Văn mẫu lớp 5

Bài văn mẫu Tả cảnh đẹp quê hương em hay nhất (dàn ý + 5 mẫu)



Bài văn mẫu Tả cảnh đẹp quê hương em hay nhất (dàn ý – 5 mẫu)

Bạn đang xem bài: Bài văn mẫu Tả cảnh đẹp quê hương em hay nhất (dàn ý + 5 mẫu)

Trang trước

Trang sau

Bài văn mẫu Tả cảnh đẹp quê hương em hay nhất (dàn ý + 5 mẫu)

Đề bài: Những cảnh vật của quê hương luôn gần gũi, gắn bó với em suốt tuổi thơ. Đó là một đêm trăng tỏ, là con đường đi học, là chiếc cầu tre, là dòng sông nhỏ, là đầm sen, cánh đồng, cây đa, giếng nước. Hãy miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương như chính bản thân em.

Dàn ý Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương

1. Mở bài:

– Giới thiệu vài nét khái quát về quê hương hoặc nơi em đang ở.

2. Thân bài:

– Kể khái quát về khung cảnh nơi quê hương em.

– Kể chi tiết những nét đặc trưng ở quê em.

3. Kết bài:

– Nêu những suy nghĩ, tình cảm của bản thân em dành cho quê hương mình.

Văn mẫu lớp 5 | Tập làm văn lớp 5

Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương (mẫu 1)

Thiên nhiên luôn mang đến cho em những điều đẹp đẽ nhất như sông ngòi, núi sông, biển cả, thảo nguyên xanh… Đặc biệt là vẻ đẹp lung linh, huyền ảo của những đêm trăng ở quê hương em.

Những tia nắng cuối ngày vừa tắt lịm. Cảnh vật cứ mờ dần, mờ dần. Màn đêm như được ai đó thả xuống bao trùm cả vùng quê yên ả. Làng xóm đã lên đèn, cuộc sống nhộn nhịp ban ngày nhường lại cho phút giây yên tĩnh ban đêm. Đường xá vắng lặng, không gian như ngường trôi, thời gian như lắng đọng. Làng quê em như một bức tranh mực tàu nửa thực, nửa mơ.

Từ phía đông, một mảng sáng mênh mông màu mỡ gà xuất hiện. Ánh sáng ngày càng tỏ. Ánh trăng từ từ nhô lên, tròn trĩnh, đẹp lạ thường. Bầu trời vừa rộng, vừa cao. Trên cao, tàu lá cau đung đưa, duyên dáng, e thẹn khi được gặp ánh trăng. Từ các ngõ xóm rộn lên tiếng cười nói, tiếng bước chân người. Trẻ con túm năm tụm ba rối rít chơi đùa. Trăng càng lúc càng lên cao, tròn vàng vạnh. Em nhìn thấy một vệt đen đen như hình cây đa trên ông trăng tròn. Phải chăng đó là chú cuội ngồi gốc cây đa trong truyền thuyết. Chú đang ngồi bên gốc đa nhìn xuống mà nhớ quê nhà. Đêm đã khuya, mọi người về nhà nghỉ ngơi. Cảnh vật hoàn toàn tĩnh lặng, thi thoảng có tiếng cho cắn hóng vang vọng. Ánh trăng sáng vằng vặc treo lơ lửng trên cao. Ánh trăng vàng bao trùm lên làng quê yên bình một màu vàng nhàn nhạt đẹp, yên bình vô cùng.

Đêm trăng đẹp như vậy luôn gần gũi, gắn bó với em suốt cả tuổi thơ và cả sau này nữa. Sau này, dù có đi đâu xa, ánh trăng sẽ gợi nhắc em về tình yêu, nỗi nhớ quê nhà…

Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương (mẫu 2)

Mỗi lần phải xa quê hương lòng ta lại bồi hồi nhớ con đường làng thân thuộc mà tạ Mã từng đi để đến trường.

Nhà tôi ở ngay đầu làng, cũng là nơi bắt đầu của con đường. Từ chỗ bắt đầu, rộng ra như đầu rồng, con đường hẹp dần theo những lối quanh co vào làng và mất hút. Nó còn chia ra nhiều nhánh nhỏ tỏa đi khắp nơi trong thôn xóm. Xóm làng đã ôm chặt nó vào lòng.

Mặt đường không rộng lắm. Nó được khoác chiếc áo màu nâu dịu dàng và giản dị. Nó không bóng nhẫy và hào nhoáng những lớp nhựa đường như đường quốc lộ. Đã thế bom đạn còn để lại trên mình nó những vết thương sần sùi, loang lổ, mỗi ngày như to ra vì mưa nắng. Đường ơi! Chắc những ổ gà đó làm cho đường buồn lắm! Ngày nắng là nơi chứa bụi, ngày mưa là nơi chứa nước.

Ngay từ ngõ nhà tôi, bắt đầu một hàng phi lao cao vút, đều tăm tắp, suốt ngày vi vu hòa ca. Đi dưới hàng cây, tôi nghe lao xao tiếng hàng ngàn con chim sẻ từ đâu bay về, đậu trên các cành cây, đang chuyện trò, cãi cọ om sòm. Gió thổi. Lá khô rơi. Từng ngọn lá nhỏ, dài như từng sợi tóc rơi xuống và âu yếm bám vào tóc, vào áo tôi. Có lẽ nó muốn theo tôi cùng bước tới trường. Hết hàng phi lao, con đường bỗng ngoặt về bên trái. Từ đây bắt đầu hiện ra hai bên đường những khu vườn rộng rãi với nhiều loại cây ăn quả. Hai bên đường, những cây mít già cỗi, xù xì đang vào mùa. Từng chùm quả rất sai đang độ lớn, treo lủng lẳng, chen chúc nhau từ chân đến ngọn. Thấp thoáng đằng sau là những hàng chuối xanh rì ve vẩy lá. Rồi nào cam, nào ổi, nào xoài… Cây nào cũng tươi tốt. Những mái nhà, cái lợp ngói, cái lợp tôn nhấp nhô sau những hàng cây.

Đến cuối xóm, con đường lại phình ra và được che mát bằng hai hàng bạch đàn, rậm rịt những chiếc lá dài ngoẵng, xanh thầm. Mặt đường ởđây trở nên bằng phẳng và thoáng đãng hơn. Suốt ngày chứng kiến cảnh vui đùa náo nhiệt của bọn học trò chúng tôi, con đường như

thấy mình trẻ lại. Ngôi trường mái ngói đã ngả màu, nằm theo hình chữ U, cổng hướng ra đường với những phòng học khang trang. Giữa sân trường, cây bàng cổ thụ đang xòe những tán lá rộng, che nắng, che mưa cho chúng tôi vui đùa. Sau lưng trường là cánh đồng làng. Con đường lượn quanh trường, bịn rịn, dùng dằng chưa muôn đi. Bởi vì bắt đầu từ đây, nó trở nên đơn độc giữa ruộng đồng bao la.

Tôi yêu con đường làng tôi biết mấy! Con đường mỗi buổi đưa tôi đi học và mỗi buổi đón bước tôi về, từ ngôi nhà đầm ấm đến mái trường yên vui. Tất cả cảnh vật trên con đường đã trở nên quen, thuộc, in sâu vào tâm trí tôi. Sau này lớn lên dù đi xa trăm ngả, dù được đi trên những con đường êm hơn, đẹp hơn, tôi vẫn không bao giờ quên con đường đã cùng tôi ấp ủ những kỉ niệm êm đềm suốt tuổi ấu thơ.

Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương (mẫu 3)

Ở những miền quê, cánh đồng lúa có lẽ là cảnh vật thân thuộc và gần gũi nhất. Cánh đồng lúa vì thế đã trở thành một phần kí ức tuổi thơ của tôi, để lại trong tôi những kỉ niệm khó phai nhòa.

Tôi vẫn còn nhớ mãi những lời hát ru dịu dàng, ngọt ngào của mẹ: “Con cò bay lả bay la, bay từ cửa phủ, bay ra cánh đồng”. Cánh đồng lúa in đậm trong tâm trí tôi từ thuở ấy, đối với tôi, không có gì đẹp và thân thương cho bằng cánh đồng lúa. Cánh đồng làng tôi rộng đến mức cò bay mởi cánh cũng không hết. Nhìn từ xa, cả cánh đồng như một tấm thảm khổng lồ. Mỗi khi có gió thoảng qua, cánh đồng lại nhấp nhô từng đợt, tạo thành những con sóng cứ đuổi nhau mãi về phía chân trời.

Tôi thích nhất là được cùng mẹ ra thăm đồng vào buổi sớm mai. Khi ấy, mọi vật thật tinh khôi và tươi mới. Những ánh nắng đầu tiên của ngày mới rọi xuống cánh đồng làm bừng sáng cả không gian. Sương lúc này vẫn còn giăng mắc trên từng ngọn cây, lá cỏ, cả cánh đồng chìm trong màn sương sớm làm tôi có cảm giác như lạc vào chốn bồng lai tiên cảnh. Từng bông lúa nặng trĩu hạt lúc này như đang gượng dậy để đón chào những tia nắng ấm áp.

Trên cao, những chú chim bay lượn, hót vang khúc ca về bình minh làm cho không gian càng thêm tưng bừng, rộn rã. Lúa đang thì con gái tỏa hương thơm dìu dịu, thoang thoảng. Trong cái vỏ xanh ấy đang ẩn chứa giọt sữa trắng tinh khôi, hội tụ tất cả những gì tinh túy nhất của trời đất. Vài chú có trắng tranh thủ kiếm ăn, tiếng đập cánh bỗng làm thức dậy cả không gian đang im lìm như chìm trong giấc ngủ. Cánh đồng lúa đến mùa gặt thật vui tươi và tưng bừng.

Dưới đồng, những cánh tay thoăn thoắt đang cắt từng bông lúa vàng trĩu hạt, chiếc nón trắng nhấp nhô theo nhịp của tay người gặt. Vừa làm việc, các bác nông dân vừa trò chuyện vui vẻ, thi thoảng lại cất lên tiếng hát làm vơi bớt cái nắng nóng, mệt mỏi. Nghe tiếng cười đùa ấy, tôi đoán năm nay chắc vẫn là một vụ mùa bội thu. Màu lúa chín vàng ươm gợi cảm giác về một miền quê ấm no, trù phú, lòng người bỗng cảm thấy thật bình yên trước khoảnh khắc giản dị của làng quê. Lúa được cắt xong sẽ xếp thành từng bó, những chiếc xe thồ, xe kéo có nhiệm vụ chở lúa về sân khơi. Con đường làng ngày gặt nườm nượp người xe, vui như trảy hội. Bức tranh làng quê vì thế cũng trở nên thật sinh động với muôn vàn màu sắc.

Cánh đồng quê yêu dấu đã nuôi tôi khôn lớn, trưởng thành bằng hạt gạo trắng ngần, thơm như dòng sữa mẹ. Dù có đi đâu xa, hình ảnh về cánh đồng lúa sẽ mãi nhắc nhở tôi về một miền quê giản dị nhưng xiết bao trìu mến, thân thương.

Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương (mẫu 4)

Nếu những ai được sống ở nông thôn như em chắc chắn sẽ cảm thấy vô cùng yêu thích khi được ngắm nhìn khung cảnh cánh đồng làng quê vào lúc hoàng hôn.

Khi ánh nắng bao trùm lên mọi vật bắt đầu nhạt dần cũng là lúc hoàng hôn buông xuống. Bầu trời lúc này không còn cao và xanh như sáng sớm. Từ phía chân trời, từng đàn chim ríu rít gọi nhau bay về tổ.

Phía phương Tây, bầu trời đỏ rực như lửa cháy. Ông mặt trời giống như một quả cầu khổng lồ đang nặng nhọc nhích từng bước xuống dưới mặt đất. Dường như ông đã quá mệt mỏi sau một ngày làm việc vất vả. Trên cao, từng đám mây khổng lồ lững thững trôi như đang làm biếng vì sắp kết thúc một ngày. Dưới cánh đồng, những bông lúa trĩu nặng đang đung đưa theo làn gió mát từ xa thổi vào. Hương lúa chín thơm mang hơi thở của làng quê khiến ai ngửi thấy cũng đều say mê.

Trời đã sắp tối nhưng các bác nông dân vẫn còn mải mê làm nốt những công việc dang dở. Cái nóng oi ả của ngày hè không ngăn cản được niềm say mê và vui tươi khi lao động của họ. Em lặng lẽ quan sát khuôn mặt của từng người. Trên gương mặt họ dù lấm tấm mồ hôi nhưng vẫn rạng rỡ nụ cười hạnh phúc khi được lao động. Có lẽ đây sẽ tiếp tục là một vụ mùa bội thu nữa. Xa xa ngoài bãi cỏ rộng, từng đám trẻ đang thả diều. Ngắm nhìn những cánh diều bay cao trên bầu trời lộng gió, em cảm thấy thật tuyệt vời.

Lúc này, trong làng, tiếng âm thanh xe cộ thật nhộn nhịp. Mọi người sau một ngày làm việc đều muốn nhanh chóng trở về nhà đoàn tụ cùng với gia đình. Em cũng nhanh chóng đạp xe về nhà sau một cuộc thăm thú cánh đồng quê hương. Ánh nắng theo bước em tắt dần về phía sau.

Mỗi lần được ngắm nhìn khung cảnh cánh đồng quê hương, em vô cùng tự hào khi được sinh ra và lớn lên tại đây. Sâu thẳm trong trái tim mình, em luôn cố gắng tự dặn lòng mình sẽ học tập thật tốt để mai sau có thể xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp hơn.

Miêu tả một trong những cảnh vật đó để người đọc cũng thấy thiết tha yêu mến quê hương (mẫu 5)

Thiên nhiên tươi đẹp đã ban tặng cho chúng ta bao nhiêu vẻ đẹp kì thú, say mê lòng người. Nhưng có lẽ ánh trăng là món quà tuyệt diệu nhất, quý hoá nhất do tạo hoá ban tặng.

Khi màn đêm buông xuống, bóng tối mờ nhạt dần dần bao trùm khắp làng xóm. Những ngôi sao hiện lên mờ ảo rồi sau đó rõ dần. Chẳng bao lâu mặt trăng đã bắt đầu ló rạng to, tròn như chiếc mâm bạc đặt trên bầu trời trong vắt, thăm thẳm cao. Ánh trắng bàng bạc nhuộm khắp cây cối, ao hồ. Mặt sông mỉm cười vì thấy mình đẹp hơn khi mặc bộ đồ tím có vầng trăng sáng và có hàng ngàn ngôi sao lấp lánh như được rát bạc. Cỏ cây hoa lá lặng im, yên lặng như thấy hết được vẻ đẹp của đêm trăng hôm nay. Luỹ tre được ánh trăng soi vào thì đẹp hơn lên và như cảm nhận một thứ mà ánh trăng ban tặng cho mình, những hàng tre lại ca lên khúc nhạc đồng quê du dương và êm đềm biết mấy! Thảm lúa vàng dập dờn trước gió nhấp nhô gợn sóng như từng lướt sóng nối đuôi nhau đến tận chân trời. Sao mà cảnh đêm trăng lại im ắng tĩnh mịch đến vậy! Lũ côn trùng cất tiếng kêu ra rả như viết lên khúc nhạc về đêm. Cây lá như được rắc lên nhưng hạt vàng từ trên trời rơi xuống vậy. Hương lúa tạo với hơi sương tạo nên hương thơm nhẹ dịu khó tả. Lác đác vài anh chị thanh niên đi dạo và ngắm trăng, họ cười nói râm ran và còn có các ông bà lão đi tập thể dục chi khoẻ người cũng tâm sự nho nhỏ thì thầm. Lũ trẻ con nô đùa đầu làng vui vẻ, ầm ĩ cả xóm, đang chơi oẳn tù tì, nhảy dây, chốn tìm…Mọi người tấp nập ngược xuôi như một ngày hội dưới trăng vậy. Già trẻ, gái trai ai về nhà ấy chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc.

Một đêm trăng tuyệt đẹp! Cảm ơn tạo hoá đã khéo tạo ra và ban tặng cho con người.

Trang trước
Trang sau

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button