Tổng hợp

Phó Từ Là Gì? Phân Loại Phó Từ, Trạng Từ Và Trợ Từ Trong Câu

Phó từ là gì? Chức năng của phó từ và làm sao để phân biệt phó từ với trạng từ, trợ từ? Hãy cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu thêm nhé.

pho tu

Bạn đang xem bài: Phó Từ Là Gì? Phân Loại Phó Từ, Trạng Từ Và Trợ Từ Trong Câu

Advertisement

Phó từ là gì?

Trong từng ngôn ngữ phó từ có định nghĩa khác nhau, cùng Cmm.edu.vn tìm hiểu nhé.

Phó từ là gì trong tiếng Việt?

Hệ thống từ vựng Việt Nam vô cùng phong phú về cả ngữ nghĩa và về phân loại từ vựng cho nên đôi khi sẽ gây ra nhầm lẫn cho mọi người. Vậy phó từ là gì?

Advertisement

Theo SGK Ngữ văn lớp 6, phó từ là những từ ngữ phụ trong câu thường đứng sau các từ loại như danh từ, tính từ, chúng có chức năng bổ sung, giải thích ý nghĩa cho những từ nó đi kèm.

Phó từ được sử dụng khá phổ biến trong các tác phẩm văn học nhằm mang lại sắc thái của ngôn ngữ, giúp tác phẩm trở nên đặc sắc và chạm đến người đọc hơn.

Advertisement

Phó từ là gì trong một số ngôn ngữ khác

Phó từ trong tiếng Anh là gì?

Phó từ (hay còn gọi là trạng từ) trong tiếng Anh được gọi là Adverb hay viết tắt là Adv. Phó từ trong tiếng Anh thường là những từ kết thúc bằng đuôi -ly.

Ví dụ: beautifully, extremely, quickly,…

pho tu Eng

Lưu ý: Một số tính từ đặc biệt có dạng giống như dang tính từ của chúng. Ví dụ: hard, far, long,….

Phó từ trong tiếng Anh là một từ có chức năng bổ nghĩa, mô tả, giải thích cho các động từ, tính từ, một phó từ/trạng từ khác hoặc có thể bổ nghĩa cho cả một mệnh đề.

Phó từ là gì trong tiếng Trung?

Phó từ hay còn gọi là trạng từ trong tiếng Trung là những từ bổ nghĩa hạn chế về các mặt như phương thức, trình độ, thời gian, ngữ khí…cho động từ, tính từ hoặc cả câu.

Ví dụ: “非常”(Fēicháng: cực kỳ)、“马上”(Mǎshang:ngay lập tức)、“毕竟”(Bìjìng: sau tất cả)……

Phó từ là gì là tiếng Hàn?

Trong tiếng Hàn phó từ cũng có chức năng bổ nghĩa cho những từ ngữ khác và cả câu. Phó từ trong tiếng Hàn là những từ phụ đứng trước động từ, tính từ, trạng ngữ hoặc đầu câu để giúp câu rõ ràng, cụ thể hơn.

Các phó từ thường gặp như sau:
– Phó từ chỉ thời gian 어제, 오늘, 지금, 이제, 요새, 요즘, 이미, 벌써
– Phó từ chỉ tần suất 때때로, 가끔, 또, 다시, 항상
– Các phó từ thường 모두, 다, 같이, 함께, 좀, 결코
– Phó từ chỉ mức độ 아주, 매우, 어욱, 너무, 전혀, 별로, 좀

Phó từ là gì trong tiếng Nhật?

Phó từ trong tiếng Nhật là những từ thường được sử dụng để bổ nghĩa cho động từ hoặc các tính từ đuôi i, đuôi na,..

Ngoài ra, có một số phó từ có thể sử dụng để bổ nghĩa cho chính phó từ khác.

Hầu hết các trường hợp phó từ được tách ra khỏi câu đều không làm biến đổi quá nhiều ý nghĩa của câu.

Các loại phó từ

Chúng ta phân loại phó từ dựa vào vị trí của chúng trong câu, Cmm.edu.vn sẽ giới thiệu những loại phó từ và ví dụ của từng loại như sau:

  • Phó từ đứng sau tính từ và động từ:

Bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ mà nó đi kèm

Phó từ chỉ mức độ: Ví dụ: quá, rất,…

Phó từ chỉ khả năng: Ví dụ: có lẽ, có thể,…

Phó từ chỉ kết quả: Ví dụ: đi, ra,….

  • Phó từ đứng trước tính từ và động từ:

Phó từ chỉ quan hệ thời gian: Ví dụ: sắp, sẽ, chưa,….

Phó từ chỉ mức độ: Ví dụ: hơi, quá,….

Phó từ chỉ sự tiếp diễn: Ví dụ: cũng, vẫn,…

Phó từ chỉ sự phủ định: Ví dụ: không, chưa, …

Phó từ cầu khiến: Ví dụ: hãy, thôi, chớ,…

Vai trò của phó từ trong câu

Các tính từ hoặc động từ trong một vài trường hợp sẽ không thể hiện được nghĩa của mình, chính vì vậy nên chúng thường kết hợp với phó từ.

Vì vậy, vai trò chính của phó từ trong câu là bổ sung, diễn tả rõ ý nghĩa của loại từ chúng theo sau, có thể là ý nghĩa về thời gian, sự tiếp diễn, tần số và tình thái,…

  • Bạn A vẫn chưa làm xong bài tập Toán hôm nay >> Phó từ “vẫn” và “chưa” dùng để bổ sung trạng thái cho động từ ” làm bài tập Toán”. Giúp người đọc hiểu rõ rằng trạng thái “làm bài tập” của bạn A là chưa làm hoàn thành.
  • Trận mưa hôm qua lớn quá >> Phó từ “quá” thể hiện được mức độ của trạng từ “lớn”. Cho người đọc hiểu rõ được mức độ của “trận mưa hôm qua” là rất to.
  • Con chó đột nhiên sủa >> Phó từ “đột nhiên” thể hiện tình thái của danh từ “con chó”. Giúp người đọc hiểu được tình huống của “con chó” là bất chợt “sủa”

Phân biệt phó từ, trạng từ, trợ từ

  • Phân biệt phó từ với trợ từ:

Hiện tượng chuyển loại từ là hình thức ngữ pháp khá phức tạp trong tiếng Việt, sự chuyển loại giữa trợ từ với phó từ rất khó phát hiện, nên trên cơ bản khá khó để phân biệt hai loại từ này. Dưới đây là một số đặc điểm khác nhau giữa phó từ và trợ từ:

Về mặt ngữ pháp:

Phó từ luôn đứng trước hoặc sau những danh từ, trạng từ hoặc tính từ ở trung tâm của câu.

Trợ từ trong câu khá tự do: đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu. Trợ từ không quan hệ trực tiếp với bất kì thành phần nào của câu, là thành phần ċó thể lược bỏ mà không ảnh hưởng tới kết cấu ngữ pháp của câu.

Ví dụ: Hiển nhiên, bài tập đó tôi biết; Tôi biết việc đó là hiển nhiên.

Về mặt ngữ nghĩa:

Trợ từ giúp biểu lộ thái độ, sự đánh giá, cảm xúc của người nói trước thực tại được phản ánh trong cả một câu.

Phó từ bổ sung các ý nghĩa về thời gian, mức độ, phạm vi, phủ định, v.v. cho những từ chính của câu (đoản ngữ hay mệnh đề).

  • Phân biệt phó từ với trạng từ:

Trạng từ là tên gọi khác của phó từ, đều là từ loại bổ sung ý nghĩa trong câu.

Bài tập về phó từ

Cmm.edu.vn gửi đến bạn những bài tập về phó từ dưới đây, để giúp bạn hiểu rõ hơn về đặc điểm và chức năng của phó từ

  • Xác định các phó từ trong những câu sau đây :
    a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ng được.
    b) Em ăn ngay đi cho kịp giờ đi làm.
    c) Bạn Nhi vừa nấu cơm xong lúc nãy.
    đ) Em tôi cũng vừa mới đi bộ đội rồi.
  • Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm.

a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

b) Em xin vái anh cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

(Tô Hoài)

c) […] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

(Tô Hoài)

Lời giải:

  • Xác định các phó từ trong những câu sau đây :

Phó từ là những từ được tô đậm dưới đây:

a) Đêm khuya cháu vẫn cứ thổn thức không sao ng được.
b) Em ăn ngay đi cho kịp giờ đi làm.
c) Bạn Nhi vừa nấu cơm xong lúc nãy.
đ) Em tôi cũng vừa mới đi bộ đội rồi.

  • Tìm các phó từ bổ sung ý nghĩa cho những động từ, tính từ in đậm.

a) Bởi tôi ăn uống điều độ và làm việc có chừng mực nên tôi chóng lớn lắm.

(Tô Hoài)

Từ “lắm” là phó từ bổ sung cho tính từ “chóng”.

b) Em xin vái anh cả sáu tay. Anh đừng trêu vào… Anh phải sợ…

(Tô Hoài)

Từ “đừng” là phó từ bổ sung cho động từ “trêu”.

c) […] không trông thấy tôi, nhưng chị Cốc đã trông thấy Dế Choắt đang loay hoay trong cửa hang.

Từ “không” là phó từ bổ sung ý nghĩa cho động từ “trông thấy”.

Từ “đã” là phó từ từ bổ sung ý nghĩa cho từ “trông thấy”.

Xem thêm:

Thông qua bài viết trên, Cmm.edu.vn mong rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phó từ là gì? Trong cả tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Trung và tiếng Hàn. Nắm được cách phân biệt và vai trò của phó từ trong câu. Hãy Like, Share để ủng hội Cmm.edu.vn và để mọi người biết thêm về phó từ hơn nhé.

Trích nguồn: Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung
Danh mục: Tổng hợp

Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung

Cách đây 40 năm về trước, mặc dù miền Bắc XHCN khi đó đang nặng hai vai gánh cả non sông vượt dặm dài, vừa là hậu phương lớn chi viện tích cực cho các chiến trường với tinh thần thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người, vừa là tiền tuyến đánh trả cuộc chiến tranh bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo vẫn không ngừng phát triển nhằm đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu trước mắt và sự nghiệp tái thiết đất nước lâu dài sau chiến tranh. Trong bối cảnh đó và trước yêu cầu của công tác điều tra cơ bản phục vụ quy hoạch các vùng kinh tế mới,vùng chuyên canh, xây dựng các nông trường, Bộ Nông trường ( nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ) đã có Quyết định số 115 QĐ/TC ngày 05 th áng 9 năm 1968 về việc mở Lớp công nhân đo dạc - tiền thân của Trường Cao đẳng Tài nguyên và Môi trường miền Trung ngày nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button