Ngày nay nhờ sự phát triển của mạng xã hội mà chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nhiều cụm từ, tiếng lóng được các bạn trẻ tối giản hóa từ tiếng Anh sang tiếng Việt để giao tiếp với nhau giúp cuộc hội thoại trở nên ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn chứa đầy đủ nội dung mà bạn muốn truyền đạt cho đối phương.
Cũng như các từ lóng khác thì troll cũng là cụm từ chúng ta dễ dàng bắt gặp trên Facebook hoặc khi chơi Liên minh huyền thoại. Dù sử dụng thường xuyên, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa của từ troll là gì. Trong bài viết này hãy cùng Quản trị mạng giải đáp.
Bạn đang xem bài: Troll là gì? Ý nghĩa thực sự của từ troll
Troll chủ yếu được sử dụng để thể hiện hành động chơi khăm một ai đó thông qua tin nhắn, hình ảnh, status, trong game… nhằm đem lại tiếng cười cho mọi người. Những người thường đi troll người khác quá nhiều được gọi là thánh troll.
Ngoài ra, troll theo nghĩa tiếng Anh có nghĩa là người khổng lồ độc ác hoặc trong thần thoại Bắc Âu là chú lùn ranh mãnh. Trong truyện cổ tích Anh-Mỹ troll lại là một con vật thường sống dưới gầm cầu, và thường nhảy ra đòi ăn thịt người qua đường.
Dưới đây là một số nhân vật thường được sử dụng khi bạn muốn đi troll người khác
1. Trollface
Chắc hẳn với những thánh troll thì chẳng còn gì xa lạ với hình ảnh “Ông già nhăn nhở” này. Đây được xem như biểu tượng cho những trò chơi khăm trên Facebook.
2. Rageguy
Rageguy biểu tượng đáng thương của những nạn nhân bị troll. Gương mặt thể hiện sự tức tối như muốn hét vào những kẻ đã troll mình với đôi mắt nổ đom đóm. Rageguy cũng có thể “chuyển giới” thành ragegirl cho phù hợp hoàn cảnh. Nguyên tắc của hình ảnh méo mó vì tức giận này là 7 chữ “F” và 12 chữ “U”.
3. Okay guy
Nếu rageguy thể hiện sự tức tối bao nhiêu thì nạn nhân kiểu okay guy lại chỉ biểu thị cảm xúc “chấp nhận số phận để người khác troll”. Gương mặt thể hiện sự bất lực trước những màn troll có đầu tư và tính toán kỹ lưỡng.
4. LOL guy
Khuôn mặt này được xem là một nhân vật thích pha trò, cười nhạo rageguy. Đây được xem là kẻ thứ 3 chen vào cười ké trên nỗi đau của nạn nhân.
5. Yao Ming
Cựu tuyển thủ bóng rổ Yao Ming, người Trung Quốc, đã trở thành nạn nhân của những hình ảnh troll với khuôn mặt cười như mếu đã vô tình lọt vào ống kính truyền hình. Sau khi xuất hiện, hình ảnh này nhanh chóng được các bạn trẻ đón nhận. Hình ảnh này được dùng để thể hiện cảm xúc cười không được, khóc cũng không xong.
6. Forever Alone guy
Sự xuất hiện của “củ khoai tây” biết khóc vào tháng 4/2010 đã làm chao đảo cộng đồng mạng sau đó. Hình ảnh thể hiện cảm xúc cười ra nước mắt nhằm đến những kẻ FA không ai thèm ngó ngàng.
7. Like A Boss
Anh chàng có khuôn mặt “song song bầu trời” này biểu thị cho sự tự tin tuyệt đối.
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Là gì