Bản đồ Tây Nguyên hay bản đồ hành chính các tỉnh tại Tây Nguyên, giúp bạn tra cứu thông tin về vị trí tiếp giáp, ranh giới, địa hình thuộc địa bàn khu vực Tây Nguyên của Việt Nam.
Chúng tôi Cmm.edu.vn tổng hợp thông tin Bản đồ quy hoạch vùng Tây Nguyên từ nguồn Internet uy tín, được cập nhật mới năm 2022.
Bạn đang xem bài: Bản đồ các tỉnh Tây Nguyên mới nhất
Sơ lược về các tỉnh Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên được quy hoạch với tổng diện tích 54.641,069 km gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng và được chia làm 03 tiểu vùng: Bắc Tây Nguyên, Trung Tây Nguyên, Nam Tây Nguyên. Cụ thể
Tiểu vùng Bắc Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Gia Lai và Kon Tum tập trung phát triển công nghiệp thuỷ điện; hình thành các khu du lịch sinh thái, các khu du lịch gắn với vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. Ổn định phát triển các loại cây công nghiệp; thúc đẩy phát triển giao lưu thương mại hành lang biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia.
Tiểu vùng Trung Tây Nguyên: Gồm toàn bộ tỉnh Đắk Lắk, tập trung phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, đặc biệt là sản xuất, chế biến, xuất khẩu cà phê.
Tiểu vùng Nam Tây Nguyên: Gồm 2 tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, tập trung phát triển ngành dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng; công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và nông nghiệp công nghệ cao.
Dự kiến, Đến năm 2030 vùng Tây Nguyên sẽ xây dựng 10 cửa khẩu, trong đó có 04 cửa khẩu quốc tế: Bờ Y (Kon Tum), Lệ Thanh (Gia Lai), Bu Prăng (Đắk Nông), Đắk Ruê (Đắk Lắk); 01 cửa khẩu quốc gia là Đắk Per (Đắk Nông); 05 cửa khẩu phụ Tà Bộp, Tà Dạt, Mô Rai, Hồ Le (Kon Tum), Sa Thầy (Gia Lai). Xây dựng các cặp chợ đường biên cho nhân dân khu vực giáp biên giới.
Cùng với vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, khu vựcTây Nguyên hợp thành vùng Nam Trung Bộ, thuộc Trung Bộ Việt Nam.
Tiếp giáp địa lý: Tây Nguyên là vùng cao nguyên của nước Việt Nam
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam
- Phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, phía tây giáp với các tỉnh Attapeu (Lào) và Ratanakiri và Mondulkiri (Campuchia).
+ Diện tích và dân số: Tổng diện tích đất của các tỉnh Tây Nguyên 54.641,069 km2. Dự báo đến năm 2030 quy mô dân số toàn vùng Tây Nguyên khoảng 7.390.600 người, dân số đô thị khoảng 3.095.600 người, tỷ lệ đô thị hoá khoảng 40,7%.
Dự kiến đến năm 2030, vùng Tây Nguyên có 117 đô thị trên cơ sở nâng cấp 89 đô thị hiện có và xây dựng mới 28 đô thị. Trong đó có: 03 đô thị loại I, 03 đô thị loại II, 07 đô thị loại III, 21 đô thị loại IV, 83 đô thị loại V. Mạng lưới đô thị vùng Tây Nguyên phân theo các cấp gồm:
- Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm vùng Tây Nguyên, thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch cấp quốc gia và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;
- Thành phố Pleiku, Kon Tum, Gia Nghĩa là trung tâm tổng hợp cấp vùng tỉnh và trung tâm chuyên ngành cấp vùng Tây Nguyên;
- Các đô thị Ngọc Hồi (Pleiku), Măng Đen – Kon Plông, Buôn Hồ, An Khê, Kiến Đức, Eaka, Đức Lập (Đắk Mil), Bảo Lộc là các đô thị trung tâm tiểu vùng.
Bản đồ hành chính Tây Nguyên khổ lớn
Bản đồ hành chính các tỉnh Tây Nguyên
Bản đồ tỉnh Kon Tum
Tỉnh Kon Tum có tổng diện tích đất 9.674,2 km², nằm ở ngã ba Đông Dương, phần lớn nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam với chiều dài ranh giới 142 km
- Phía nam giáp tỉnh Gia Lai với chiều dài ranh giới 203 km
- Phía đông giáp tỉnh Quảng Ngãi với chiều dài ranh giới dài 74 km
- Phía tây giáp các tỉnh Sekong, Attapeu của Lào (154,222 km) và Ratanakiri của Campuchia (138,691 km).
Tỉnh Kon Tum là được chia làm 10 đơn vị hành chính 1 thành phố Kon Tum và 9 huyện gồm Đắk Glei, Đắk Hà, Đắk Tô, Ia H’Drai, Kon Plông, Kon Rẫy, Ngọc Hồi, Sa Thầy, Tu Mơ Rông.
PHÓNG TO
Bản đồ tỉnh Gia Lai
Gia Lai là tỉnh có diện tích lớn thứ hai Việt Nam và là một tỉnh cao nguyên nằm ở khu vực Bắc Tây Nguyên (Gia Lai đứng thứ nhất về diện tích, đứng thứ 2 cả về dân số vùng Tây Nguyên), Việt Nam.
Tỉnh Gia Lai có 17 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 14 huyện, với 220 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 24 phường, 14 thị trấn và 182 xã.
1 thành phố Pleiku
2 thị xã An Khê và Ayun Pa
14 huyện gồm Chư Păh, Chư Prông, Chư Pưh, Chư Sê, Đak Đoa, Đak Pơ, Đức Cơ, Ia Grai, Ia Pa, Kbang, Kông Chro, Krông Pa, Mang Yang, Phú Thiện
PHÓNG TO
Bản đồ tỉnh Đắk Lắk
Tỉnh Đắk Lắk nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên, đầu nguồn của hệ thống sông Sêrêpôk và một phần của sông Ba, nằm trong khoảng tọa độ địa lý từ 107°28’57″Đ- 108°59’37″Đ và từ 12°9’45″B – 13°25’06″B. Tỉnh Đắk Lắk có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp tỉnh Gia Lai
- Phía đông giáp các tỉnh Phú Yên, Khánh Hoà
- Phía nam giáp các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông
- Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài 193 km.
Tỉnh Đắk Lắk có 15 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố Buôn Ma Thuột, 1 thị xã Buôn Hồ và 13 huyện,Buôn Đôn; Cư Kuin, Cư M’gar, Ea H’leo, Ea Kar, Ea Súp, Krông Ana, Krông Bông, Krông Búk, Krông Năng, Krông Pắc, Lắk, M’Đrắk.
PHÓNG TO
Bản đồ tỉnh Đắk Nông
Đắk Nông nằm ở cửa ngõ phía tây nam của Tây Nguyên, nằm trong vùng tọa độ từ 11°45 đến 12°50 vĩ độ bắc và từ 107°12 đến 108°07 kinh độ đông. Tỉnh Đắk Nông có vị trí địa lý:
- Phía bắc và đông bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía đông và đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng
- Phía nam giáp tỉnh Bình Phước
- Phía tây giáp tỉnh Mondulkiri của Campuchia với đường biên giới dài khoảng 141 km.
Tỉnh Đắk Nông có 08 đơn vị hành chính, gồm 1 thành phố và 7 huyện với 71 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 6 phường, 5 thị trấn và 60 xã.
PHÓNG TO 1
Bản đồ tỉnh Lâm Đồng
Lâm Đồng thuộc Nam Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 11˚12’- 12˚15’ vĩ độ bắc và 107˚45’ kinh độ đông. Tỉnh Lâm Đồng có vị trí địa lý:
- Phía Đông bắc giáp với tỉnh Khánh Hòa
- Phía Đông giáp với tỉnh Ninh Thuận
- Phía Tây giáp Đắk Nông
- Phía Tây nam giáp hai tỉnh Đồng Nai và Bình Phước
- Phía Nam và đông nam giáp tỉnh Bình Thuận
- Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk ở phía Bắc.
Tỉnh Lâm Đồng có 12 đơn vị hành chính gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh (TP Đà Lạt, TP Bảo Lộc) và 10 huyện (Bảo Lâm, Cát Tiên, Di Linh, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Đơn Dương, Đức Trọng, Lạc Dương, Lâm Hà), với 142 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 111 xã, 18 phường và 13 thị trấn.
PHÓNG TO
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp