Văn mẫu lớp 5

Bài văn mẫu Tả bông Điên điển hay nhất (dàn ý + 2 mẫu)



Bài văn mẫu Tả bông Điên điển hay nhất (dàn ý – 2 mẫu)

Bạn đang xem bài: Bài văn mẫu Tả bông Điên điển hay nhất (dàn ý + 2 mẫu)

Trang trước

Trang sau

Bài văn mẫu Tả bông Điên điển hay nhất (dàn ý + 2 mẫu)

Đề bài: Tả bông điên điển, một loài phổ biến ở vùng Nam Bộ.

Dàn ý Tả bông điên điển, một loài phổ biến ở vùng Nam Bộ

1. Mở bài: Giới thiệu về bông điên điển.

– Được mọc ở đâu?

– Em thấy vào dịp nào?

– Ấn tượng của bạn về cây đó.

2. Thân bài:

* Miêu tả tổng quát và chi tiết đặc điểm của cây:

– Miêu tả hình dáng, chiều cao, màu sắc,…

– Miêu tả chi tiết từng bộ phận của bông điên điển.

* Miêu tả những sinh vật sống trên cây hoặc gắn với cây:

+ Chim chóc, ông bướm, sóc,…

+ Sâu bọ, kiến, các côn trùng khác…

* Miêu tả các yếu tố ngoại cảnh tác động:

+ Nắng, mưa, gió, bão, giá rét,…

+ Các tác động của con người: Chăm tưới, bảo vệ, hủy hoại, đốt, đốn.

* Miêu tả vai trò, ý nghĩa của cây trong đời sống con người: Cho hoa, bóng mát, gỗ, che chắn,…

3. Kết bài: Cảm nhận của em về bông điên điển.

Văn mẫu lớp 5 | Tập làm văn lớp 5

Tả bông điên điển, một loài phổ biến ở vùng Nam Bộ (mẫu 1)

Hè năm nay em được vào nhà dì ở trong An Giang chơi một tháng. Vùng quê yên bình này đã để lại nhiều thương nhớ cho em, đặc biệt là hình ảnh những bông điên điển vàng rực phủ trên khắp đồng quê.

Mùa hè ở An Giang nắng nóng hơn mùa hè ở miền Bắc nhưng sông nước, tôm cá nhiều vô kể. Cây điên điển dễ mọc, không cần cầu kì chăm sóc bởi nó là loại cây hoang dã. Thân cây mềm, dẻo. Lúc chỉ nhìn lá điên điển em nghĩ đó là cây me bởi lá điên điển nhỏ li ti mọc xen kẽ nhau như lá me vậy. Mới tháng tám mà khắp các nẻo đường đầy những bông hoa điên điển như đang thi độ rực rỡ với ánh nắng mặt trời. Bông điên điển nở thành từng chùm to, trải rộng, trải dài một màu vàng óng khắp các bờ kênh, bờ đìa, bờ ao, thửa ruộng… Nhìn từ xa chỉ thấy một vùng quê đang được phủ một màu vàng óng ánh diệu kì. Hoa điên điển thường hé nụ vào lúc chiều tối, đến sáng sớm hoa nở rộ mời gọi ong bướm đến hút mật. Những bông hoa rung rinh reo cười trong gió cũng hồn nhiên, chất phác như con người nơi đây vậy.

Mùa điên điển nở cũng là mùa lũ lên cao ở miền Nam nên trước đây bông điên điển như một món ăn cứu đói cho người dân. Điên điển có thể dùng để ăn sống hoặc làm gỏi, làm kèm các món cá… Em cũng được dì đãi món điên điển muối. Vị chua chua, giòn giòn của điên điển với giá khiến em không thể nào quên. Khi về nhà nhất định em sẽ bảo dì gói cho một ít bông điên điển để khoe với bố mẹ và các bạn.

Có lẽ những gì ở lại lâu trong trái tim nhất đều xuất phát từ sự giản dị, mộc mạc. Em sẽ không bao giờ quên những tháng ngày ở miền Nam với dì, được ngắm nhìn bông điên điển và còn được thưởng thức vị ngon của bông điên điển ấy.

Tả bông điên điển, một loài phổ biến ở vùng Nam Bộ (mẫu 2)

Điên điển, loại cây hoang dã, thân mềm mà dẻo, lá nhỏ li ti, mọc từng chòm từng vạt lớn trên đồng ruộng đồng bằng sông Cửu Long, từ An Giang, Đồng Tháp dài xuống Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau… ruộng đồng nào cũng có.

Mùa bông điên điển trải dài từ đầu thu cho đến cuối thu. Trên những dãy cây xanh màu lá lúa, từng chùm hoa điên điển vàng lưa thưa trong cành lá. Cuối tháng 6 ta, bông điên điển mới rộ lên một màu rực vàng khắp chốn đồng quê – cái nơi rất hiếm màu hoa. Nhất là sau ngày vỢ chồng Ngâu nước mắt đầm đìa (tháng 7 âm lịch), bông điên điển trải rộng, trải dài một màu vàng óng khắp hơi nơi. Bờ kênh, bờ đìa, bờ ao nuôi cá, những thửa đất không cày bừa là lãnh địa riêng của bông điên điển. Bông nở chùm chùm vàng cả rặng cây. Đứng xa chỉ thấy bông vàng, không thấy lá.

Bông điên điển lúc bấy giờ không chỉ mang lại cái màu vàng xao xuyến cho dồng quê đỡ tẻ, cho người đồng bãi bớt nhớ màu hoa, mà còn là một thức ăn cứu nguy trong tháng ngày lũ lụt gian nan. Người nghèo hái bông điên điển mang ra chợ bán, mua gạo muối về cho con. Nhà nghèo quá, mưa dai gió lớn không ra ngoài được để kiếm con cá, con cua, bông điên điển đó, người mẹ xào với muối cho lũ trẻ làm thức ăn với cháo.

Không biết từ lúc nào, bông điên điển đã thành thức ăn phổ biến từ đồng quê cho đến thành thị vùng châu thổ sông Cửu Long.

Trang trước
Trang sau

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button