Trong những ngày cận Tết, nhiều người bắt đầu sắp xếp công việc để về với gia đình. Nhắc đến Tết chắc hẳn không thể quên được việc bày trí bàn thờ. Nếu bạn đang thắc mắc bàn thờ ngày Tết miền Bắc được bày trí như thế nào thì hãy cùng theo chân Cmm.edu.vn đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Ý nghĩa cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Từ những ngày xa xưa, trải qua nhiều thời kỳ lịch sử khác nhau, văn hóa nước ta đã được đúc kết thành những tinh hoa của cả dân tộc. Có thể nói, miền Bắc là nơi ghi dấu và phát triển những nét văn hóa tốt đẹp của đất nước ta.
Bạn đang xem bài: Bàn Thờ Ngày Tết Miền Bắc Và 6 điều Kiêng Kỵ Mà Bạn Nên Biết
Advertisement
Trong số đó, những nghi lễ quan trọng như cưới hỏi, ma chay hay những ngày lễ Tết, việc bày biện, cách trang trí bàn thờ luôn được chú ý và chuẩn bị một cách cầu kỳ và mang phần long trọng, quy củ hơn những vùng miền khác.
Advertisement
Bàn thờ ngày Tết còn được xem là nơi thiêng liêng và trang trọng nhất trong ngôi nhà vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Chính vì vậy, theo anh Võ Văn Giáp – CEO Bàn Thờ Tận Tâm chia sẻ cách bày thiết kế nội thất phòng thờ đẹp luôn được người Việt nói chung và đặc biệt là người miền Bắc nói riêng quan tâm, chăm chút dọn dẹp cẩn thận.
Điều này nhằm thể hiện đạo lý thiêng liêng uống nước nhớ nguồn của con người Việt Nam. Việc quan tâm đến bàn thờ ngày Tết cũng là một cách để con cháu ghi nhớ và bày tỏ lòng biết ơn đến những công ơn của tổ tiên, ông bà đã mất.
Advertisement
Bên cạnh đó, đây cũng được xem là một lời gửi gắm hy vọng một năm mới mưa thuận gió hòa, gia đình an khang, thịnh vượng.
Thời điểm trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp hàng năm là ngày đầu tiên rước ông Táo về trời và chuẩn bị để đón các bậc tổ tiên về vào những ngày Tết. Chính vì thế trước ngày 23 tháng chạp sẽ là ngày để dọn bàn thờ vào cuối năm nhiều gia đình lựa chọn nhất.
Thực tế, bạn có thể dọn bàn thờ vào bất cứ thời gian nào trong năm nếu thấy bàn thờ đã cần lau dọn. Để tránh tình trạng hương rơi trên bàn thờ quá nhiều và sẽ làm mất đi sự ngăn nắp, gọn gàng của bàn thờ.
Việc dọn bàn thờ quan trọng nhất là không làm xê dịch bát hương, vì thế dù dọn tàn hương bạn cũng cần hết sức cẩn thận.
Cách bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Bàn thờ Tết miền Bắc gồm những gì?
Vậy bạn có biết bàn thờ ngày Tết miền Bắc thường sẽ bao gồm những gì không? Với người miền Bắc, việc trang trí bàn thờ là vô cùng quan trọng và những thứ sau đây được xem là không thể thiếu được mỗi dịp lễ Tết.
Mâm ngũ quả: Mâm ngũ quả chắc chắn là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết của không chỉ miền Bắc mà còn ở khắp mọi miền tổ quốc. Tùy vào từng địa phương mà mâm ngũ quả cũng sẽ có những loại quả khác nhau.
Cụ thể miền Bắc thì thường sẽ bao gồm: bưởi, chuối, quất, đào, hồng. Bởi lẽ, theo thuyết ngũ hành thì mâm ngũ quả tượng trưng cho hạnh phúc, sự sung túc, mỗi loại quả sẽ đại diện cho mong muốn được Phúc, Lộc, Thọ, Khang, Ninh.
Đồ trang trí bàn thờ: Đây cũng là món đồ không thể thiếu trên bàn thờ cúng tổ tiên ngày Tết của người miền Bắc. Hãy nhớ rằng những vật trang trí bàn thờ đều phải được làm sạch trước khi đưa lên bạn nhé.
Những thứ cần được chuẩn bị đó là 2 cây nến hoặc 1 cây đèn dầu cháy liên tục từ 30 tết cho đến hết mùng 3 tết. Một lọ hoa tươi đặt ở phía bên trái bàn thờ và 1 lọ hoa cắm cây vàng cây bạc ở bên phải. Đặc biệt cần lưu ý là không cắm hoa ly, bởi nó mang ý nghĩa cho sự ly biệt.
Mâm cơm cúng: Và đây là một điều quan trọng không thể thiếu để có được bàn thờ ngày Tết miền Bắc hoàn chỉnh. Mâm cơm cúng của người miền Bắc thường sẽ bao gồm: 1 con gà trống luộc, 1 đĩa xôi, 1 đĩa rau xào, 1 đĩa thịt lợn luộc, 1 chiếc bánh chưng.
Nguyên tắc bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Vị trí chính giữa trên bàn thờ gia tiên luôn là một bát hương lớn và hai bát hương nhỏ hơn sao cho tạo được tư thế tam tài.
Tiếp đến là hai cây nến hoặc hai cây đèn dầu đặt ở vị trí góc ngoài cùng với ngụ ý bên trái là mặt trời, còn bên phải là mặt trăng. Tương tự như thế, hoa cúng cũng cần chuẩn bị 2 lọ đặt ở hai bên bàn thờ nhằm tạo sự cân bằng.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý và trang bị trên bàn thờ 3 chén rượu, 3 chén nước sạch cùng 1 bình rượu hồ lô nhỏ. Người miền Bắc thường dùng hương dạng vòng và đốt liên tục trong những ngày Tết vì nó có mùi hương dễ chịu và tạo cảm giác đẹp mắt hơn.
Ngoài ra, ở một số gia đình người Bắc còn có tập tục đặt 2 cây mía cao lớn, nhiều lá đặt ở hai bên bàn thờ với mục đích đem lại cảm giác sum suê, đủ đầy.
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Việc trang trí bàn thờ gia tiên ngày Tết của người miền Bắc thường sẽ rất chú trọng vào những nguyên tắc, cấm kỵ để tránh.
Ngoài ra, khi trang trí bàn thờ gia tiên, người miền Bắc sẽ luôn quan tâm đến bố cục sắp xếp mâm ngũ quả, đồ trang trí cũng như mâm cúng.
Thông thường người miền Bắc khá coi trọng việc thờ cúng nên việc trang trí bàn thờ ngày Tết với học cũng là một trong những điều bắt buộc.
Những nguyên tắc mà Cmm.edu.vn đã chia sẻ ở trên chắc chắn sẽ giúp bạn trang trí bàn thờ ngày Tết một cách đúng chuẩn và vừa ý người miền Bắc nhất.
Nên cắm hoa gì bàn thờ ngày Tết?
Không chỉ có mâm ngũ quả và mâm cúng mà bàn thờ ngày Tết của người miền Bắc cũng rất chú ý đến việc cắm hoa. Vậy nên cắm hoa gì bàn thờ ngày Tết? Cùng nhau đi tìm hiểu câu trả lời nhé.
- Hoa đào, hoa mai: Tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, xua đuổi tà khí, mang lại luồng sinh khí mới cho cả gia đình.
- Hoa cúc: Mang ý nghĩa về may mắn, phúc, lộc, thọ.
- Hoa huệ: Đại diện cho chính trực, ngay thẳng, xua đuổi cái ác, tà ma.
- Hoa đồng tiền: Phát tài, phát lộc cho cả nhà. Ngoài ra nó còn có ý nghĩa về sống thọ và gặp nhiều may mắn nữa.
- Hoa lan: Tượng trưng cho sự thuần khiết, tinh khôi, trong sạch không vướng nhiễm uế khí dân gian thông thường,…
Có một điều bạn cũng nên lưu ý khi cắm hoa Tết đó là:
- Tránh cúng những loại hoa như hoa râm bụt, hoa cúc vạn thọ, hoa phong lan, hoa ly, hoa nhài, hoa mẫu đơn,…
- Khi cắm hoa nên cắm hoa theo số lẻ là 5 cành, 9 cành, 13 cành, tuân theo nguyên tắc Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Số cành hoa lẻ để rơi vào cửa Sinh và cửa Lão, kiêng kỵ rơi vào cửa Bệnh, cửa Tử.
Cách bày mâm ngũ quả đẹp miền Bắc
Như trên Cmm.edu.vn cũng đã bật mí thì mâm ngũ quả ở miền Bắc thường sẽ bao gồm những loại quả như: bưởi, chuối, quất, đào, hồng.
Tuy nhiên đây chỉ là thông thường, còn đối với mỗi vùng của miền Bắc, có rất nhiều những loại quả khác đều có thể bày trên mâm ngũ quả ngày tết.
Để sắp xếp mâm ngũ quả được đẹp mắt và đúng chuẩn để mang lại tài lộc bạn có thể sắp xếp theo gợi ý như sau:
Nải chuối sẽ được đặt đầu tiên mang ý nghĩa giống như bàn tay đưa ra của thần linh. Mong muốn được sự che chở của thần linh giúp đỡ.
Hãy chọn một nải chuối còn xanh, quả đều tăm tắp, có hoa ở đầu càng tốt. Vì có thêm hoa ở đầu sẽ tượng trưng cho sự may mắn, nở rộ của mùa xuân.
Chính giữa trên nải chuối bạn sẽ đặt quả bưởi hoặc quả phật thủ. Nếu không thì bạn có thể sử dụng quả bưởi để nhằm tượng trưng cho sự toàn vẹn, viên mãn.
Những loại quả khác còn lại bạn hãy xếp xen kẽ sao cho tạo thành hình chóp, hài hòa về màu sắc và đẹp mắt là được. Quả quất, quả sung biểu trung mang lại sự sung túc, nhiều tài lộc.
Quả táo tượng trưng cho sự phú quý, ấm no. Quả lựu tượng trưng cho mong muốn con cháu đầy đàn, ấm cúng.
Các loại quả trong mâm ngũ quả bạn nên mua theo số lẻ, ví dụ 3, 5, 7, 9 để thuận hơn về mặt phong thủy, số may mắn. Và đã gọi là mâm ngũ quả thì hãy lưu ý là mua đủ 5 loại quả thôi bạn nhé.
Những điều cần kiêng kỵ khi bày bàn thờ ngày Tết miền Bắc
Khi trang trí bàn thờ ngày Tết miền Bắc, bạn nhất định phải lưu ý đến những điều kiêng kị sau để tránh những ảnh hưởng đáng tiếc.
Vị trí chọn bàn thờ
Tuyệt đối không được đặt bàn thờ ở vị trí đối diện với bếp và giường ngủ. Ngoài ra, bạn không nên đặt bàn thờ ở hướng Đông Bắc nhìn ra hướng Tây Nam và ngược lại.
Bàn thờ không được ngược với hướng cửa nhà để tránh những vận xui đến với gia đình và bàn thờ cũng không được đặt ở ngay cửa ra vào.
Đối với bát hương
Bát hương cần phải đặt ở chính giữa bàn thờ và không được xê dịch vì đây được xem là vật thờ cúng chứa đựng linh hồn của ngôi nhà và cũng là nơi lưu giữ những giá trị tâm linh trên bàn thờ. Ngoài ra bát hương còn tượng trưng cho tinh tú của đất trời.
Đối với hoa trang trí trên bàn thờ ngày Tết
Khi trang trí bàn thờ, tốt nhất là bạn nên sử dụng hoa tươi, cắt tỉa gọn gàng rồi cắm vào lọ hoa. Không nên sử dụng chậu cây, bởi vì đất trên chậu có thể làm bẩn mặt bàn thờ.
Còn điều quan trọng là bạn không nên sử dụng hoa giả, hoa nhựa để trang trí trên bàn thờ vì đây là điều tối kỵ.
Đối với việc thắp hương
Bạn nên thắp hương vào buổi sáng và buổi tối, bởi vì đây là hai thời điểm tốt nhất trong ngày.
Bạn có thể chú ý đến khói hương, nếu khói bay theo đường thẳng hướng lên trên là có điều tốt lành đang đến còn khói hương bay xung quanh cuộn tròn thì đây là dấu hiệu không tốt.
Đối với việc lau dọn bàn thờ
Khi lau dọn bàn thờ nên dùng khăn và chổi quét bàn thờ riêng. Không thể sử dụng khăn hay chổi quét bàn ghế để thay thế, bởi vì bạn sẽ được xem là thiếu tôn trọng đối với những người đã khuất.
Đối với đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết
Đồ cúng trên bàn thờ ngày Tết phải luôn được chuẩn bị đầy đủ tươm tất. Bạn cần phải chú ý đến số lượng đồ cúng như bao nhiêu chum rượu, bao nhiêu chum nước, bao nhiêu đèn dầu hay chân nến.
Ngoài ra bạn cũng cần phải chuẩn bị giấy tờ vàng bạc theo từng mùng để dùng trong ngày Tết.
Một số gợi ý trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp
Xem thêm:
Trên đây là những chia sẻ của Cmm.edu.vn về bàn thờ ngày Tết miền Bắc và những điều cần mà bạn nhất định phải để ý. Nếu thấy hay thì đừng quên Like và Share để Cmm.edu.vn có động lực mang đến những kiến thức thú vị hơn nhé.
Nếu bạn đang có nhu cầu về thiết kế phòng thờ, bàn thờ, tủ thờ đứng hay bàn thờ treo tường & chung cư, đừng ngần ngại! Hãy liên hệ ngay theo thông tin.
Bàn Thờ Tận Tâm – Không Gian Tâm Linh Người Việt
Website: banthotantam.com (click tư vấn miễn phí)
Hotline: 0824 092 666
Email: banthotantam@gmail.com
Địa chỉ: Số 211 Nguyễn Xiển, Hạ Đình, Thanh Xuân, Hà Nội.
Showroom HCM: 222 Bạch Đằng, Phường 24, Quận Bình Thạnh, TP HCM
Nhà máy sản xuất: Cốc Phong, Chí Tân, Khoái châu, Hưng Yên
Xưởng sản xuất:
CS1: Thanh Nhàn, Đồng Kỵ ,Từ Sơn, Bắc Ninh
CS2: Thôn Đại Vĩ, Liên Hà , Đông Anh, HN
Kho Hàng: Ngõ 280 Nguyễn Xiển, Thanh Xuân, Hà Nội
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp