vật anime, manga, game, phim ảnh… mà họ yêu thích mà thôi.

Ví dụ khác nữa:

– Trò chơi nhập vai roleplay phỏng vấn tiếp viên hàng không Emirates Airline có cách chơi:

– Người chơi tham gia vào một tình huống giả định.

– Người chơi hoàn toàn không biết tình huống sắp xảy ra với chính họ.

– Người quản trò đóng một vai hoặc nhiều vai trong tình huống đó và liên tục thử thách người chơi xử lý những tình huống do họ đặt ra.

– Để chiến thắng người chơi phải vượt qua các tính huống bằng cách thuyết phục người quản trò bằng câu chuyện của mình.

Roleplay và Cosplay khác gì nhau?

Giống nhau:

– Cả hai đều liên quan đến việc đóng vai vào nhân vật – Bạn có thể tạo ra một nhân vật đặc biệt hoặc lựa chọn một nhân vật có sẳn trong tài liệu để Roleplaying hay Cosplaying.

– Cả Cosplay hay Roleplay đều có thể sử dụng các nhân vật bất kỳ ở đâu mà bạn thích như trong các chương trình truyền hình, bộ sách, truyện tranh, Anime, Manga hoặc do tự chính mình tạo ra.

Khác nhau:

– Roleplay luôn được thực hiện qua internet, các trang mạng xã hội. Cosplay thì lại được thực hiện trong đời thực, đặc biệt là các lễ hội.

– Cosplay cũng liên quan đến việc hóa trang và diễn xuất thành các nhân vật.

Các hình thức Roleplay được ưa chuộng nhất

Hiện nay có 2 hình thức Roleplay phổ biến rất được giới trẻ ưa chuộng, đó là:

  • Hóa trang thành một nhân vật: Các Roleplayer sẽ hóa trang thành một nhân vật có sự hỗ trợ về không gian, bối cảnh, kịch bản,… sao cho người hóa trang có thể diễn xuất giống nhất với nhân vật mà mình đang thể hiện.
  • Trò chơi nhập vai: Với trò chơi nhập vai, người chơi có thể nhập vai bằng cách kể lại bằng lời văn, hoặc ra các quyết định theo một cấu trúc để phát triển nhân vật hay tình tiết.

Thông qua bài viết các em đã hiểu Roleplay là gì, các hình thức của Roleplay, Roleplay và Cosplay khác nhau như thế nào rồi nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button