Văn mẫu lớp 8

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Ngữ văn lớp 8

Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Ngữ văn lớp 8

Đề bài:Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

Bạn đang xem bài: Thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam – Ngữ văn lớp 8

Dàn ý thuyết minh về chiếc nón lá Việt Nam

I. Mở bài

Giới thiệu về nón là

II. Thân bài

  • Lịch sử của nón lá Việt Nam
  • Biểu tượng nón lá
  • Vẻ đẹp của nón lá

III. Kết bài

tổng kết các ý

Bài văn mẫu

Nhắc đến biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam, người ta sẽ nghĩ ngay đến chiếc áo dài thướt tha, mềm mại cùng với chiếc nón lá duyên dáng tuyệt vời. Phải chăng chính vì sự gần gũi, hữu ích và vẻ đẹp giản dị nhưng thanh cao, mà chiếc nón lá đã trở thành một trong những hình ảnh tượng trưng cho nền văn hóa Việt?

Nón lá thường được biết đến là một vật dụng dùng để che mưa che nắng. Về nguồn gốc hình thành, nón lá chính thức có từ khi nào thì chúng ta còn chưa tìm hiểu được chính xác. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều làng nghề làm nón truyền thống ngàn đời như làng Đông Giao ở Phú Thọ, làng Phủ Cam (Huế), … Những làng nghề này ngoài việc sản xuất nón phục vụ nhu cầu thị trường, còn là những điểm tham quan du lịch để du khách có thể đến để tìm hiểu về lịch sử chiếc nón lá Việt Nam.

Nhìn chung, nón lá thường được cấu tạo đơn giản. Nón có thể được đan bằng các loại lá khác nhau như lá cọ, lá dừa hay lá cối,… nhưng phổ biến nhất vẫn là lá nón. Nón thường có hình chóp. Khung bên trong được đan bằng những nan tre nhỏ, sau đó bên ngoài sẽ bao quanh bởi lá nón, lớp vỏ bao quanh này được cố định bằng các sợi chỉ hay các sợi cước. Một bộ phận quan trọng khác của nón là dây đeo dây đeo, thường sẽ làm bằng vải mềm hoặc nhung lụa để có thể giữ ở dưới cằm khi đội.

Quy trình làm ra một chiếc nón lá không quá phức tạp, nhưng lại đòi hỏi ở người thợ thủ công sự cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo. Đầu tiên, người ta sẽ lấy từng chiếc lá nón, làm cho phẳng rồi ghép chúng lại với nhau, khoảng 24 cho đến 25 chiếc lá cho một khuôn nón. Công đoạn tiếp theo, thợ thủ công dùng dây cột thật chắc những chiếc lá nón này lại, san đều trên một chiếc khuôn hình chóp được đan, uốn sẵn từ những thanh tre. Ở hai đầu đối diện bên trong nón, người thợ sẽ thường dùng chỉ kết thành hai bên đối xứng và chéo nhau để lấy chỗ buộc quai nón. Quai nón thường sẽ là một dải nối dài có chiều ngang khoảng 4 cm. Để trang trí, nón thường được thêu ở mặt trong những bức tranh phong cảnh đơn giản và được phủ thêm một lớp bóng bên ngoài để tăng vẻ đẹp và độ bền.

Nón lá bao gồm rất nhiều loại khác nhau. Chúng ta có nón quai thao, nón rơm, nón bài thơ (trong nón có thêu một vài câu thơ)… Trong đời sống hàng ngày, chiếc nón lá vô cùng hữu ích, đó chính là dùng để che nắng che mưa. Với đặc tính là vành tương đối rộng, người sử dụng sẽ không lo bị ướt mỗi khi trời mưa hay không lo bị nắng chiếu vào. Không chỉ che nắng, che mưa cho người sử dụng mà chiếc nón lá còn trở thành một biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ ngàn đời, phụ nữ Việt trong tà áo dài và đội chiếc nón lá đã trở thành một biểu tượng vô cùng đẹp cho dân tộc. Trong văn hóa nghệ thuật, nón lá được sử dụng như là một đạo cụ trong biểu diễn, múa nón trở thành một điệu múa tiêu biểu cho sân khấu dân gian.

Mặc dù ngày nay, chiếc nón lá đang dần thu hẹp vị trí và khả năng ứng dụng của nó, thay vào đó là những loại nón mũ tiện dụng thời trang hơn du nhập từ nước ngoài. Song, chúng ta không thể phủ nhận được những giá trị văn hóa, giá trị lịch sử mà chiếc nón lá mang lại. Đây là một vật dụng truyền thống cần được bảo tồn và lưu giữ.

Chính bởi sự phổ biến trên khắp mọi miền đất nước và lưu giữ truyền thống dân tộc, chiếc nón lá đã cùng với tà áo dài thướt tha trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Nhiều người Việt xa xứ, nơi đất khách quê người trông thấy hình ảnh chiếc nón lá, luôn có cảm giác như quê hương đang hiện ra trước mắt, gần gũi và thiêng liêng đến lạ kì.

 

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 8

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button