Văn mẫu lớp 6

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (4 mẫu)

Với 4 bài văn Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa sẽ giúp học sinh biết cách triển khai ý từ đó biết cách viết bài tập làm văn lớp 6.

Bạn đang xem bài: Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 1

Trong văn bản Xem người ta kìa!, tác giả Lạc Thanh đã phân tích và lập luận một cách xác đáng về vấn đề so sánh con cái của mình với con cái người khác. Xem người ta kìa! là câu nói cửa miệng của nhiều phụ huynh nhưng đôi khi lại ảnh hưởng đến con trẻ và vô tình khiến con trẻ mất đi nét riêng của mình. Tác giả đã vào đề một cách đặc biệt, thu hút người đọc: vào đề bằng lời kể về câu chuyện của mẹ với mình. Với luận điểm thứ nhất, tác giả giải thích đây là mong muốn của các bà mẹ đối với con cái với hi vọng con được thành công như người khác, “người khác” ở đây chính là những người hoàn hảo, mười phân vẹn mười. Trong luận điểm thứ hai, tác giả đã khẳng định mỗi người đều khác nhau và có những thế mạnh riêng biệt, không ai giống ai cả và điều đó làm nên một xã hội đa dạng, nhiều màu sắc. Trong phần kết thúc, tác giả đã tạo nên một sự đối thoại đặc biệt khi kết thúc bằng câu hỏi để bạn đọc suy ngẫm về ý kiến mà tác giả đưa ra.

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa (4 mẫu)

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 2

Xem người ta kìalà câu nói mà các mẹ thường mong ước, muốn con mình không thua kém ai cả. Thế nhưng sự khác nhau về ngoại hình, giọng nói, tính cách, thói quen, sở thích,… tạo nên sự hấp dẫn. Chính cái chỗ giống nhau nhất của mọi người là không ai giống ai. Sự độc đáo của cá nhân mang đến sự phong phú cho tập thể. Chúng ta càn biết hòa đồng, gần gũi mọi người, nhưng cũng phải biết giữ lại cái riêng và tôn trọng sự khác biệt.

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 3

Ngày bé, khi mẹ của nhân vật tôi luôn muốn muốn tôi làm sao để không thua kém ai, mẹ luôn nói “Xem người ta kìa!” khiến tôi không thoải mái chút nào. Sau này lớn lên, tôi hiểu rằng lời trách cứ của mẹ là có lí vì mẹ yêu thương và luôn muốn tôi trở nên giỏi giang, hoàn hảo. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng chúng ta nên biết giữ lại cái riêng, tôn trọng sự khác biệt và hãy khác, hãy hay theo cách của mình.

Viết đoạn văn tóm tắt văn bản Xem người ta kìa – mẫu 4

Nhân vật tôi luôn thấy khó chịu mỗi lần bị mẹ so sánh với người khác bằng những câu như: “ Xem người ta kìa!”, “Có ai như thế không?”… Sau này khi mẹ đã khuất nhân vật tôi hiểu rằng những lần nói như vậy là mong mình bằng chị, bằng em, không làm xấu mặt gia đình đó là điều người mẹ nào cũng mong muốn. Mà trong thực tế cũng có rất nhiều tấm gương vượt lên chính mình nhờ noi gương những người xuất chúng. Nhưng nhân vật tôi thì luôn nghĩ rằng thế giới này muôn hình muôn vẻ ai cũng cần hòa nhập nhưng sự hòa nhập cũng cần có lối riêng. Mỗi người cần phải được tôn trọng sự khác biệt có như vậy tập thể mới trở nên phong phú, đa dạng nhiều màu sắc. Và những người lớn nên thay đổi những câu kiểu “Xem người ta kìa” thành “Người ta đã khác, đã hay như thế sao mình lại không khác không hay theo cách của riêng mình”

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button