Văn mẫu lớp 6

Bài văn Tả con hươu cao cổ hay nhất

Bài văn Tả con hươu cao cổ hay nhất

Đề bài: Tả con hươu cao cổ

Bài văn mẫu

Quảng cáo

Bạn đang xem bài: Bài văn Tả con hươu cao cổ hay nhất

Hôm chủ nhật, lớp em có tiết học ngoài trời, chủ đề “thế giới quanh ta”, bọn em rất mong chờ những tiết học ra ngoài như thế. Điểm đến của cả lớp chính là vườn bách thú để tận mắt nhìn thấy những con vật không chỉ có trong sách vở. Trong đó, chú hươu hiền lành, đáng yêu lọt top con vật yêu thích của em, em chọn đó làm đối tượng viết bài báo cáo thu hoạch sau giờ học bổ ích đó.

Khác hẳn với chú hươu nhồi bông mẹ mua cho em ôm mỗi khi đi ngủ, chú hươu ở vườn bách thú sinh động hơn nhiều. Với thân hình to lớn, đồ sộ, chú được dành riêng một khu đất trống rộng rãi, phía dưới là cỏ xanh mượt, xung quanh có những cây cổ thụ cao lớn sừng sững che nắng che mưa. Để ngắm được hươu cao cổ, người ta thiết kế những chiếc chòi cao tới 3- 4 mét, ngang tầm đầu chú hươu. Với chiều cao đó và khoảng cách gần nhất, giúp mọi người có thể dễ dàng quan sát chú hươu hơn. Chiếc đầu to hơn quả bưởi thuôn dài như trái đu đủ. Phía trên là đôi sừng chùn chũn, ngắn, không nhọn, và hai chiếc tai to như lá đa cảnh cứ dỏng lên nghe ngóng tình hình. Điểm trên đó là đôi mắt hiền, tròn xoe với ánh nhìn trìu mến. Đôi mắt to tròn ấy, nằm dưới hàng mi dài cong vút như hàng mi của các cô người mẫu mỗi lần chụp hình quảng cáo cho các thương hiệu. Chiếc mõm dài, với hàm răng chắc khỏe, giúp chú có thể vặt lá và nhai ngon lành. Nối liền giữa đầu với thân là chiếc khổ dài ngoằng, điểm nhấn đặc biệt của loài này. Chẳng thế mà người ta gọi chú là hươu cao cổ. Chiếc cổ này vươn thẳng lên trời, thỉnh thoảng rướn lên đón lấy thức ăn là những cành lá non mà người tham quan cho chú. Thỉnh thoảng lại chúc xuống thấp, uống chút nước trong chiếc máng dài trông đến là ngộ. Chưa hết, điểm trên chiếc cổ ấy là một hàng lông thẳng dọc theo sống cổ như hàng tóc tomboy cá tính của các cô nàng phá cách. Bao phủ toàn thân là lớp lông mịn trắng xen kẽ nhưng ô vuông vàng sậm lập thể, trông như bản vẽ của tự nhiên dành cho chú hươu. Chiếc đuôi dài với nhúm lông đuôi đen ở cuối đuôi thỉnh thoảng lại phe phẩy đuổi đi bọn muỗi ruồi đáng ghét. Nhưng đôi khi chiếc đuôi đáng yêu đó cũng ngoe nguẩy làm điệu, tỏ vẻ thích chí lúc ăn uống. Nâng đỡ toàn thân chú là bốn chiếc chân dài, khỏe như những chiếc cột tre vững chãi,hai chân trước có vẻ như cao hơn hai chân sau một xíu xiu. Chiếc bụng căng tròn, trắng ngà theo từng điệu bước thủng thẳng của chú hươu cao cổ.

Trong vườn bách thú, những chú hươu cao cổ được chăm sóc cẩn thận, cho ăn đều đặn mỗi ngày.Các cô chú phục vụ trong sở thủ còn thường xuyên quét dọn chuồng trại, nơi ăn của hươu để chuồng luôn thoáng và sạch. Các cô chú nói hươu là loài hiền lành, khi quen với người rồi thì chúng cũng đùa nghịch như những đứa trẻ, thỉnh thoảng dụi dụi chiếc đầu vào bàn tay các cô chú. Thức ăn ưa thích của hươu cao cổ rất đơn giản, cỏ non, lá cây non và đôi khi là củ quả, chúng rất dễ nuôi chứ không kén chọn như nhiều loài khác. Đặc biệt, chúng sống rất chan hòa, chúng được nuôi theo cặp, theo đàn nhưng chẳng bao giờ chúng tranh chấp thức ăn với nhau. Con nào con nấy đều ngoan và từ tốn mỗi khi được ăn uống.

Trong tiết học dã ngoại, em thấy có nhiều bạn cũng thích thú khám phá thế giới động vật, những loài vật hoang dã. Chúng em được học hiểu thực tế, để biết rằng thế giới loài vật thật đẹp, đa dạng và cũng tình cảm như con người. Loài hươu cao cổ đã cho em bài học về tinh thần đoàn kết, thái độ sống hiền hòa với mọi người xung quanh. Em sẽ luôn yêu loài vật hiền lành này.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Văn mẫu lớp 6

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button