Nếu bạn có một danh bạ doanh nghiệp trên Google Maps, hay còn được hiểu như là trang Google My Business, thì bạn có thể thực hiện các cách SEO Google Map nào để trở nên nổi bật giữa làn sóng cạnh tranh? Có nhiều cách để gia tăng thứ hạng nhanh chóng trên Google Maps…, hay thuật ngữ chính thống còn gọi là Local SEO. Nhưng không phải tất cả cách đó đều được khuyến nghị, chưa kể đến là có thể gây nguy hiểm cho việc xếp hạng doanh nghiệp của bạn.
Bạn đang xem bài: Cách SEO Google Maps để thăng hạng “thần tốc” trong năm 2022
SEO luôn là một cuộc chiến đường dài, và nên có cách tiếp cận trong dài hạn để đạt được thứ hạng bền vững. Trong trường hợp SEO Google Maps cũng vậy. Tuy nhiên thực tế thì, khách hàng chỉ muốn lên hạng thật nhanh, và họ sẵn sàng thuê dịch vụ seo để biến nó thành hiện thực.
Đối với những “khao khát mãnh liệt” như thế, vẫn có một số trường hợp đã thử và thành công (điều này không phải lúc nào cũng xảy ra, nhưng phần lớn là vậy) và có thể đẩy doanh nghiệp của bạn lên trên những kết quả đầu tiên trên bằng cách SEO Google Maps cực kỳ nhanh chóng.
Và sau đó thì tùy thuộc vào các yếu tố của trang web như độ uy tín của tên miền và thương hiệu, độ tuổi của tên miền, và độ uy tín của những backlink và trích dẫn… mà thứ hạng đó có được duy trì hay không. Không có một câu trả lời duy nhất nào cho vấn đề này cả.
Nhưng nếu bạn mục tiêu của bạn là thăng hạng nhanh chóng trên Google Maps thì hôm nay, Trung cấp nghề nấu ăn sẽ “tiết lộ” cho bạn những “bí mật” mà không phải ai cũng biết thông qua bài viết dưới đây.
Điều tuyệt vời hơn nữa, chính là: Toàn bộ những nội dùng này đều mới được cập nhật và hoàn toàn hiệu quả!
Tuy nhiên, bạn cần hiểu một điều rằng những kỹ thuật này không đảm bảo thành công 100% như bạn mong muốn, vì khi bàn đến việc tối ưu hóa thứ hạng trên Google Maps thì có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng. Nhưng nó chắc chắn sẽ làm cho doanh nghiệp của bạn đi đúng hướng để chinh phục được những vị trí cao nhất.
Vậy nên dù bạn có là một doanh nghiệp nhỏ tại địa phương hay một công ty với hàng trăm địa điểm kinh doanh, chắc chắn bạn đều sẽ áp dụng được những kỹ thuật mạnh mẽ này để thăng hạng cao hơn trên Google Map và phát triển doanh nghiệp của mình.
Hãy cùng bắt đầu nào.
Seo Google Maps (Local SEO) là gì?
SEO Google Maps, nói một cách đơn giản, có thể được hiểu như là làm Local SEO. Mục đích của Seo Google Maps là để tối ưu hóa cho sự xuất hiện của một địa chỉ doanh nghiệp nào đó khi người dùng thực hiện một truy vấn với từ khóa có liên quan đến một khu vực, hoặc địa phương nào đó, gọi là “local search”. Chẳng hạn như: học digital marketing tại tp.hcm, học seo tại sài gòn, học nấu ăn tại hà nội…
Làm để được xếp hạng cao hơn trên Google Maps?
Việc đạt được thứ hạng ở vị trí A (là vị trí cao nhất hay còn được biết đến với tên gọi “Letter A”, theo cách gọi của Google) đang nhanh chóng trở thành mục tiêu số 1 của các doanh nghiệp địa phương quy mô nhỏ. Theo những nghiên cứu gần đây về hành vi tìm kiếm địa điểm, có gần 60% lượt tìm kiếm có ý định mua hàng đối với các doanh nghiệp địa phương, và 78% lượt tìm kiếm địa điểm đã chuyển đổi thành các đơn hàng ngoại tuyến. Ngoài ra, như chúng ta đã biết là xu hướng tìm kiếm trên thiết bị di động đang trở nên bùng nổ. Kết hợp những yếu tố này lại với nhau, các doanh nghiệp đang bắt đầu dành sự ưu tiên cho việc thăng hạng trên Google Maps.
Vào năm 2015, Google đã có một cuộc cách mạng lớn trong việc thay đổi cơ chế hiển thị kết quả tìm kiếm đối với các danh bạ doanh nghiệp trên Google Maps. Google giờ đây chỉ hiển thị 3 danh bạ Google Maps trên trang chính, hay còn gọi là các vị trí A, B, C. Trước khi cập nhật vào năm 2015, Google đã từng hiển thị đến 7 kết quả, tương ứng với các vị trí từ A-G,
Nhưng khi Google Maps quyết định cắt giảm số lượng kết quả hiển thị từ 7 xuống còn 3 thì điều này đã làm cho thứ hạng tại các vị trí A, B, C trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn nằm trong top 3, thì bạn đang có được một vị trí đặc biệt trên trang chính của Google đối với các lượt tìm kiếm địa điểm có liên quan đến doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn được xếp ở vị trí D (#4) hoặc thấp hơn, thì người dùng cần phải thao tác thêm một vài cú nhấp chuột mới có thể tìm thấy bạn.
Hãy chú ý rằng dù là ở đâu thì kết quả cũng chỉ hiển thị 3 thứ hạng mà thôi, do đó, hãy nghĩ về các vị trí top 3 này như là mục tiêu số #1 cần vươn đến!
Nếu bạn chưa tạo và xác minh trang Google My Business, thì hãy tiếp tục đọc đến phần sau để được hướng dẫn cụ thể. Nếu bạn đã có danh bạ GMB rồi nhưng vẫn đang chật vật để đạt được những vị trí cao hơn, thì sau đây là 3 mẹo để doanh nghiệp được xếp hạng cao hơn trên Google Maps.
Các mẹo Local SEO khi thêm doanh nghiệp vào Google Maps
- Đưa danh mục kinh doanh vào trong tiêu đề trang GMB. Google sẽ tham khảo và xem như đây là những từ bổ nghĩa (modifiers). Bạn phải cẩn thận để không quá lạm dụng/sử dụng quá nhiều những từ bổ nghĩa này, nghĩa là không được nhồi nhét những từ hay cụm từ khóa vào trong tiêu đề.
- Sử dụng cụm từ khóa được nhắm mục tiêu trong phần mô tả danh bạ doanh nghiệp trên Google Maps.
- Đảm bảo rằng danh mục chính là danh mục có liên quan nhất đến doanh nghiệp của bạn. Có một cách để lựa chọn được danh mục phù hợp nhất đó là nhìn vào những doanh nghiệp hiện đang có thứ hạng cao nhất trên Google Maps. Ví dụ, hãy tìm cụm từ khóa mà bạn nhắm đến trên Google, chẳng hạn như “dui attorney atlanta” (luật sư biện hộ cho các trường hợp lái xe khi say rượu tại Atlanta) sau đó hãy nhìn vào những cái tên hiện đang “chiếm đóng” tại các vị trí A, B, C, và xác định xem danh mục họ đang áp dụng là gì. Dưới đây là một ví dụ để bạn có thể hình dung rõ hơn:
Bạn sẽ thấy giao diện này xuất hiện khi gõ cụm từ khóa mục tiêu vào Google, sau đó nhấp vào một trong các vị trí A, B, C trên trang kết quả địa điểm, rồi nhấp vào doanh nghiệp có có thứ hạng cao nhất. Khi bạn nhấp vào danh bạ doanh nghiệp từ cột bên tay trái, thông tin của họ sẽ xuất hiện ở cột bên tay phải. Tại đây, bạn sẽ có thể xác định xem danh mục kinh doanh chính mà họ đang sử dụng là gì.
Sử dụng ngôn ngữ schema trên trang web
Trước khi đi sâu vào nội dung này, bạn cần suy nghĩ về câu hỏi đầu tiên: “NAP là gì?”
NAP đơn giản chỉ là từ viết tắt của:
- N = Business Name (tên doanh nghiệp)
- A = Business Address (địa chỉ doanh nghiệp)
- P = Business Phone number (số điện thoại liên lạc)
Nói đến NAP, thì cũng cần phải đề cập đến trích dẫn (citation).
Vậy, “Trích dẫn là gì?”
Trích dẫn ở đây được hiểu là những nội dung đề cập đến tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại (NAP) được đăng lên trên các trang web và trang danh bạ bên ngoài.
Điểm quan trọng về NAP và trích dẫn đó là các máy tìm kiếm như Google sẽ xem xét và đánh giá các trích dẫn để xác định mức độ chính xác và liên quan của thông tin doanh nghiệp của bạn.
Bây giờ, chúng ta sẽ thảo luận về ngôn ngữ schema.
Ngôn ngữ Schema là một giao thức có cấu trúc được các “ông lớn” như Google, Yahoo & Bing áp dụng với mục đích giúp việc xác định các bộ dữ liệu nhất định trên các trang web trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể hình dung ngôn ngữ Schema đóng vai trò như là dữ liệu trực tiếp (direct data) giúp “củng cố” và làm rõ hơn các bộ dữ liệu quan trọng có trên trang web. Khái niệm dữ liệu trực tiếp này sẽ xuất hiện rất nhiều trong mảng Local SEO.
Khi mới tiếp xúc với lĩnh vực Local SEO, thì dữ liệu trực tiếp ở đây có thể xem là dữ liệu NAP – tên doanh nghiệp, địa chỉ và số điện thoại. Ngoài ra còn có nhiều bộ dữ liệu trực tiếp hoặc Schema khác trong các trang của web có thể được sử dụng tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Ví dụ, nếu bạn là một luật sư, thì trang web và chiến lược Local SEO mà công ty luật của bạn đang áp dụng có thể sử dụng những bộ dữ liệu trực tiếp dành riêng cho giới luật sư, và bạn có thể xem được chúng ở trang web của Schema tại địa chỉ https://schema.org/Attorney.
Schema bao gồm một tập hợp các “nhóm” (types), mỗi nhóm sẽ gắn liền với một tập thuộc tính (set of properties) cụ thể. Và các nhóm này sẽ được phân chia theo một hệ thống phân cấp (hierarchy). Bạn có thể xem qua toàn bộ hệ thống phân cấp của Schema, hay các bộ dữ liệu trực tiếp tại đây. Gọi là ngôn ngữ Schema nhưng thực chất bạn có thể hiểu Schema là một bộ từ vựng giúp cho máy tìm kiếm có thể “đọc hiểu” dễ dàng hơn. Bộ từ vựng Schema hiện nay gồm có 614 nhóm (types), với 902 thuộc tính (properties) và 114 giá trị liệt kê (enumeration values).
Mục đích của việc sử dụng Schema, hay bộ dữ liệu trực tiếp, chính là vì nó sẽ giúp cải thiện uy tín cho các trang trên web một cách rõ rệt, từ đó gia tăng sức cạnh tranh trong thị trường tại địa phương. Có một nguyên tắc rất nổi tiếng tên là 80/20, hay còn gọi là nguyên tắc Pareto, biểu thị rằng 80% thành công sẽ đến từ 20% hành động. Áp dụng cho trường hợp này, phần lớn các doanh nghiệp tại địa phương (chiếm 80% hoặc nhiều hơn) không hề biết Schema là gì. Thực tế thì đến thời điểm hiện tại vẫn chưa thực sự có nhiều người hiểu rõ về nó lắm. Điều này có nghĩa là, nếu trang web của bạn sử dụng ngôn ngữ Schema để miêu tả những bộ dữ liệu trực tiếp quan trọng, bạn sẽ nằm trong số ít 20% và trang web của bạn rõ ràng sẽ có uy tín mạnh mẽ hơn trong thị trường tại khu vực địa phương này. Và vì Google sẽ xem xét cả hai: trang web doanh nghiệp và trang Google My Business của bạn để quyết định thứ hạng tìm kiếm về địa điểm, nên đây là một chiến lược quan trọng và hợp lý.
7 bí quyết để thăng hạng trên Google Maps
Sau khi tìm hiểu về bức tranh tổng quan thì bây giờ, mời bạn khám phá các “chi tiết” đắt giá khi làm SEO cho Google Maps nhé.
#1 – Xác minh trang Google My Busines
Để được tìm thấy trên kết quả tìm kiếm Google Map thì việc đầu tiên mà bất kỳ doanh nghiệp địa phương nào cũng cần phải làm đó là thêm vào và xác minh doanh nghiệp của mình.
Để được hướng dẫn chi tiết cách thêm doanh nghiệp vào Google Map, bạn hãy xem qua video dưới đây nhé!
** Lưu ý: Bước này chỉ áp dụng cho các cửa hàng là các doanh nghiệp có nhiều địa điểm kinh doanh như các nhà bán lẻ, các cửa hàng nhượng quyền, các trường đại học hay các tổ chức…(tìm hiểu thêm thông tin tại đây).
Chẳng hạn như đối với chuỗi cửa hàng tạp hóa như Kroger hay Walmart, thì danh mục kinh doanh chính sẽ là “tạp hóa” (grocery). Nhưng trong các cửa hàng khổng lồ của họ, còn có các cửa hiệu dành riêng cho các sản phẩm về mắt (kính thuốc, kính áp tròng…), hiệu thuốc và có cả trạm xăng.
Mỗi cửa hiệu này đại diện cho một cơ hội cạnh tranh khi người dùng thực hiện hành vi tìm kiếm địa điểm (local search) trong danh mục cụ thể đó.
Quay trở lại với ví dụ bên trên, Cửa hiệu kính mắt Walmart sẽ là một danh bạ hợp lệ trên Google Maps vì đây là một cửa hàng nằm bên trong khu vực mà Walmart đang kinh doanh.
Walmart sẽ được phân loại là “cửa hàng tạp hóa”. Tuy nhiên, sẽ có một số danh mục kinh doanh khác được khai thác trong phạm vi của “đại siêu thị” Walmart.
Chẳng hạn như dưới đây là danh sách của các chủ thể kinh doanh (business entities) và danh mục GMB tương ứng khi bạn quan sát các kết quả tìm được đối với truy vấn “Walmart Super Center near me” (“Siêu thị Walmart ở gần tôi”, lưu ý là các kết quả dưới đây chỉ hiển thị đối với IP ở Mỹ, do Walmart có hệ thống cơ sở kinh doanh ở khu vực này).
- Business name: Walmart 2811 Supercenter
- GMB Category: Department Store
- Business name: Walmart Bakery
- Business name: Walmart Deli
- Business name: Walmart Garden Center
- GMB Category: Garden Center
- Business name: Walmart Grocery Pickup
- GMB Category: Grocery Delivery Service
- Business name: Walmart Money Center
- GMB Category: Money Transfer Service
- Business name: Walmart Pharmacy
- GMB Category: Pharmacy
- Business name: Walmart Photo Center
- GMB Category: Photo Shop
- Business name: Walmart Tires & Auto Parts
- GMB Category: Tire Shop
- Business name: Walmart Vision & Glasses
- GMB Category: Optician
Hoặc bạn có thể tham khảo thêm bản dịch để hiểu rõ hơn ý nghĩa của những danh mục này:
- Tên doanh nghiệp: Siêu thị Walmart 2811
- Danh mục GMB: Cửa hàng tạp hóa
- Tên doanh nghiệp: Tiệm bánh Walmart
- Danh mục GMB: Tiệm bánh
- Tên doanh nghiệp: Cửa hàng thực phẩm Walmart
- Danh mục GMB: Cửa hàng thực phẩm Walmart
- Tên doanh nghiệp: Cửa hàng cây cảnh Walmart
- Danh mục GMB: Cửa hàng cây cảnh
- Tên doanh nghiệp: Dịch vụ chuyển hàng Walmart
- Danh mục GMB: Dịch vụ giao nhận hàng hóa
- Tên doanh nghiệp: Cửa hàng giao dịch Walmart
- Danh mục GMB: Dịch vụ chuyển tiền
- Tên doanh nghiệp: Hiệu thuốc Walmart
- Danh mục GMB: Hiệu thuốc
- Tên doanh nghiệp: Hiệu ảnh Walmart
- Danh mục GMB: Hiệu ảnh
- Tên doanh nghiệp: Cửa hàng lốp và phụ tùng xe Walmart
- Danh mục GMB: Cửa hàng lốp xe
- Tên doanh nghiệp: Hiệu kính Walmart
- Danh mục GMB: Chuyên gia nhãn khoa
Cái tên in đậm phía trên sẽ là danh bạ được hiển thị ở vị trí cao nhất trên Google Maps trong trường hợp này. Và mỗi cái tên bên dưới sẽ thể hiện cho từng danh mục con trong danh bạ GMB có thể được khai thác. Ngoài ra, mỗi danh mục còn đại diện cho một thị trường có tính cạnh tranh tại khu vực địa lý mà người dùng đang tìm kiếm.
Bạn có thể hình dung, đây là một cơ hội không thể bỏ qua đối với các nhà bán lẻ khổng lồ. Việc phân khúc danh bạ Google Maps đối với các nhà bán lẻ và các cửa hàng có phạm vi hoạt động trong diện tích của họ có thể nhanh chóng mang lại một lợi thế cạnh tranh tại thị trường khu vực đó.
#3 – Xây dựng trích dẫn cho thị trường ngách
Có lẽ bạn sẽ thắc mắc “Trích dẫn là gì?” đúng không?
Trích dẫn ở đây chỉ đơn giản là một bản lưu trữ các thông tin NAP, bao gồm tên doanh nghiệp (name), địa chỉ (address) và số điện thoại (phone), và đôi khi có thể cũng có thêm địa chỉ URL của trang web nữa.
Google sử dụng các trích dẫn để xác minh địa chỉ doanh nghiệp của bạn. Hãy nghĩ các trích dẫn giống như là backlink trong chiến lược SEO tự nhiên vậy. Các nguồn trích dẫn càng uy tín và có liên quan đến doanh nghiệp, thìthứ hạng trên Google Maps càng được đẩy lên nhanh chóng.
Một điều lưu ý là các trích dẫn của bạn nên chi tiết, rõ ràng. Ngoài ra, hãy tìm kiếm các trang web và trang danh bạ dành riêng cho khu vực bạn đang hoạt động hoặc dành riêng cho một danh mục kinh doanh cụ thể.
Lấy ví dụ xa xôi một chút, nếu bạn là một luật sư riêng chuyên bào chữa cho những người bị tai nạn ở Atlanta, thì việc đăng tải thông tin NAP của công ty luật mình đang trực thuộc lên các nguồn dành riêng cho khu vực Atlanta hoặc dành riêng cho lĩnh vực hoạt động của bạn sẽ giúp gia tăng độ liên quan, từ đó cải thiện mức độ uy tín tổng thể về địa điểm.
Và độ uy tín của địa điểm đối với danh mục kinh doanh của bạn càng cao, thì thứ hạng trên Google Maps cũng sẽ càng “thăng tiến”.
Hãy ghi nhớ: Nguồn danh bạ có sự phù hợp (hay liên quan) càng nhiều đối với lĩnh vực kinh doanh thì càng tốt. Và trang danh bạ càng có uy tín, thì sức mạnh mà bạn có được từ trích dẫn sẽ càng lớn.
#4 – Thêm Schema Markup* cho doanh nghiệp
*Còn có tên gọi khác là Schema, hay Schema.org là một đoạn mã HTML hoặc một đoạn mã khai báo Java Script dùng để đánh dấu dữ liệu có cấu trúc (structured data).
Đến một thời điểm, bạn muốn đưa thông tin NAP của doanh nghiệp lên trang web của mình. Nhưng bạn sẽ cần trình bày địa chỉ này bằng một ngôn ngữ được gọi là Schema.
Ngôn ngữ Schema là một giao thức có cấu trúc được các “ông lớn” như Google, Yahoo & Bing áp dụng với mục đích giúp việc xác định các bộ dữ liệu nhất định trên các trang web trở nên dễ dàng hơn. Bạn có thể hình dung ngôn ngữ Schema đóng vai trò như là dữ liệu trực tiếp (direct data) giúp “củng cố” và làm rõ hơn các bộ dữ liệu quan trọng có trên trang web. Khái niệm dữ liệu trực tiếp này sẽ xuất hiện rất nhiều trong mảng Local SEO.
Bằng cách dùng Schema để trình bày thông tin NAP, bạn sẽ gửi đến Google cùng các máy tìm khác một tín hiệu tốt hơn hẳn để thông báo rằng địa điểm kinh doanh của bạn là xác đáng và có uy tín.
#5 – Nhất quán trong các trích dẫn
Bây giờ, chúng ta sẽ tìm hiểu một chút về tính nhất quán và cách loại bỏ đi sự không đồng nhất trong trích dẫn. Cũng giống như thị trường cổ phiếu sụt giảm khi giá cổ phiếu có sự biến động, thứ hạng của bạn trên trang kết quả tìm kiếm địa điểm (và cả trang kết quả tìm kiếm tự nhiên) cũng có thể bị ảnh hưởng nếu có sự thay đổi.
Các trích dẫn NAP không đồng nhất
Khi bạn có nhiều địa điểm hoặc thông tin khác nhau xuất hiện trên trang web, thì bạn đang tạo ra sự không đồng nhất với các trích dẫn NAP của mình. Chẳng hạn như một doanh nghiệp có địa chỉ là:
Bipper Media
855 Gaines School Road
Suite A
Athens, Georgia 30605
Đây chính là NAP và trích dẫn. NAP là thông tin doanh nghiệp, và trích dẫn chính là việc NAP ở trên được đăng lại ở đây trong bài viết này.
Giả sử rằng chúng ta có 10 trang danh bạ khác nhau liệt kê thông tin doanh nghiệp như trên. Nhưng rồi có 50 trang danh bạ hoặc trang web khác đăng tải NAP đó theo những kiểu khác nhau. Ví dụ, từ “Road” có thể được viết tắt thành “Rd.”, hay “Suite A” (tên của một căn hộ chung cư) có thể bị thay đổi thành “Letter A”. Những sự khác nhau nhỏ này khi trình bày NAP, xét trên quy mô lớn, đã tạo nên rất nhiều thay đổi. Và cũng giống như thị trường chứng khoán, “biến động” này có thể làm cho trang của bạn biến mất khỏi trang kết quả tìm kiếm địa điểm.
Cách hiệu quả nhất để loại bỏ đi sự không đồng nhất chính là hãy phân tích tất cả trang web mà bạn đã đăng tải trích dẫn lên đó. Đây được gọi là kỹ thuật truy ngược NAP trên Google.
Sau đây là hướng dẫn cụ thể cách làm:
- Đầu tiên hãy truy cập vào Google.
- Nhập địa chỉ doanh nghiệp – chỉ địa chỉ thôi, ví dụ như ‘855 gaines school road, suite A, athens’ (phần in nghiêng, không bao gồm dấu phẩy đơn) vào thanh công cụ tìm kiếm.
- Lướt dọc trang kết quả và xác định tất cả những nơi bạn đã đặt trích dẫn.
Khi bạn tìm thấy từng nguồn cho trích dẫn của mình rồi, hãy đi đến các trang web này để xem những trang nào bạn có thể dễ dàng cập nhật được. Một số trang có thể sẽ yêu cầu tạo tài khoản và khai báo doanh nghiệp mới cho phép thay đổi. Trong khi số khác lại có thể yêu cầu bạn liên lạc trực tiếp với trang web để yêu cầu điều chỉnh. Dù cho quy trình có là như thế nào thì bạn cũng hãy dành thời gian để xử lý tất cả những việc này và đồng bộ hóa lại toàn bộ trích dẫn NAP của mình.
Với mỗi trích dẫn mà bạn đồng bộ theo trang Google My Business (trang GMB sẽ là trang nền tảng và tất cả các trang khác phải có thông tin khớp với nó), bạn đang làm cho hồ sơ trích dẫn về mặt tổng thể trở nên đồng nhất hơn rất nhiều.
Ban đầu, bạn có thể sẽ bị choáng ngợp bởi số lượng cần phải thay đổi là quá nhiều, nhưng bạn nên bình tĩnh lại và hiểu rằng mỗi lần bạn cập nhật được một trích dẫn là đã làm cho NAP trở nên nhất quán hơn, và loại bỏ đi được sự không đồng nhất để làm gia tăng uy tín cho địa chỉ tìm kiếm của mình. Càng loại bỏ được nhiều, thì thứ hạng của bạn sẽ càng ổn định trên trang kết quả. Trong những thị trường có mức độ cạnh tranh từ thấp đến trung bình, thì yếu tố không đồng nhất có thể không ảnh hưởng quá nhiều do không có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, nhưng trong những thị trường có mức độ cạnh tranh cao tại các khu vực thành phố lớn, thì sự không đồng nhất sẽ tạo nên khác biệt giữa việc vào top 3 trên trang kết quả địa điểm hay không được người dùng nhìn thấy.
Đối với những doanh nghiệp có một lượng lớn trích dẫn cần cập nhật, thì có một số nền tảng có thể giúp thực hiện các công việc này. Chẳng hạn như, MOZ Local là một nền tảng dùng để điều chỉnh và hệ thống hóa lại hồ sơ trích dẫn, hoặc bạn cũng có thể sử dụng Yext. Tuy nhiên chi phí để sử dụng Yext có thể quá cao so với ngân sách của hầu hết các doanh nghiệp địa phương quy mô nhỏ. Nhìn chung thì cả hai đều mang đến các giải pháp tự động cho một mục tiêu “tối thượng” duy nhất – đó là loại bỏ đi sự không đồng nhất trong trích dẫn địa điểm để gia tăng thứ hạng trên Google Maps.
#6 – Tối ưu hóa trang chủ trên website
Khi tạo danh bạ cho doanh nghiệp trên Google Maps, thì một trong những trường bạn cần điền là địa chỉ URL của trang web. Khi bạn bổ sung địa chỉ URL này vào trang Google Business của mình thì bạn đang tạo ra một landing page cho danh bạ trên Google Maps, và bước này đóng một vai trò rất quan trọng trong chiến lược Local SEO tổng thể. Trang web mà bạn dùng để liên kết với danh bạ Google Maps sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến thứ hạng và độ uy tín trên trang kết quả tìm kiếm địa điểm. Google sẽ sử dụng trang web của bạn làm cở sở chính để đánh giá danh bạ Google Maps với các yếu tố như nhắm chọn từ khóa, độ tương thích với lĩnh vực kinh doanh, và độ uy tín tên miền – tất cả những tiêu chí này đều có tác động đến việc xếp hạng.
Các yếu tố quan trọng cần tối ưu hóa trên trang chủ
- Thẻ Tiêu đề / H1: Đây là thẻ meta đặt trên trang chủ và nó cần thể hiện được tên khu vực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và tên doanh nghiệp. Một ví dụ tuyệt vời trong trường hợp này: Nếu bạn gõ vào Google cụm từ “plastic surgery los angeles” (phẫu thuật thẩm mỹ tại los angeles) thì bạn sẽ thấy danh bạ của Wave Plastic Surgeons xuất hiện tại vị trí đầu tiên trên Google Maps. Và khi vào trang web của họ, bạn sẽ thấy thẻ tiêu đề / H1 như sau: Los Angeles Cosmetic Surgery – Wave Plastic Surgery in LA. Cách đặt thẻ này tuân theo mẫu: tên khu vực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh, và tên doanh nghiệp. Và vì đây là trang web đã được lựa chọn làm trang landing page cho danh bạ của họ trên Google Maps, nên Google đã truy xuất dữ liệu này và sử dụng nó để đánh giá mức độ tương thích khi quyết định thứ hạng của họ.
- Thẻ mô tả (Description tag): Sau thẻ tiêu đề, thì yếu tố quan trọng tiếp theo trong các siêu dữ liệu (metadata) trên trang chủ chính là thẻ mô tả. Tiếp tục sử dụng ví dụ của bệnh viện phẫu thuật thẩm mỹ có vị trí #1 trên Google Maps vừa đề cập, thì thẻ mô tả trên trang chủ của họ như sau: Top Asian Plastic surgeon in California with offices in Los Angeles, Irvine, Rowland Heights and Fullerton CA. Contact us today with any questions about general, cosmetic or restorative surgery! Lần nữa, hãy chú ý đến tên khu vực hoạt động và lĩnh vực kinh doanh. Tuy nhiên ở đây thì có vẻ như họ đã bỏ qua tên doanh nghiệp trong thẻ mô tả. Dù vậy nhưng họ vẫn đạt được vị trí cao nhất trên Google Maps.
- Nội dung trên trang (Onsite Content): Để hoàn tất việc tối ưu hóa cho trang chủ, và cũng là landing page cho danh bạ trên Google Maps, bạn phải tiếp tục “tăng cường” sự xuất hiện của tên khu vực hoạt động, lĩnh vực kinh doanh và tên doanh nghiệp thông qua những nội dung có trên trang chủ. Sử dụng các thẻ (tags), các từ in đậm, kết hợp cùng mật độ từ khóa là những cách làm hiệu quả để thúc đẩy thứ hạng trên Google Maps.
- NAP / Trích dẫn: Bạn phải đưa các thông tin NAP vào trang chủ để tối đa hóa sức mạnh cho danh bạ Google Maps. Bạn có thể đặt NAP ở phần lề dưới (footer) của trang web, hoặc ở thanh bên (sidebar). Thường thì NAP sẽ được đặt ở phần lề dưới để nó có thể xuất hiện ở tất cả các trang trên trang web. Một kỹ thuật quan trọng khác để tích hợp thông tin NAP vào trang đó là sử dụng Schema – một giao thức mà các công cụ tìm kiếm lớn đều sử dụng để xác định các bộ dữ liệu quan trọng; hoặc sử dụng dữ liệu trực tiếp (direct data) từ trang web chẳng hạn như địa điểm và lĩnh vực kinh doanh.
Cũng giống như chiến lược áp dụng landing page trong Google Adwords, Google sẽ phân tích landing page của mẫu quảng cáo để xác định chiến lược quảng cáo tổng thể, thì ở đây Google sẽ nhìn vào trang landing page từ danh bạ trên Google Maps để xác định mức độ tương thích và độ uy tín. Bạn càng xây dựng một trang web có uy tín cao, thì danh bạ Google Maps của bạn sẽ càng được hưởng nhiều sức mạnh từ đó.
#7 – Xây dựng các trích dẫn & backlink mạnh
Xây dựng độ uy tín cho địa điểm bằng cách trích dẫn ở nhiều nơi
Nghĩa là bạn sẽ lấy NAP (tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại và URL trang web) và đăng tải nó lên nhiều trang khác nhau.
Để thực hiện việc này một cách hiệu quả bạn có thể nhờ đến những nền tảng hay dịch vụ liên kết xuất bản. Thường họ sẽ là những nhà cung cấp dịch vụ có mối quan hệ với nhiều đối tác xuất bản lớn. Ở Việt Nam thì có thể thị trường này chưa thật sự phổ biến lắm nhưng ở thị trường nước ngoài, bạn có thể thấy những hình thức kinh doanh dịch vụ như vậy rất rộng rãi.
Một số cái tên nổi bật mà bạn có thể xem qua:
Acxiom, Neustar/Localeze, InfoGroup, Factual… đây đều là các trang thu thập và tổng hợp dữ liệu từ nhiều nơi trên Internet. Hay những trang tự sở hữu cơ sở dữ liệu cho riêng mình như Yelp, Yahoo Business Directory, Waze, Apple Maps, FourSquare…
Một mạng lưới gồm nhiều đối tác hỗ trợ đăng tải như vậy sẽ tạo ra một nền tảng mạnh mẽ không chỉ cho việc tạo ra trích dẫn để nâng cao độ uy tín của địa điểm, mà còn tạo ra backlink để nâng cao độ uy tín cho tên miền.
Đồng nhất với dữ liệu trên trang Google My Business
Yếu tố độ tương thích sẽ được thỏa mãn khi bạn đăng tải các thông tin về địa điểm của doanh nghiệp trùng khớp với danh bạ đã khai báo trên Google My Business.
Ví dụ, đây là phần khai báo thông tin NAP của một doanh nghiệp trên trang Google My Business (tên và địa chỉ doanh nghiệp):
Và đây là thông tin về thời gian hoạt động, số điện thoại, và địa chỉ URL của trang web:
Tổng hợp lại phần khai báo thông tin của doanh nghiệp này trên Google My Business, ta sẽ có:
Bipper Media – Website Design & SEO in Athens
855 Gaines School Road, Suite A
Athens, GA 30605-3215
(706) 363-0335
https://bippermedia.com
Business Hours:
Sunday / Open 24 hours
Monday / Open 24 hours
Tuesday / Open 24 hours
Wednesday / Open 24 hours
Thursday / Open 24 hours
Friday / Open 24 hours
Saturday / Open 24 hours
Nếu bạn có liên kết với các đối tác để nhờ hỗ trợ trích dẫn, thì việc quan trọng nhất đó là phải đảm bảo nội dung được trích chính xác và đồng nhất với những dữ liệu của doanh nghiệp trên trang Google My Business.
Chỉ một sự khác biệt nhỏ thôi cũng có thể làm cho độ uy tín của địa điểm bị giảm xuống vì bạn đang đưa ra những dữ liệu sai lệch, thiếu nhất quán so với những gì đã khai báo trong danh bạ Google My Business.
Các trang danh bạ ngách dành cho các doanh nghiệp địa phương
Khi bạn bắt đầu đưa thông tin NAP của doanh nghiệp xuất hiện trên nhiều nơi khác, bạn có thể làm cho độ uy tín của địa điểm gia tăng nhanh chóng bằng cách đặt các trích dẫn này lên các nguồn hoặc trang danh bạ có liên quan đến lĩnh vực mà mình đang hoạt động.
Bạn càng có nhiều trích dẫn được đăng trên các trang danh bạ ngách uy tín và có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động, thì độ uy tín mà bạn xây dựng được sẽ càng cao.
Một cách để bạn có thể tìm được những trang danh bạ ngách phù hợp với khu vực hoạt động hiện tại, đó là hãy gõ vào Google một truy vấn tìm kiếm như thế này:
Thay thế “athens” bằng tên thành phố của bạn.
Hoặc thử một vài biến thể khác, chẳng hạn như thay “business listings” thành “directory”. Sau một vài phút tìm kiếm bạn sẽ có được một danh sách các trang danh bạ doanh nghiệp có uy tín nhất tại thành phố của mình.
Hy vọng với những chia sẽ về cách seo ở trên bạn có thể áp dụng nó vào cho Maps mình để cải thiện thứ hạng nhanh nhất trong tương lai nhé. Chúc bạn thành công!
Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp