10 Bài văn Tả cây gạo hay nhất
Bạn đang xem bài: 10 Bài văn Tả cây gạo hay nhất
Trang trước
Trang sau
10 Bài văn Tả cây gạo hay nhất
Đề bài: Đầu làng em có một cây gạo, màu sắc của cây thay đổi theo bốn mùa. Em hãy tả lại cây gạo trong sự thay đổi đó.
Tả cây gạo (mẫu 1)
Đầu làng em có một cây gạo lâu năm. Mỗi mùa cây gạo lại có vẻ đẹp riêng khiến em rất ấn tượng.
Hoa gạo còn có một tên gọi thân thương khác là hoa mộc miên. Bao năm tháng qua đi, cây gạo già vẫn trầm ngâm đứng ở đầu làng quan sát cuộc sống con người. Thân gạo to, màu nâu nhạt, bạc phếch vì gió mưa. Rất khó để nhìn thấy những cái gai ở gần gốc mà chỉ có thể nhìn thấy gai ở đoạn thân cao hơn. Cây gạo rất cao, lên tới đầu ngọn gạo mới phân nhánh. Cành của cụ gạo vươn dài kiêu hãnh dưới trời xanh. Càng có tuổi cành gạo càng vững chắc. Vào mùa hè, gạo ra nhiều lá xanh nhạt tỏa bóng mát rượi. Nhìn từ xa, lá gạo trông như những cánh tay nhỏ bé trên cành. Mùa thu, cụ gạo đón ánh trăng vàng với bọn trẻ đi phá cỗ. Sang mùa đông, lá gạo dần rụng xuống. Dường như lá gạo đang muốn cây chắt chiu từng giọt nhựa để cây trổ hoa. Mùa xuân ấm áp về, hoa gạo nhú lên những màu đỏ chói. Hình ảnh cây gạo nở hoa cũng là hình ảnh làm em hồi hộp, xao xuyến nhất. Nhìn từ xa, câu gạo như một mâm xôi gấc khổng lồ. Cây gạo làm cho cả một khoảng trời đỏ rực rỡ. Hoa gạo được ba tháng thì rụng hết. Cây lại chắt chiu mầm nhựa để cây cho ra lộc, lá…
Từ xa xưa hoa gạo đã đi vào trong thơ ca:
“Bao giờ cho đến tháng ba
Hoa gạo rụng xuống bà già cất chăn…”
Ai đã từng đến với làng quê em sẽ không thẻ quên vẻ đẹp cổ kính của cây hoa gạo. Người dân làng em ai cũng yêu quý cây và mong cây gạo sống lâu hơn nữa để tiếp tục chứng kiến sự đổi thay của làng quê cũng như con người.
Tả cây gạo (mẫu 2)
“Mỗi độ tháng ba về
Ai vãi lửa đam mê vào bầu trời cháy bỏng ?”
Những bông hoa Gạo đỏ rực, cháy bỏng những đam mê báo hiệu cho chúng ta biết đã bước vào tháng ba, tháng giao mùa giữa mùa xuân và mùa hạ. Ở đâu đó trên mọi miền đất nước vượt lên màu xanh của lũy tre làng là những cây gạo điểm những bông hoa đỏ thắm, rực rỡ cả một góc trời.
Hoa Gạo hay còn được gọi bằng một cái tên khác như hoa Mộc Miên nghe vừa lạ lại vừa quen. Cái màu hoa ấy xua tan đi cái lạnh lẽo của mùa đông, mang đến sự bình yên ấm áp của cái thời khắc giao mùa ấy. Sự sống của làng quê dường như thắm đượm lên thêm khi những bông hoa Gạo đỏ rực nổi bật giữa xanh cao yên tĩnh của đất trời. Trên những con đường làng hoa Gạo rực rỡ như muốn níu lấy ánh mắt của những người nông dân còn đang bận bịu với công việc đống áng. Cái thứ hoa đang nhen nhói khắp các triền đê, thắp lên trong ta cả một vùng trời thương nhớ. Những chấm đỏ đốt trong sương mù báo hiệu nơi ấy có những dòng sông với những bến đò. Đối với bọn trẻ con chúng tôi ngày ấy, cây Gạo là cả một thế giới linh thiêng, bí ẩn qua những câu chuyện truyền thuyết từ xa xưa về những con ma thần bí quanh quẩn bên gốc gạo già.
Nhớ hồi còn nhỏ, hoa Gạo rụng đỏ cả một gốc cây, chúng tôi thi nhau nhặt rồi xâu chúng lại quàng lên cổ mà thi nhau cười hả hê, thích thú với cái vòng của mình. Rồi những bông hoa Gạo trông như những chiếc đèn hoa đăng rung rinh trong gió. Tôi thích nhất là được ngắm nhìn những bông hoa Gạo rơi từ trên cao xuống, gió thổi nhè nhẹ làm cho những chiếc đèn hoa đăng ấy xoay xoay rồi hạ xuống mặt đất mà không hề bị giập nát. Từng bông hoa đã vô tình rơi vào kí ức tôi và chúng vẫn mãi nằm im ở đó.
Lớn lên chút nữa, mỗi mùa hoa Gạo về khi cái tết vừa mới qua đi lại báo hiệu cho lũ học trò chúng tôi biết mùa thi sắp tới. Có hôm ngẫu hứng mấy đứa rủ nhau ra gốc cây gạo ngồi ôn bài. Cây Gạo già cỗi che trở như ôm trọn chúng tôi vào lòng. Đến khi trưởng thành xa quê hương lên thành phố học, nơi chốn phồn hoa đô thị, tôi không tìm thấy được cái loài hoa ấy nữa. Nhưng cây gạo hồi đó, những bông hoa đăng đỏ rực hồi đó vẫn ở sâu thẳm tận trong lòng tôi, nơi những kí ức trở thành những gì thiêng liêng nhất, cao cả nhất.
Tả cây gạo (mẫu 3)
Bốn phía ở làng quê em đều trồng nhiều cây gạo. Cây gạo như thật quen thuộc với tất cả người dân làng em và đặc biệt với lũ trẻ chúng em thường thường hay tụ tập để có thể chơi đùa dưới tán lá râm mát của cây.
Cây gạo như là một người bạn thân với mỗi người dân quê em. Lá của cây gạo to xoè ra bằng bàn tay người lớn, màu xanh nhạt và khi lá đã già thì lại chuyển sang màu vàng. Thế rồi em như thấy được thân cây gạo to bằng cột đình làng, thân cây nó cũng như đã cao thẳng đuột. Thế rồi em như cũng thấy được những cành chĩa ra bốn phía như những cánh tay dũng sĩ. Cứ đến mỗi dịp Tết đến làng lại hân hoan mở Tết trồng cây năm nào cũng vậy, các cụ già làng em lại ra vun gốc và tưới phân cho các cây gạo thêm xanh tốt nữa.
Cây hoa gạo đẹp nhất bởi tháng ba, tháng ba, gạo ra hoa. Quan sát thấy được rằng, chính nụ gạo to bằng cái chén uống rượu của các cụ, và nụ gạo lại có màu đỏ nâu, đỏ sẫm. Dễ nhận thấy được rằng, chính nụ hoa có cái cuống to bằng chiếc đũa, và hơn hết em dường như cũng đã thấy được rằng cuống như cũng có độ dài độ đốt ngón tay. Hoa gạo dường như cũng đã nở xoè to hơn cái chén tống, có nhiều cánh, màu đỏ hồng, đỏ tươi nhìn thật đẹp biết bao nhiêu. Thế rồi cho đến tháng tư, trong nắng hè chói chang, và em như thấy được chính cây gạo làng em nở hoa như thắp muôn nghìn ngọn lửa cháy rừng rực giữa trời xanh. Vào những buổi sớm sớm, chiều chiều thì ở cây gạo lại như đã có hàng trăm con chim kéo đến. Có thể kể ra có các loài chim đó chính là chim cu gáy, chim sáo sậu, sáo đen, chim sâu, chim vành khuyên, chim quạ,.. Chúng cứ như hót líu lo, chúng chuyện trò râm ran, chúng bay lượn. Tưởng như bầy chim trời kéo về dự hội hoa gạo vậy.
Khi mà hoa gạo nở hoa rồi kết thành trái. Cho đến cuối tháng sáu, đầu tháng bảy, trái gạo dường như cũng đã chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo như thật là trắng tinh mang theo hạt gạo. Nó dường như cũng đã được những cơn gió đưa đi khắp mọi chân trời.
Cây gạo chính là một trong những vẻ đẹp bình dị và gần gũi của quê em. Năm nay, gạo nở hoa đỏ rực, báo tin một vụ chiêm bội thu cho cả làng em và ai ai cũng yêu quý cây gạo.
Tả cây gạo (mẫu 4)
Cùng với đình, chùa, cây đa… cây gạo cũng là một hình ảnh quen thuộc và gần gũi của làng quê Việt Nam. Cây gạo có thể được trồng ở những mảnh đất trống, vắng, xa một chút với đình, chùa, miếu, ở bãi tha ma, ở đầu chợ, ở cuối làng như câu: “Đầu đa, gạo cuối, chuối sau, cau trước”… Người theo Phật giáo thích cây đa. Người theo Đạo giáo thích cây gạo. Mọi người cũng nói: “Thần cây đa, ma cây gạo”. Cây đa sum suê, xanh tươi, kín lá, rễ buông xuống rất thơ mộng. Người ta có thể tạm trú mưa, nắng dưới gốc đa. Còn cây gạo thì cao lêu nghêu, khẳng khiu, ít lá. Bên gốc cây đa hoặc cây gạo thường có một bàn thờ nhỏ. Có cả bát hương để thờ Phật. Cách đây mấy năm, tại cây gạo ở góc Văn Miếu lúc nào cũng có khói hương nghi ngút.
Cây gạo, phương Tây gọi là Kapokier, Trung Quốc gọi là mộc miên, nó tượng trưng cho cuộc đời, cho sự ngay thẳng. Nó đón ánh mặt trời và mặt trăng. Nó đứng cao vút hẳn lên, chống lại với bão táp, gió mưa, chịu trận cho đồng loại. Nó đứng bình thản, chân thực và kiên cường. Nó như một anh lính gác, định hướng, chỉ cho mọi người dễ nhận ra làng xóm của mình từ rất xa. Nó tượng trưng cho sự trường thọ, giữ liên lạc giữa trời và đất. Nó là cây vũ trụ. Chim lớn ở trên những cành ở trên cao. Chim nhỏ ở những cành thấp hơn, chúng ríu rít, giọng cao, giọng trầm, chuyện trò với nhau, tưng bừng, nhộn nhịp, lại tranh cãi với nhau như họp chợ. Khung cảnh thật tưng bừng, náo nhiệt.
Cứ đến tháng 3 – 4 hàng năm, cây gạo ra hoa làm đỏ rực cả một khoảng trời. Người ta bảo là cây gạo thắp đèn tỏa sáng. Nếu mấy cây gạo ở gần nhau cùng nở hoa thì các cây gạo thắp đuốc. Cây hoa gạo cao, nhiều cành và có nhiều hoa xòe ngửa lên trời. Ở chùa Hương, đến mùa hoa gạo nở, màu đỏ hai bên núi chạy dọc theo suối Yến. Nhiều hàng cây gạo cứ xếp hàng bên nhau những dãy đèn. Có những nơi, các cây gạo tập trung lại với nhau, đã tạo ra những “đám cháy” làm ta lóa mắt. Du khách bảo hoa gạo thắp sáng chùa Hương. Có nhiều khi hoa gạo rơi cả xuống thuyền của du khách dạo chơi trên suối. Cây gạo làm đẹp cho mọi người và cái đẹp làm cho người ta trở nên thánh thiện hơn, yêu cuộc sống hơn. Cảnh tượng này gây ấn tượng rất mạnh mẽ đối với khác du lịch, người nước ngoài. Hẹn trở lại chùa Hương một lần nữa và gọi hoa gạo là hoa “tình yêu”.
Ở Tây Nguyên cây gạo được gạo là cây Pơ lang. Chúng làm đỏ rực cả những khu rừng, đồi, sân ra Rông. Cây gạo ở đây là cây để buộc con trâu hiến sinh trong lễ đâm trâu. Do đó cây gạo cũng được gọi là cây hiến sinh. Những cặp tình nhân không bao giờ đưa nhau ra gốc gạo mà tình tự. Đó là điều tối kỵ. Họ cho rằng như vậy sẽ gặp phải những sự không may mắn. Cây gạo lạnh lẽo cô đơn, thường có mặt ở những nơi vắng vẻ, khuất nẻo. Những linh hồn phiêu bạt không có người thân cúng giỗ thường lẩn quất nơi cây gạo. Ngày rằm tháng 7 là ngày cúng cô hồn của thập loại chúng sinh thường được tổ chức gần nơi cây gạo. Người ta vứt tất cả những đồ còn thừa lại sau khi cúng lễ vào cây gạo và cũng có nghĩa là cho các cô hồn vương vất quanh cây gạo. Đã có câu “ríu rít thì đến cây đa, nhặt tình thì đến tha ma cây gạo”. Vỏ cây gạo làm thuốc cho ra thai, thuốc chữa sa đì, rễ cây gạo ăn rộng và sâu nên cây gạo rất vững chắc. Phần cắm sâu xuống đất có những nốt phồng lên gọi là củ làm thức ăn cho người xưa khi thiếu lương thực.
Đến cuối tháng tư, năm bông gạo bay tả tơi theo tất cả các chiều gió. Giăng đầy không gian như là tuyết rơi gợi lên mái tóc bạc của các cụ già. Người nghèo thường nhặt, gom lại để may áo bông chống rét. Người Tây Nguyên và người Thái lấy bông gạo làm đệm trải giường và làm phao cứu sinh. Đệm bông gạo của người Thái, Mai Châu rất nổi tiếng. Loại đệm này có độ xốp rất lý tưởng, nằm rất êm mà không bí như đệm mút, đệm ga bông từ cây bông rất chóng dẹp và hút ẩm không bằng cây gạo. Nhất là những chiếc đệm đó lại có những đường thuê bay bổng mà thâm trầm. Chúng được cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.
Gỗ cây gạo trắng, thớ mịn dùng làm áo quan. Nhất vàng tâm, nhì gỗ gạo. Gỗ cây gạo còn dùng để khắc những bản cò để in. Nhựa cây gạo phối hợp với một vài loại nhựa khác nữa dùng làm ngựa để bẫy chim gáy, chim họa mi, chim ngói.
Hoa gạo cánh to mà dày. Nó rơi xuống đất, rất chóng héo tàn. Ở phương Tây, gần đây có một số hãng mỹ phẩm thử nghiệm và tìm tòi màu đỏ như son môi. Màu đó là sự phối hợp giữa đỏ, vàng và trắng. Cuối cùng, họ kết luận: “Màu đỏ lý tưởng đó là màu của hoa gạo”. Màu môi của Sharon Stone cộng với màu đỏ trên môi Madonna thành màu đỏ hoa gạo.
Cây gạo sống hàng ngàn năm, nó là nhân chứng yên lặng của nhiều đời người. Nó chứng kiến những sự thăng trầm đầy mồ hôi nước mắt, thậm chí cả máu lửa của nhiều thế hệ. Nó biết tất cả, nó chứng kiến những gì xảy ra với những kiếp người phù du. Những người đi chợ xa, đi buôn bán xa, đi công tác ít ngày đặc biệt là những người đi xa quê đã lâu năm…Nhìn thấy từ xa ngọn cây gạo thấy thân quen vô cùng. Họ đi tắt rồi xiên qua đoạn ngõ xanh biếc nữa thôi là về đến nhà. Nơi đây có người mẹ, người vợ hoặc người thân đang chờ đón họ. Cây gạo cũng là một thân yêu độc đáo và nổi bật của làng quê Việt Nam.
Tả cây gạo (mẫu 5)
Sừng sững phía đầu làng là bóng hình một cây gạo to lớn và vững trãi. Không ai biết cây đã qua bao nhiêu mùa hoa, đón biết bao mùa xuân về nhưng cây gạo nơi đầu làng đã trở thành hình ảnh tiêu biểu cho chốn làng mạc đồng quê, là bóng hình quê hương mà em sẽ mãi ghi nhớ.
Cây gạo đã ở đây từ rất lâu, dù bão gió mạnh mẽ và mãnh liệt thế nào cũng không quật đổ được thân cây to lớn. Thân cây gạo có lớp vỏ xù xì, cứng rắn. Thân cây lớn đến mức hai đứa trẻ bọn em vòng tay ôm không xuể. Thân cây cao và sừng sững, như một vị anh hùng hiên ngang bảo vệ cho vùng quê yên bình nơi em sống. Rễ cây dường như đã ăn sâu vào lòng đất mẹ, có những nhánh rễ to, nổi gồ lên mặt đất trông như những con rắn khổng lồ. Cây gạo có những cành dài, vươn xa thành một lán cây có tầm vóc rộng lớn. những cành cây càng lên cao càng thu gọn lại, nhìn từ xa như một ngọn tháp cao lớn. Mỗi mùa hoa gạo đến, cây lại đỏ rực vòm trời, những bông hoa gạo đỏ thắm và mềm mại, năm cánh hoa bao bao bọc bên ngoài, bên trong là những thân nhụy với những chấm đen li ti trên đầu nhìn rất độc đáo. Hoa gạo rực rỡ tháng ba, hoa gạo thắp sáng vẻ đẹp cho quê hương, hình ảnh một góc trời đỏ rực rỡ cũng đủ gợn nên biết bao vẻ đẹp đằm thắm nơi làng quê.
Hoa gạo nở rồi kết thành trái, trái gạo có sáu múi, được đơm quả vào tầm tháng sáu. Bông gạo lúc ấy trắng như hạt gạo, theo cơn gió chốn làng mạc đi đến khắp mọi phương trời.
Hình ảnh cây hoa gạo to cao sừng sững từ lâu đã khắc vào trong tiềm thức của em. Bóng hình cây cổ thụ hiên ngang nơi đầu làng như người bạn hiền của những người dân quê. Dù mai này có đi xa thì em vẫn luôn nhớ đến hình ảnh cây gạo cổ thụ nơi quê hương yêu dấu.
Tả cây gạo (mẫu 6)
Đầu làng tôi có một cây gạo cổ thụ. Từ cửa sổ, tôi hay trông ra phía cây gạo đầu làng.
Trong ánh mắt trẻ thơ của tôi mỗi mùa cây gạo lại hiện ra những hình ảnh khác nhau. Mùa hè cây gạo đứng xòe ô che mát cho ai vào lúc trưa sang chuyến đò quê. Mùa thu, cây gạo nâng vầng trăng vành mọng lên cành, suốt đêm ngồi xe trăng như người kéo kén tằm vàng, rải xuống làng những dải tơ lụa mịn màng. Mùa đông, cây gạo trọi trơ cành lá. Bầu trời ẩm thấp lè tè mây xám. Cây gạo giống chàng lực sĩ khổng lồ, thân vồng căng, rễ tì đất, vươn cành như các cánh tay cuồn cuộn cơ bắp đỡ bầu trời lên không cho mây xám đè xuống làng. Mùa xuân, nàng tiên xuân rây mưa bụi làm rung chuyển cả đất trời. Một buổi sáng, tôi trông ra phía đầu làng, ô kìa! Cây gạo đã đơm đầy hoa nom như một mâm xôi gấc đỏ. Ngày tết, mẹ tôi cũng hay đổ xôi như thế. Khi tôi đang ngon lành giấc ngủ với giấc mơ vui mặc quần áo mới đầu năm thì mẹ tôi lẳng lặng thức dậy. Ánh lửa cháy cùng lòng mẹ. Sớm mai chúng tôi thức dậy đã thấy mâm xôi gấc nghi ngút hương thơm bên bàn thờ Tổ. Cây gạo cũng giống như mẹ tôi thức dậy từ khi nào đổ mâm xôi gấc cho làng. Sáng xuân này cây gạo như cô gái má hồng yếm thắm đội mâm xôi đầy ú ụ vào làng. Vậy là mùa hoa gạo bắt đầu.
Cây gạo gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi. Trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người.
Tả cây gạo (mẫu 7)
Ở các làng khác thường có cây đa to thì ở làng em lại có được một cây gạo cổ thụ sừng sững giữa đất trời. Ai ai cũng rất yêu cây hoa gạo này.
Lá của cây hoa gạo cũng giống như màu của biết bao những cây khác, nó cũng có được một màu xanh nhạt to xoè ra bằng bàn tay người lớn. Thế rồi ấn tượng nhất đó chính là cái thân to bằng cột đình làng, thẳng đuột. Những cái cành như cũng đã chĩa ra bốn phía như những cánh tay siêu nhân thật cừ khôi vậy. Và cứ cho đến ngày Tết trồng cây thì không ai bảo ai các cụ làng em ra vun gốc và tưới phân. Vào những độ tháng ba gạo ra hoa. Nụ hoa gạo lúc này đây lại rất đẹp, nó to như cái chén rượu của các cụ vậy. Quan sát kỹ hơn em như thấy được nụ gạo có cuống to bằng chiếc đũa, dài khoảng một đốt ngón tay. Thế rồi em như thấy được hoa gạo xoè hơn cái chén tống, nhiều cánh. Có lẽ rằng, chính cây gạo hiên ngang trước thiên nhiên với lớp vỏ như thật là thô. Cũng cùng với đó là những chiếc gai nhọn mọc xung quanh thân cây như chống chọi với sự khắc nghiệt của thời gian. Không ai không khỏi ngạc nhiên khi nhìn thấy được khi hoa gạo nở thành hoa rồi kết thành quả. Và cho đến đầu tháng bảy, thì lúc này đây những trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Ta như thấy được những bông gạo trắng mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi nơi. Em như cũng đã nhìn thấy được những bông gạo bay lơ lửng trong không trung tuyệt đẹp.
Cây gạo dường như cũng đã gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi. Cây gạo trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người dân quê vậy.
Tả cây gạo (mẫu 8)
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy…
Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo chấm dứt những ngày tưng bừng, ồn ã, lại trở về với dáng vẻ xanh mát, trầm tư. Cây đứng im cao lớn, làm tiêu cho những con cò cập bến và những đứa con về thăm quê mẹ.
Tháng ba là tháng hoa gạo thứ hoa đặc trưng trên mọi miền đất nước Việt Nam. Đầu làng em có cây gạo to. Từ cửa sổ, em có thể trông ra phía cây gạo đầu làng.
Lá cây màu xanh nhạt to xoè ra bằng bàn tay người lớn. Thân to bằng cột đình làng, thẳng đuột. Cành chĩa ra bốn phía như những cánh tay siêu nhân dung sĩ. Cứ đến ngày Tết trồng cây, các cụ làng em ra vun gốc và tưới phân. Tháng ba gạo ra hoa. Nụ hoa gạo to như cái chén rượu của các cụ. Nụ gạo có cuống to bằng chiếc đũa, dài khoảng một đốt ngón tay. Hoa gạo xoè hơn cái chén tống, nhiều cánh. Cây gạo hiên ngang trước thiên nhiên với lớp vỏ sù sì, cùng chiếc gai nhọn mọc xung quanh thân cây như chống chọi với sự khắc nghiệt của thời gian. Gạo nở thành hoa rồi kết thành quả. Đầu tháng bảy, trái gạo chín nở xoè ra nhiều múi. Bông gạo trắng mang theo hạt gạo, được gió đưa đi khắp mọi nơi. Bông gạo bay lơ lửng trong không trung tuyệt đẹp.
Cây gạo gắn liền với tuổi thơ của những người dân quê tôi. Trở thành một kí ức ngọt ngào trong quãng đời của mỗi người.
Trang trước
Trang sau
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 5